Bạn đang ở đây

Luật Hồng Bách

Bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật do Bộ GD&ĐT ban hành

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 31/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 48/2021/TT-BGDĐT về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành về chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên.

Theo nội dung Thông tư số 48/2021/TT-BGDĐT, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và Thông tư liên tịch ban hành về chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên.

Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

1. Thông tư liên tịch số 09/2000/TT-LT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 4 năm 2000 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 239/1999/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi khoản a Điều 1 của Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.

2. Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thông tư số 48/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành về chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên

3. Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ về học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015.

4. Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

5. Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 - 2021.

Thông tư số 48/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư số 48/2021/TT-BGDĐT tại đây:

Trình tự chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC

Thời gian đọc: 2 Phút
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 119/2021/TT-BTC ngày 23/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 83/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 08 năm 2018 của bộ trưởng bộ tài chính hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Theo nội dung Thông tư 119/2021/TT-BTC, Sửa đổi, bổ sung Điều 10: “Trình tự chuyển giao” như sau: 

Thứ nhất, sửa đổi khoản 5 như sau:

Hồ sơ chuyển giao được doanh nghiệp gửi các bên có liên quan sau khi ký Biên bản chuyển giao, cụ thể:

- 01 bộ Hồ sơ gửi Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 01 bộ Hồ sơ gửi SCIC;

- 01 bộ Hồ sơ lưu tại doanh nghiệp;

- 01 bộ Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thông tư số 119/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính : Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 83/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.

Thứ hai, sửa đổi khoản 6 như sau:

Khi hoàn tất việc chuyển giao, SCIC gửi Biên bản chuyển giao cho bên giao (01 bản), doanh nghiệp (01 bản) và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (01 bản).

Thông tư 119/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 119/2021/TT-BTC tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Phạt cao nhất 70 triệu đồng nếu sản xuất, lắp ráp, bán biển số phương tiện giao thông

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 28/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Nghị định 123/2021/NĐ-CP áp dụng cho các đối tượng:

- Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, người có thẩm quyền xác định cụ thể việc xử phạt đối với tổ chức, cá nhân để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.

Theo nội dung Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi Điều 29 “Xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép” như sau:

Một là,  phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hai là, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Ba là,  ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép.

Bốn là, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 123/2021/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể bị phạt đến 30 triệu đồng nếu không đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 28/12/2021,Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Nội dung Nghị định số 124/2021/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 18 “Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm" như sau:

Một là, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Hai là, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nghị định số 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Ba là, phạt  tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất..

Nghị định số 124/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 124/2021/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa

Thời gian đọc: 5 Phút
Ngày 22/12/2021, Bộ trưởng Bộ Giao Thông vận tải ban hành Thông tư 36/2021/TT-BGTVT quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.

Thông tư 36/2021/TT-BGTVT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.

Theo nội dung Thông tư 36/2021/TT-BGTVT thì tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa được quy định như sau:

Thứ nhất, tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia được xác định theo các tiêu chí chủ yếu sau:

- Loại đường thủy nội địa phục vụ quản lý;

- Vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa;

- Trọng tải phương tiện thủy hoạt động thực tế trên luồng đường thủy nội địa;

- Cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa.

Thứ hai, việc xác định tần suất khảo sát định kỳ đối với luồng đường thủy nội địa quốc gia theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm, được xác định cụ thể theo tiêu chí chính quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Thứ ba, tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia, gồm:

- Tần suất khảo sát 01 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt từ 85 điểm trở lên;

- Tần suất khảo sát 03 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt từ 70 điểm đến dưới 85 điểm;

- Tần suất khảo sát 05 năm/lần đối với luồng có tổng số điểm chấm đạt dưới 70 điểm;

- Tần suất khảo sát lớn hơn 05 năm/lần đối với trường hợp luồng đường thủy nội địa quốc gia có tổng số điểm chấm theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này nhưng là luồng đường thủy nội địa trên vùng hồ, đầm phá, vụng, vịnh, khu vực luồng ổn định có độ sâu lớn do Bộ Giao thông vận tải quyết định theo đề nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.

- Tần suất khảo sát nhỏ hơn 01 năm/lần đối với trường hợp luồng, đoạn luồng đường thủy nội địa quốc gia khác tại khu vực cửa sông hoặc các khu vực bị bồi, xói lớn. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam căn cứ vào tính chất, quy mô, phạm vi, vai trò của luồng đường thủy nội địa đối với vận tải thủy nội địa báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định tần suất khảo sát.

Thông tư số 36/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định công tác khảo sát luồng đường thủy nội địa.

Thứ tư, đối với luồng đường thủy nội địa địa phương, trên cơ sở tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Giao thông vận tải căn cứ thực tế, xây dựng tiêu chí đánh giá trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa địa phương.

Thứ năm, đối với luồng đường thủy nội địa chuyên dùng, tổ chức, cá nhân có luồng đường thủy nội địa chuyên dùng quyết định tần suất khảo sát nhưng tối đa không quá 05 năm/lần.

Thứ sáu, đối với vùng nước cảng thủy nội địa, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải theo phạm vi quản lý quyết định tần suất khảo sát vùng nước cảng thủy nội địa tối đa không quá 05 năm/lần và chỉ đạo chủ cảng thủy nội địa tổ chức khảo sát vùng nước cảng thủy nội địa để đảm bảo an toàn cho phương tiện thủy nội địa ra, vào cảng thủy nội địa.

Thứ bảy, định kỳ 05 năm một lần vào Quý III của năm cuối trong kỳ hoặc căn cứ vào nhu cầu thực tế, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cập nhật, bổ sung, tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục tần suất khảo sát định kỳ luồng đường thủy nội địa quốc gia cho kỳ tiếp theo. Hồ sơ trình danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa bao gồm:

- Tờ trình đề nghị công bố danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa;

- Danh mục khảo sát luồng đường thủy nội địa, gồm: tên luồng (đoạn luồng), tỷ lệ bình đồ, tần suất khảo sát;

- Bảng đánh giá, chấm điểm xác định tần suất khảo sát theo quy định tại khoản 3 Điều này;

- Các nội dung khác liên quan (nếu có).

Thông tư 36/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/03/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 36/2021/TT-BGTVT tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Điều kiện hoạt động về vật chất của cơ sở cai nghiện ma túy công lập

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Nghị định 116/2021/NĐ-CP áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.

Theo nội dung Nghị định 116/2021/NĐ-CP thì điều kiện hoạt động về vật chất của cơ sở cai nghiện ma túy công lập được quy định như sau:

Cơ sở cai nghiện ma túy công lập (sau đây gọi tắt cơ sở) phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau: 

Một là, cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, tiếp cận cơ sở y tế; có điện, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt; có tường bao, biển tên cơ sở. 

 
Nghị định số 116/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

Hai là, cơ sở vật chất:

- Diện tích đất tự nhiên cho 01 đối tượng: 80 m/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 mở/đối tượng ở khu vực miền núi;

- Diện tích phòng ở bình quân 06 mở/đối tượng; đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân 08 mở/đối tượng.

 Ba là, cơ cấu khối công trình của cơ sở cai nghiện gồm: 

- Khối hành chính, quản trị gồm: khu làm việc, hội trường, phòng ở của nhân viên; 

-  Khối nhà ở của người cai nghiện: tổ chức các khu riêng biệt theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 35 Luật Phòng, chống ma túy; 

-  Khối đơn vị chức năng gồm: y tế, giáo dục, trị liệu tâm lý, nhà thăm gặp thân nhân, khu vực lao động trị liệu, lao động sản xuất (nếu có); 

- Khu vực nhà ăn, bếp và kho; 

- Sân chơi, tập thể thao phải có diện tích tối thiểu bằng 25% tổng diện tích sử dụng của cơ sở.

Bốn là, các tiêu chuẩn chuyên môn khác: 

- Các công trình xây dựng, trang thiết bị phải bảo đảm cho người nghiện ma túy là người khuyết tật và người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tiếp cận và sử dụng thuận tiện, an toàn, đáp ứng các điều kiện về môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; 

- Cơ sở phải bảo đảm các tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng đối với người cai nghiện; bảo đảm cho người cai nghiện được tiếp cận về văn hóa, thể dục, thể thao và giải trí phù hợp với truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của đối tượng.

Nghị định 116/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 116/2021/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập lấy từ đâu?

Thời gian đọc: 5 Phút
Ngày 22/12/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 117/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Theo nội dung Thông tư 117/2021/TT-BTC, nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:

Thứ nhất, đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Sử dụng từ nguồn tài chính hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP , Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP.


Thông tư số 117/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Thứ hai, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:

Theo đó, kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP , Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP , trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này, được thực hiện như sau:

- Đối với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/201/NĐ-CP: Đơn vị sử dụng từ nguồn tài chính hợp pháp theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP , Nghị định số 113/2018/NĐ-CP và Nghị định số 143/2020/NĐ-CP Ngân sách nhà nước không hỗ trợ riêng cho nhiệm vụ này.

- Đối với các đối tượng còn lại:

+ Đơn vị sử dụng nguồn tài chính hợp pháp theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công để chi trả cho các chế độ sau:
Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho các đối tượng hưởng chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, đối tượng hưởng chính sách thôi việc ngay theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, đối tượng hưởng chính sách thôi việc sau khi đi học nghề quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;

 Hỗ trợ nguyên tiền lương tháng hiện hưởng, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề tối đa là 06 tháng, trợ cấp kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng đối với các đối tượng tinh giản biên chế hưởng chính sách thôi việc sau khi đi học nghề theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

- Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại theo nguyên tắc:

+ Đối với đối tượng người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý do ngân sách trung ương đảm bảo, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị sự nghiệp.

+ Đối với các đối tượng người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và được bố trí từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đã bố trí trong dự toán ngân sách của đơn vị.

Thông tư  117/2021/TT-BTC  có hiệu lực từ ngày 10/02/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 117/2021/TT-BTC tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Lập di chúc như thế nào? Tại sao phải lập di chúc?

Thời gian đọc: 6 Phút
Theo Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là ý chí của riêng người để lại tài sản mà không phụ thuộc vào các cá nhân khác.

Xin chào Luật sư, hiện tại do tuổi đã cao, nhà đông con nên trong lúc còn khỏe mạnh minh mẫn, bản thân tôi muốn lập di chúc để phân chia tài sản cho các con, cháu sau khi mất.

Tuy nhiên, tôi chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này, xin hỏi Luật sư khi tôi lập di chúc thì có cần chữ ký của tất cả các con không? Mong các Luật sư giải đáp thắc mắc này cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các vấn đề về khái niệm, điều kiện và quyền của người lập di chúc đã được quy định rất rõ trong các Điều 624, Điều 625, Điều 626 và Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, di chúc là ý chí của riêng người để lại tài sản mà không phụ thuộc vào các cá nhân khác (Điều 624 BLDS). Về người lập di chúc, Điều 625 BLDS khẳng định người đã thành niên có toàn quyền định đoạt tài sản của mình. Không chỉ vậy, về quyền của người lập di chúc, Điều 626 BLDS nêu rõ các quyền như sau:

- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Đồng thời, trong khi lập di chúc, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS).

Thứ hai, tại Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có thể lập bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Theo đó, di chúc chỉ có chữ ký của người khác trong các trường hợp sau:

- Di chúc miệng, di chúc trong trường hợp này chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn các điều kiện nêu tại khoản 5 Điều 630 BLDS. Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, sau đó trong vòng 05 ngày sau di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Do đó, trong trường hợp này, di chúc sẽ có chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng và xác nhận chữ ký của người làm chứng do cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên thực hiện.

- Trường hợp di chúc được lập bằng văn bản có người làm chứng. Căn cứ vào các quy định tại Điều 632 BLDS 2015, thì khi người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, di chúc được lập sẽ cần cả chữ ký của người lập di chúc và ít nhất 02 người làm chứng.

Ngoài ra, về điều kiện của người làm chứng đã được quy định rất rõ trong Điều 634 BLDS, theo đó mọi người đều có quyền làm chứng trong trường hợp này, chỉ trừ những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 644 BLDS quy định về người thừa kế theo di chúc, Điều 651 BLDS quy định về người thừa kế theo pháp luật, thì trong trường hợp này con cái của người lập di chúc không có quyền làm chứng đồng thời ký vào di chúc của cha mẹ mình.

Như vậy, từ các căn cứ trên, có thể thấy khi bạn lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả con cái, hay nói cách khác, khi bạn lập di chúc thì không cần phải có sự đồng ý của các con. Việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn dự vào ý chí của bạn. Đồng thời trong mọi trường hợp di chúc của bạn cũng không cần có chữ ký của các con.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, Luật Hồng Bách chúc bạn và gia đình sức khỏe, bình an!

Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Đại diện Đàm phán pháp lý

Thời gian đọc: 5 Phút
Đàm phán là một quá trình từ chuẩn bị kế hoạch hành động đến trực tiếp làm việc giữa các bên, trên tinh thần thiện chí, hợp tác và đi đến sự đồng thuận, cân bằng lợi ích giữa các bên.

1. Thế nào là đàm phán?

Đàm phán là một quá trình từ chuẩn bị kế hoạch hành động đến trực tiếp làm việc giữa các bên, trên tinh thần thiện chí, hợp tác và đi đến sự đồng thuận, cân bằng lợi ích giữa các bên. Về cơ bản việc đàm phán pháp lý bao gồm 02 loại. Trong đó:

Đàm phán thiết lập quan hệ hợp đồng: Là việc đối thoại, thương lượng giữa các bên nhằm mục đích đi đến một thỏa thuận chung phục vụ nhu cầu của các bên tham gia đàm phán hướng tới. Trong giai đoạn đàm phán, mặc dù chưa phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý giữa các bên nhưng thông qua đó có thể thu thập, xác minh thêm các thông tin cần thiết phục vụ cho giao dịch.

Đàm phán là một quá trình từ chuẩn bị kế hoạch hành động đến trực tiếp làm việc giữa các bên, trên tinh thần thiện chí, hợp tác và đi đến sự đồng thuận, cân bằng lợi ích giữa các bên.

Đàm phán giải quyết tranh chấp hợp đồng: Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau thảo luận, dàn xếp để tháo gỡ những phát sinh mà không cần đến phán quyết của Cơ quan có thẩm quyền.

2. Tại sao cần được Luật sư tư vấn và thay mặt đàm phán?

Xuất phát từ việc đàm phán là tiền đề để các bên ký kết Hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp, người đàm phán phải hội tụ các tiêu chí tiên quyết như: năng lực, uy tín cá nhân, sự hiểu biết, lòng tự tin, khả năng thuyết phục, tính kiên nhẫn, biết chuẩn bị kế hoạch đàm phán và vận dụng khéo léo các chiến thuật đàm phán và biết cách thích ứng với tùng chiến thuật của đối phương.

Luật Hồng Bách với đội ngũ Luật sư nhạy bén và bề dày kinh nghiệm sẽ thay mặt, đại diện cho Quý Khách hàng trong việc đàm phán nhằm mang lại quyền lợi tối ưu trong vụ việc. Với nguyên tắc xuyên suốt và nhất quán, khi tiếp nhận yêu cầu, mong muốn của Quý Khách hàng, Luật Hồng Bách luôn phân tích, bóc tác chi tiết vụ việc, đánh giá những điểm thuận lợi và bất lợi của mỗi bên qua đó Luật Hồng Bách xây dựng chi tiết kế hoạch đàm phán để cùng thống nhất với Quý Khách hàng trước khi triển khai thực hiện.

3. Dịch vụ tư vấn, đàm phán pháp lý của Luật Hồng Bách

Luật Hồng Bách luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ đàm phán mọi vấn đề về pháp lý cho Quý Khách hàng bao gồm nhưng không giới hạn bởi các dịch vụ pháp lý sau:

- Nghiên cứu hồ sơ: từ các hồ sơ Quý Khách hàng cung cấp; luật sư sẽ đánh giá tư cách pháp lý của đối tác và và Quý Khách hàng của mình;

- Phối hợp, trực tiếp tiến hành xác minh, thu thập các tài liệu chứng cứ tại các cá nhân, tổ chức có liên quan;

- Thay mặt, đại diện Quý Khách hàng tiến hành đàm phán với bên đối tác. Với sự tham gia của luật sư có thể giúp hai bên thương lượng có hiệu quả hơn

- Phác thảo hợp đồng: Kết thúc quá trình đàm phán, luật sư sẽ cùng với Quý Khách hàng tiến hành trao đổi. Luật sư sẽ dựa trên biên bản ghi nhận kết quả quá trình đàm phán để soạn thảo hợp đồng. Những điều khoản nào hai bên đồng ý thì chốt lại, vấn đề nào chưa thỏa thuận được thì tiếp tục bàn bạc làm rõ.

- Ký kết hợp đồng: Sau khi thống nhất tất cả các điều khoản thỏa thuận giữa 2 bên, luật sư soạn thảo hợp đồng chính thức, hai bên sẽ cùng ký kết hợp đồng.

- Về đàm phán giải quyết tranh chấp hợp đồng: khi thực hiện hợp đồng xảy ra xung đột về quyền và nghĩa vụ các bên, luật sư nghiên cứu đánh giá tranh chấp, mức độ lỗi, điểm mạnh điểm yếu, vị thế của các bên từ đó đàm phán thỏa thuận phương án bảo đảm tối đa quyền và lợi ích của Quý Khách hàng.

Quý Khách hàng cần tư vấn và sử dụng dịch vụ Đàm phán của Công ty chúng tôi Qúy khách có thể liên hệ với Công ty chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Luật sư Tranh tụng

Thời gian đọc: 5 Phút
Tranh tụng được hiểu là các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng có quyền và lợi ích đối lập nhau trong vụ án.

1. Tranh tụng là gì?

Tranh tụng được hiểu là các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng có quyền và lợi ích đối lập nhau trong vụ án. Hiện nay, hoạt động tố tụng được diễn ra tại các Cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm trọng tài thương mại (gọi chung là cơ quan tài phán). Khi tham gia tố tụng, các bên đưa ra các tài liệu, chứng cứ nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mình, đồng thời phản bác, luận điểm, tài liệu của phía bên đối tụng. Hoạt động tranh tụng này được thực hiện dưới sự điều khiển, quyết định của những người đại diện Cơ quan tài phán.

2. Tại sao hoạt động tranh tụng cần có sự tham gia của Luật sư?

Do mang tính chất đặc thù, các chủ thể tham gia tố tụng và chủ thể tiến hành tố tụng cùng nhau xác định sự thật khách quan trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu và đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan. Để có thể tìm ra chân lý, xác định sự thật khách quan thì các chủ thể tham gia phải phát huy tính chủ động, tích cực, linh hoạt trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ, tài liệu. Tất cả các hoạt động này đòi hỏi phải được thực hiện bởi Luật sư có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện hiệu quả các công việc.

Trong đó, Luật Hồng Bách với đội ngũ luật sư uy tín, có bề dày kinh nghiệm, trực tiếp giải quyết thành công rất nhiều các vụ án phức tạp trong các lĩnh vực khác nhau đã và đang mang lại hiệu quả và sự hài lòng cho mỗi Quý Khách hàng. Trên cơ sở nghiên cứu chi tiết hồ sơ vụ việc, chủ động thu thập tài liệu, chứng cứ kết hợp với các quy định của pháp luật Luật Hồng Bách luôn xây dựng chi tiết các kế hoạch hành động và phương thức giải quyết vụ việc cụ thể, đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp của Quý Khách hàng.

3. Dịch vụ Luật sư – Tranh tụng của Luật Hồng Bách gồm những gì?

Với sự tận tâm, mẫn cán và luôn đặt mình vào vị trí của Quý Khách hàng, Luật Hồng Bách tự tin rằng Quý Khách hàng sẽ được bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của mình khi Luật sư tiếp cận và xử lý vụ việc bằng các nghiệp vụ như:

-    Nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ việc do Quý Khách hàng cung cấp;

-    Tư vấn pháp lý liên quan đến nội dung yêu cầu của Quý Khách hàng;

-    Tư vấn, soạn thảo công văn trao đổi, phúc đáp với Bên thứ ba;

-    Đại diện Quý Khách hàng gặp mặt, làm việc trực tiếp với Bên thứ ba;

-    Soạn thảo hồ sơ khởi kiện theo yêu cầu của Quý Khách hàng;

-    Soạn thảo các văn bản cần thiết phục vụ quá trình tố tụng;

-    Đại diện Quý Khách hàng, tham gia tố tụng tại Toà án với tư cách Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý Khách hàng trong quá trình hòa giải, xét xử vụ án;

-    Chủ động liên hệ, làm việc trực tiếp với các cá nhân tổ chức có liên quan để thu thập tài liệu chứng cứ;

-    Hỗ trợ Quý Khách hàng làm thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm tại Toà án;

-    Luật sư bào chữa cho bị cáo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự;

Trường hợp Quý Khách hàng cần thêm thông tin chi tiết các Dịch vụ pháp lý của Công ty về những vấn đề Tranh tụng, xin vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn