Bạn đang ở đây

bộ luật dân sư

Có được đòi bồi thường khi bị trâu “điên” hàng xóm tấn công.

Thời gian đọc: 5 Phút
Gia súc gây thiệt hại trách nhiệm thuộc về ai? Người bị thiệt hại được bồi thường những khoản nào?

Xin chào Luật sư, gần nhà tôi có một nhà làm lò mổ trâu bò. Những năm trước đã có một số người bị trâu “điên” nhà họ húc bị thương. Khoảng thời gian trước, cháu tôi trên đường đi học về nhà bị trâu “điên” húc phải điều trị tại bệnh viện. Họ có sang xin lỗi nhưng lấy lí do họ không có lỗi mà con trâu tự xổng. Gia đỉnh chủ lò chỉ đưa nhà tôi 1 triệu đồng. Cháu tôi hiện vẫn phải nằm viện, gia cảnh nhà tôi rất khó khăn. Vậy tôi có thể đòi thêm tiền bồi thường được không? Cảm ơn luật sư. 


Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 603 BLDS năm 2015 thì trong trường hợp súc vật gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu sức vật hoặc người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại với người bị thiệt hại. Cụ thể: 

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong vụ việc này, chủ lò mổ phải có trách nhiệm nuôi nhốt, đảm bảo gia súc không nguy hiểm cho những người xung quanh. Tuy nhiên, khi gia súc xổng chuồng, chủ lò mổ đã không có biện pháp xử lý, ngăn chặn vây bắt kịp thời dẫn đến việc gia súc tấn công và làm bị thương cháu bạn. Như vậy, chủ gia súc có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại với cháu gái bạn. Về các khoản bồi thường do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cụ thể như sau: 

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Ảnh minh họa: Internet. 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, với quy định này, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu chủ cơ sở giết mổ bồi thường tiền khám chữa bệnh cho cháu bạn, tiền thu nhập của gia đình bị giảm sút do bạn và người nhà phải chăm sóc cháu, tiền bồi thường tổn thất tinh thần trong trường hợp việc tai nạn gây ảnh hưởng đến tâm lý cho cháu bạn và một số khoản tiền khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp các Bên không thống nhất đươc mức bồi thường, bạn có thể khởi kiện chủ lò mổ trâu để yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi thường thiệt hại do cháu bé bị xâm hại sức khỏe.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tặng cho nhà đất bằng miệng liệu có hợp pháp?

Thời gian đọc: 5 Phút
Hiểu thế nào về các Hợp đồng tặng cho. Làm gì để Hợp đồng tặng cho có hiệu lực? Có bắt buộc phải công chứng Hợp đồng tặng cho bất động sản?

Bố mẹ tôi để lại cho tôi một thửa đất trên có một ngôi nhà, tuy nhiên bố mẹ chỉ nói bằng miệng và không có bất kì văn bản nào ghi nhận. Liệu việc bố mẹ tôi cho bằng miệng như vậy có đúng với quy định pháp luật hay không?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

1. Điều kiện tặng cho bất động sản?

Tặng cho bất động sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng mà không có bất cứ lợi ích hay đền bù nào. Cụ thể, Điều 457 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: 

Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Đất đai năm 2013, để được tặng cho bất động sản thì người sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

+ Ngoài các điều kiện trên, trong một số trường hợp, ngoài người tặng cho có đủ điều kiện thì người được tặng cho không thuộc trường hợp cấm nhận tặng cho theo quy định của pháp luật.

Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký. Ảnh minh họa: Internet

2. Hình thức tặng cho bất động sản

Căn cứ vào khoản 1 Điều 522 Bộ Luật dân sự 2015: Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đối chiếu với quy định tại Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2015 và điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì Hợp đồng tặng cho bất động sản không chỉ cần phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung mà cần đáp ứng đầy đủ về mặt hình thức. 

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Điều 167: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

Như vậy, khi bố mẹ bạn tặng cho bạn nhà, đất thì việc tặng cho phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Nghĩa vụ trả nợ cho người đã mất đối với người nhận di sản thừa kế?

Thời gian đọc: 5 Phút
Pháp luật quy định nghĩa vụ của người hưởng thừa kế như thế nào? Người thừa kế có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của người để lại thừa kế không? Có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản không?

Khi bố tôi mất, có để lại di chúc phân chia tài sản (một ngôi nhà và một mảnh đất) cho anh em chúng tôi. Nhưng khi mở di chúc, chúng tôi mới biết là bố tôi có một khoản vay thế chấp ngân hàng 3 tỷ VNĐ. Vậy khoản vay nợ, các nghĩa vụ phải thực hiện thì cá nhân có được đưa vào di chúc để yêu cầu các thừa kế của mình thực hiện hay không? Mong nhận được ý kiến tư vấn của Luật sư.

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Về nghĩa vụ của người thừa kế đối với phần di sản được hưởng. 

Căn cứ quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người lập di chúc có quyền sau đây:

- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Đồng thời, tại Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định:

- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Theo các quy định này, người lập di chúc có quyền đưa vào di chúc yêu cầu những người hưởng thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ trả nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài sản của mình. Tuy nhiên, những người hưởng thừa kế theo di chúc chỉ có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại trong phạm vi di sản của người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Ảnh minh họa: Internet

Về trường hợp người có tên trong di chúc hoặc được chia di sản theo pháp luật từ chối nhận di sản. 

Nghĩa vụ tài sản là nghĩa vụ của người chết, không phải là nghĩa vụ của những người hưởng thừa kế. Do đó, những người hưởng thừa kế không có nghĩa mang tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết chỉ được thực hiện trong phạm vi di sản do họ để lại.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015:

- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Do đó, việc từ chối nhận di sản là quyền hợp pháp của người thừa kế. Khi đã từ chối nhận di sản thì họ sẽ không còn là người hưởng di sản thừa kế và do đó, họ sẽ không có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Các nghĩa vụ này sẽ được chuyển giao cho những người được hưởng di sản thừa kế khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích có được bồi thường không?

Thời gian đọc: 5 Phút
Có yêu cầu bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm? Các khoản tiền có thể yêu cầu bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm.

Kính chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Vào ngày 28/5/2022, tôi bị một nhóm côn đồ hành hung tại quán nước. Sau đó, những đối tượng này đã bị khởi tố hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”. Luật sư cho tôi hỏi: Là bị hại trong vụ án, tôi có quyền yêu cầu được bồi thường về tổn hại sức khỏe hay không?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu các bị can bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Bởi, hành vi phạm tội của các bị can là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tổn hại về sức khỏe của bạn.

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe,... của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ảnh minh họa: Internet

Về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

Căn cứ quy định tại Điều 590, Bộ luật dân sự 2015 thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường các khoản tiền sau:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Để có cơ sở yêu cầu những người có hành vi hành hung đối với bạn bồi thường thiệt hại, bạn cần chuẩn bị và cung cấp cho Cơ quan điều tra các tài liệu, chứng cứ về các thiệt hại bạn phải gánh chịu như: Hóa đơn viện phí, hóa đơn thuốc, hợp đồng lao động hoặc văn bản khác chứng minh thu nhập của bạn, …

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

 Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất viết tay, không công chứng, chứng thực có giá trị pháp lý không?

Thời gian đọc: 6 Phút
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có bắt buộc công chứng, chứng thực? Giao dịch không tuân thủ về mặt hình thức có thể bị tuyên vô hiệu?

Kính chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Vào tháng 12/2021, tôi có mua một thửa đất của anh A. Tuy nhiên, hai bên chỉ giao kết Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất viết tay, không công chứng, chứng thực. Tôi đã giao và anh A đã nhận đủ tiền chuyển nhượng. Anh A đã bàn giao đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi: Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất viết tay này có giá trị pháp lý không?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất không có công chứng, chứng thực là vi phạm quy định về hình thức

Căn cứ khoản 1 Điều 502 Bộ Luật dân sự 2015điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất

1.    Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

Theo như bạn trình bày, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và anh A là giấy mua bán viết tay không có công chứng, chứng thực. Như vậy, giao dịch chuyển nhượng này không tuân thủ quy định về hình thức. 

Căn cứ quy định tại Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Ảnh minh họa: Internet

Thứ hai, về hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất 

Theo như bạn trình bày cho thấy, bạn và anh A đều đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. 

Bên chuyển nhượng, anh A đã thực hiện được 2/3 nghĩa vụ của bên chuyển nhượng trong giao dịch. Bên A đã bàn giao đất và giấy tờ nhà đất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc) cho bạn. Tuy nhiên, Bên A chưa thực hiện việc sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn là chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Bên nhận chuyển nhượng, bạn đã thực hiện 100% nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng trong giao dịch. Bạn đã thanh toán toàn bộ số tiền chuyển nhượng cho bên chuyển nhượng là Bên A.

Như vậy, các bên trong giao dịch đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Có đủ căn cứ để công nhận hiệu lực của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và anh A.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giả tạo có bị vô hiệu không?

Thời gian đọc: 6 Phút
Ký kết hợp đồng mua bán đất nhằm che giấu quan hệ vay tiền có bị vô hiệu không? Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng giả tạo?

Kính chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Ngày 01/2/2022, tôi có vay anh A số tiền là 500.000.000 đồng. Để làm tin cho việc vay tiền, anh A có yêu cầu tôi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang tên thửa đất của tôi cho anh A tại Văn phòng công chứng. Vậy trong trường hợp này, tôi có thể yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên vô hiệu hay không? Xin cảm ơn luật sư! 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, về mục đích của việc xác lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mục đích khi xác lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hai bên chính là việc đảm bảo thanh toán số tiền nợ là 500.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng).

Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ, các bên có thể áp dụng các biện pháp sau: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản. Như vậy, việc xác lập một hợp đồng chuyển nhượng tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ là hoàn toàn không đúng mục đích của hai bên.

Thứ hai, về việc yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu

Theo như bạn trình bày, bạn có vay của anh A số tiền 500.000.000 đồng. Để làm tin cho việc vay tiền, anh A có yêu cầu bạn ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Văn phòng công chứng.

Như vậy, bản chất đây là quan hệ vay tài sản. Hai bên đã xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm che giấu đi quan hệ vay tài sản.

Căn cứ quy định tại Điều 124, Bộ Luật dân sự 2015:

Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Hợp đồng giả tạo được hiểu là các bên xác lập giao dịch dân sự nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác. Ảnh minh họa:Internet. 

Như vậy, chỉ cần bạn có thể chứng minh được rằng mục đích của bạn khi xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ cho anh A, chứ không phải nhằm mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó thì hoàn toàn có thể yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng trên là vô hiệu. Theo quy định của pháp luật, thì giao dịch chuyển nhượng (giao dịch giả tạo) vô hiệu, giao dịch vay tài sản (giao dịch bị che giấu) vẫn có hiệu lực.

Thứ ba, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Theo quy định tại Điều 132 Bộ Luật dân sự 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là: 

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Theo quy định của pháp luật, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp này không bị hạn chế. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Vay tiền có điều kiện mà không trả coi chừng đi tù

Thời gian đọc: 6 Phút
Khi người quen vay tiền cố tình không trả thì người cho vay cần làm gì để lấy lại số tiền? Trường hợp nào người vay tiền có thể phải chịu trách nhiệm hình sự?

 Thưa luật sư, thời gian qua tôi có cho người bạn vay 100.000.000 đồng để làm ăn, người bạn này hứa và cam kết với tôi trong thời hạn 01 năm sẽ trả toàn bộ nợ gốc và nợ lãi cho tôi. Tuy nhiên, đến hẹn trả nợ người bạn này liên tục tắt máy không nghe máy tôi đến nhà thì bỏ đi không tiếp tôi. Tôi được biết quá trình làm ăn của người bạn này rất thành công có tiền đầu tư vào nhiều công việc khác và có mua xe ô tô đi lại. Vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi có lấy lại được tiền từ người bạn này hay không? Tôi phải làm gì để lấy lại số tiền? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo nội dung bạn trình bày chúng tôi nhận thấy người bạn của bạn có dấu hiệu thực hiện hành vi “Lạm dụng chiếm đoạt tài sản” của bạn. Cụ thể, Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có đủ điều kiện trả nợ nhưng đến thời hạn cố tình trốn tránh không trả nợ là hành vi cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Ảnh:Internet.

Như vậy, có thể thấy người bạn của bạn đã có hành vi khi đến thời hạn trả nợ cho bạn tuy có điều kiện trả nợ nhưng cố tình thực hiện các hành vi nhằm không trả nợ cho bạn và hành vi này đủ yếu tố để cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Do đó, để đòi được lại số tiền căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, bạn có thể làm đơn tố giác tới Cơ quan Cảnh sát điều tra nơi người bạn của bạn cư trú hoặc nơi các bạn thực hiện giao dịch vay tiền để được giải quyết theo quy định pháp luật.

Trường hợp Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền giải quyết vụ việc ban hành Văn bản có nội dung vụ việc không có dấu hiệu tội phạm, không khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì căn cứ theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bạn có thể làm đơn khởi kiện người bạn để đòi lại được số tiền. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc là Tòa án nơi người bạn của bạn cư trú hoặc Tòa án diễn ra hoạt động bạn cho người bạn vay tiền. Vụ việc sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn


 

Ném đá vào phương tiện trên đường cao tốc có thể đi tù?

Thời gian đọc: 8 Phút
Chế tài nào dành cho các đối tượng ném đá vào phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Chủ phương tiện có thể yêu cầu người ném đá bồi thường thiệt hại những khoản chi phí nào?

Chào luật sư, tôi là lái xe đường dài và thường xuyên di chuyển trên các đoạn đường cao tốc. Ở một số đoạn cao tốc, xe tôi đang di chuyển tốc độ cao bị các đối tượng lạ mặt ném đá vào xe rất nguy hiểm. Tôi muốn biết các đối tượng ném đá và ô tô có chịu trách nhiệm gì về hành vi của họ? 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý :

- Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017;

- Bộ Luật Dân sự năm 2015;

- Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 

Thực tế hiện nay, hành vi ném đá vào phương tiện di chuyển trên đường cao tốc dần trở thành vấn nạn. Đây là một hành vi vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây hư hỏng tài sản, xe cộ của chủ phương tiện mà có thể nguy hiểm  đến sức khỏe, tính mạng của người trên phương tiện. 
Ném đá vào phương tiện đnag di chuyển là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về nguyên tắc giao thông đường bộ. Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm người thực hiện hành vi ném đá vào phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về dân sự do cố ý gây hư hỏng tài sản của người khác. 

Về xử phạt hành chính. 

Theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đối với hành vi ném đá vào phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ có thể bị xử phạt hành chính. Theo đó: 

7. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.

Về xử lý hình sự. 

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người có hành vi ném đá vào phương tiện tham giao giao thông có thể bị chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: 

Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm người thực hiện hành vi ném đá vào phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: Internet. 

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng,tài sản là di vật cổ hoặcvật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá  dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Về trách nhiệm dân sự 

Chủ phương tiện tham gia giao thông bị ném đá có thể yêu cầu đối tượng bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể: 

Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Ngoài ra, trong trường hợp hành vi ném đá gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tình mạng của người tham gia giao thông, họ có thể yêu cầu người ném đá bồi thường các chi phí do sức khỏe bị xâm phạm. Theo Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015: 

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Em trai hành hung các chị gái, chiếm đất bố mẹ để lại

Thời gian đọc: 1 phút
Chương trình VTV Cab ON và phát thanh trực tiếp trên 91.COM.VN sáng 8/4/2022 nhận được câu hỏi của về vấn đề tranh chấp đất đai của các anh chị em trong gia đình cô X. Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Hồng Bách và Cộng sự, có những tư vấn, chia sẻ nhằm giải quyết các vướng mắc của cô X .

Bố lập di chúc để lại cho các anh, chị, em với thể hiện nội dung các con cùng nhau quản lý phần diện tích đất thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, người em trai có hành vi đánh đập, đe dọa các anh chị để đòi phần đất này. Quan điểm của Luật sư Nguyễn Hồng Bách về trường hợp này như thế nào?

Xin mời quý khách hàng xem phần trình bày của Luật sư Nguyễn Hồng Bách tại Chương trình VTV Cab ON và phát thanh trực tiếp trên 91.COM.VN sáng 8/4/2022. 

Đã lập di chúc cho con nhà và đất, nay có được bán?

Thời gian đọc: 6 Phút
Thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc được luật quy định như thế nào? Tài sản đã được lập di chúc liệu có được chuyển nhượng?

Kinh chào Luật sư! Tôi có câu hỏi như sau: Năm 2018, vợ chồng tôi lập di chúc cho các con toàn bộ nhà đất của mình; tuy nhiên kinh tế của vợ chồng tôi đang gặp khó khăn. Lúc này vợ chồng tôi có được quyền bán một phần nhà đất đó hay không?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Luật Đất đai 2013 cho phép người sử dụng đất thực hiện chuyển quyền sử dụng trong đó có quyền để lại thừa kế với quyền sử dụng đất. 

BLDS 2015 quy định hiệu lực của di chúc như sau: 

Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.    

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Như vậy, di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi người có tài sản chết. Người lập di chúc chưa chết đồng nghĩa quyền thừa kế chưa được phát sinh, di chúc chưa có giá trị pháp lý. Quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản vẫn thuộc về người lập di chúc.  

BLDS 2015 cũng có phép người lập di chúc có quyền:

Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

Từ các cứ trên, dù đã lập di chúc nhưng ông bà vẫn là chủ sử dụng của thửa đất và hoàn toàn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do đất và nhà là tài sản chung của hai vợ chồng nên khi thực hiện việc chuyển nhượng phải có sự đồng ý của vợ và chồng. Khi thực hiện việc chuyển nhượng, ông bà không cần phải hủy bản di chúc đã viết bởi theo quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 643 BLDS 2015: 

Điều 643. Hiệu lực của di chúc

3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Việc chuyển nhượng đất cần đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Một lưu ý cho ông bà là cần xem xét thửa đất đang sử dụng có được coi là tài sản chung của hộ gia đình không? Trong trường hợp là tài sản chung, việc chuyển nhượng cần có sự đồng ý, thống nhất hoặc ủy quyền của tất cả các thành viên trong gia đình

Bộ luật Dân sự 2015 quy định chi tiết về vấn đề này như sau:

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Như vậy, trường hợp nhà và đất là tài sản chung của hai vợ chồng ông thì dù đã lập di chúc, hai vợ chồng hoàn toàn có quyền chuyển nhượng tài sản. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn