Bạn đang ở đây

Luật Hồng Bách

Sửa đổi quy định về hồ sơ thẩm định, chấp thuận khoản vay nước ngoài của DN NN giữ 50% vốn điều lệ

Thời gian đọc: 5 Phút
Ngày 14/02/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 09/2022/TT-BTC sửa đổi Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ kèm theo Thông tư 153/2014/TT-BTC ngày 20/10/2014.

Theo nội dung Thông tư 09/2022/TT-BTC, sửa đổi Điều 5 quy định về hồ sơ thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài, đơn cử như: 

Hồ sơ để Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu cung cấp bao gồm:

1. Công văn của cơ quan đại diện chủ sở hữu đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trong đó, thuyết minh cụ thể về các nội dung:

- Việc đáp ứng các điều kiện thẩm định, chấp thuận chủ trương khoản vay nước ngoài quy định tại Điều 4 Quy chế này;

- Ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với sự cần thiết của khoản vay nước ngoài, khả năng cân đối vốn đối ứng của doanh nghiệp, khả năng trả nợ khoản vay nước ngoài, năng lực tài chính của doanh nghiệp.

2. Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương khoản vay nước ngoài, bao gồm các nội dung:

- Mục đích vay;

- Các điều kiện chính của khoản vay nước ngoài: Giá trị khoản vay nước ngoài, đồng tiền nhận nợ, thời hạn vay, lãi suất và các khoản phí có liên quan đến khoản vay nước ngoài, phương thức trả nợ, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ;

- Các điều khoản và các điều kiện cơ bản khác liên quan đến khoản vay nước ngoài (nếu có);

- Các thông tin cơ bản trong phương án tài chính của dự án sử dụng khoản vay nước ngoài gồm tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, tiến độ giải ngân khoản vay nước ngoài, kế hoạch bố trí vốn đối ứng hàng năm của doanh nghiệp.

3. Kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm của doanh nghiệp.

Thông tư 09/2022/TT-BTC sửa đổi Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ kèm theo Thông tư 153/2014/TT-BTC ngày 20/10/2014.

4. Văn bản của Bên cho vay chấp thuận cung cấp khoản vay nước ngoài để thực hiện dự án, trong đó có các điều kiện của khoản vay nước ngoài gồm: Giá trị khoản vay nước ngoài, đồng tiền nhận nợ, thời hạn vay, lãi suất và các khoản phí có liên quan đến khoản vay nước ngoài, phương thức trả nợ, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ và các điều kiện cơ bản khác liên quan đến khoản vay nước ngoài (nếu có).

5. Quyết định đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ (FDP) đối với các dự án dầu khí.

6. Phương án tài chính của dự án sử dụng khoản vay nước ngoài do doanh nghiệp lập trong đó thuyết minh số liệu Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư (vốn đối ứng của doanh nghiệp, vốn từ khoản vay nước ngoài và các nguồn vốn khác), tiến độ giải ngân khoản vay nước ngoài, kế hoạch bố trí vốn đối ứng hàng năm, kế hoạch cân đối nguồn trả nợ khoản vay hàng năm từ khấu hao, lợi nhuận do dự án mang lại và các biểu số liệu kèm theo.

7. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất.

8. Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất (trong trường hợp doanh nghiệp là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con) đã được kiểm toán theo quy định của pháp luật trong 03 năm liền kề gần nhất và báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp tính đến thời điểm đề nghị Bộ Tài chính thẩm định.

Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ 03 năm hoạt động liên tục, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có ý kiến về khả năng trả nợ kèm theo báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán, báo cáo tài chính quý gần nhất của doanh nghiệp.

9. Báo cáo của doanh nghiệp về giá trị các khoản bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng còn hiệu lực tại thời điểm cuối năm và cuối quý gần nhất tính đến thời điểm đề nghị Bộ Tài chính thẩm định (nếu có).

10. Báo cáo của doanh nghiệp về các khoản nợ quá hạn tại các tổ chức tài chính, tín dụng, nợ quá hạn liên quan đến các khoản được bảo lãnh, các khoản vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ngân sách nhà nước tại thời điểm đề nghị Bộ Tài chính thẩm định.”.

Thông tư 09/2022/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/4/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 09/2022/TT-BTC tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Quy định mới về hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 28/12/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định về hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 31/2021/TT-BYT bao gồm: 

- Thông tư này quy định nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc điều dưỡng, tổ chức hoạt động điều dưỡng và nhiệm vụ của các chức danh chuyên môn trong chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có đơn vị được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và có đủ điều kiện cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là bệnh viện).

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác căn cứ quy định tại Thông tư này để triển khai các hoạt động điều dưỡng phù hợp với thực tế của cơ sở.

Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định về hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện.
 

Tại Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định rõ việc tiếp nhận và nhận định người bệnh của điều dưỡng được thực hiện như sau: 

1. Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu:

- Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu người bệnh ban đầu; sắp xếp người bệnh khám bệnh theo thứ tự ưu tiên của tình trạng bệnh lý, của đối tượng (người cao tuổi, thương binh, phụ nữ có thai, trẻ em và các đối tượng chính sách khác) và theo thứ tự đến khám; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện khám bệnh và các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ cho người bệnh đến khám bệnh;

- Tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú.
2. Nhận định lâm sàng:

- Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh;

- Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh;

- Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh;

- Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng bệnh của bác sỹ để phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh;

- Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Thông tư 31/2021/TT-BYT có hiệu lực từ 27/02/2022 và thay thế Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 31/2021/TT-BYT tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Hướng dẫn xử lý nợ và tài sản tiếp nhận khi chuyển đổi sở hữu DN, đơn vị sự nghiệp công lập

Thời gian đọc: 10 Phút
Ngày 09/02/2022, Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 07/2022/TT-BTC hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư 07/2022/TT-BTC được áp đụng đói với các đối tượng sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Mua bán nợ).

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi sở hữu theo hình thức cổ phần hóa hoặc bán doanh nghiệp có nợ phải thu và tài sản loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp thuộc diện bàn giao về Công ty Mua bán nợ theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa có nợ loại trừ bàn giao về Công ty Mua bán nợ theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Thông tư này bao gồm:

+ Đối với doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ).

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu là cơ quan quyết định công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo quy định tại Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 150/2020/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi, bổ sung và thay thế (nếu có).

- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ.

- Doanh nghiệp, tổ chức đang giữ hộ tài sản, nợ loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp, tổ chức có nợ và tài sản bàn giao theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thông tư 07/2022/TT-BTC hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.

Nội dung Thông tư 07/2022/TT-BTC hướng dẫn xử lý nợ và tài sản đã tiếp nhận khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong một số trường hợp như sau:

Thứ nhất, công ty Mua bán nợ thực hiện các hình thức xử lý nợ và tài sản loại trừ đã tiếp nhận theo quy định tại Nghị định số 129/2020/NĐ-CP và Quy chế tài chính của Công ty, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và phù hợp với các quy định hiện hành đối với từng hình thức xử lý nợ và tài sản. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì việc xử lý phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về đất đai.

Thứ hai, đối với tài sản (bao gồm cả tài sản bảo đảm khoản nợ) có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng trở lên, Công ty Mua bán nợ thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để tổ chức bán tài sản theo phương thức đấu giá theo quy định.

Thứ ba, đối với tài sản (bao gồm cả tài sản đảm bảo khoản nợ) có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng, Công ty Mua bán nợ quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận theo giá không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản không có giao dịch trên thị trường thì Công ty Mua bán nợ thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để làm cơ sở bán tài sản và chịu trách nhiệm về việc quyết định giá bán tài sản.

Thứ tư, đối với tài sản tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trường hợp cần thiết phải sửa chữa, nâng cấp độ nâng cao hiệu quả xử lý tài sản theo quy định, Công ty Mua bán nợ được sử dụng nguồn vốn kinh doanh để thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền quy định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Số tiền thu hồi được sau khi trừ các chi phí phát sinh liên quan đến việc sửa chữa, nâng cấp tài sản, số còn lại được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Thứ năm, đối với lô tài sản của 01 doanh nghiệp tại 01 địa chỉ:

- Đối với lô tài sản bao gồm các tài sản có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng, Công ty Mua bán nợ quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận theo giá không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp trong lô có tài sản không có giao dịch trên thị trường thì Công ty Mua bán nợ thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để làm cơ sở bán tài sản và Công ty Mua bán nợ chịu trách nhiệm về việc quyết định giá bán tài sản.

- Đối với lô tài sản trong đó có tài sản có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng trở lên, Công ty Mua bán nợ thuê tổ chức định giá có chức năng thẩm định giá để thẩm định giá và thực hiện như sau:

+Trường hợp tổng giá trị theo kết quả thẩm định giá của lô tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, Công ty Mua bán nợ thực hiện bán đấu giá theo quy định.

+Trường hợp tổng giá trị theo kết quả thẩm định giá của lô tài sản dưới 100 triệu đồng, Công ty Mua bán nợ quyết định lựa chọn hình thức bán đấu giá hoặc bán thỏa thuận.

Thứ sáu, giá khởi điểm để bán đấu giá hoặc bán thỏa thuận được xác định không thấp hơn giá thị trường hoặc giá do tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định (trong trường hợp thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá).

- Trường hợp bán theo phương thức thỏa thuận mà có từ 02 người mua (là tổ chức, cá nhân) trở lên và trả mức giá bằng nhau thì thực hiện bỏ phiếu kín với giá khởi điểm là mức giá trả bằng nhau và người mua trả mức giá cao nhất là người được mua lô tài sản. Trường hợp người mua bỏ phiếu kín với mức giá bằng nhau thì tiếp tục bỏ phiếu kín đến khi có người mua trả mức giá cao hơn người mua còn lại theo nguyên tắc giá khởi điểm là mức giá đã trả bằng nhau của lần bỏ phiếu kín liền kề trước đó.

Thứ bảy, một số trường hợp xử lý tài sản:

- Trường hợp bán đấu giá tài sản không thành công, Công ty Mua bán nợ điều chỉnh giá khởi điểm theo quy định để tiếp tục bán đấu giá. Mức giảm tối đa không quá 10% giá khởi điểm của cuộc đấu giá không thành công liền kề trước đó.

- Đối với tài sản không có giá trị thu hồi, tài sản cần phải hủy bỏ, tháo dỡ, Công ty Mua bán nợ phối hợp với doanh nghiệp tổ chức hủy bỏ, tháo dỡ hoặc thuê tổ chức bên ngoài thực hiện hủy bỏ, tháo dỡ.

Thứ tám, trường hợp bên nợ thanh toán đủ nợ gốc trong vòng 12 tháng kể từ ngày bên nợ cam kết trả hết nợ gốc thì Công ty Mua bán nợ xem xét xóa nợ lãi chậm nộp (kể cả tiền lãi chậm thi hành án trong trường hợp có quyết định của Tòa án) sau khi bên nợ trả hết nợ gốc theo cam kết.

Thứ chín, đối với khoản nợ không có khả năng thu hồi (bao gồm cả nợ xử lý trước thời điểm bàn giao) đã được Công ty Mua bán nợ theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trên 10 năm (bao gồm cả thời gian doanh nghiệp theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán trước khi chuyển giao cho Công ty Mua bán nợ), Công ty Mua bán nợ báo cáo Bộ Tài chính có ý kiến trước khi Công ty Mua bán nợ quyết định loại trừ, không tiếp tục theo dõi trên sổ sách theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 17 Nghị định số 129/2020/NĐ-CP.

Thứ mười, đối với nợ tiếp nhận theo chỉ định, Công ty Mua bán nợ căn cứ phương án xử lý nợ chỉ định được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các hình thức, nội dung xử lý nợ theo quy định tại Nghị định 129/2020/NĐ-CP để xử lý.

Xem thêm tại Thông tư  07/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/4/2022 và thay thế Thông tư 55/2019/TT-BTC ngày 21/8/2019.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư  07/2022/TT- BTC tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên bị phạt tới 100 triệu đồng

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 27/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày03/02/2020 2020 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP...

Theo nội dung Nghị định 14/2022/NĐ-CP, hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí có thể bị xử phạt tiền, đơn cử như:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.

- Ngoài ra, Nghị định 14/2022/NĐ-CP còn tăng mức phạt tiền đối với các hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên:

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
(Trước đây phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng)

Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày03/02/2020 2020 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ............

 - Đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

(Trước đây phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng)

- Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;

+ Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.

(Trước đây phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng)

Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với tổ chức; mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

Nghị định 14/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/01/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 14/2022/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

Quy định về sửa chữa đột xuất công trình đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Thời gian đọc: 2 Phút
Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 41/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ, trong đó sửa đổi quy định về sửa chữa đột xuất công trình đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước.

Theo nội dung Thông tư 41/2021/TT-BGTVT, việc sửa chữa đột xuất công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư này. 

Đối với sửa chữa đột xuất công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này), được thực hiện như sau:

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định và tổ chức thực hiện các công việc sửa chữa đột xuất có giá trị từ 500 triệu đồng đến 05 tỷ đồng; 

- Cục Quản lý đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ được giao trực tiếp quản lý quốc lộ quyết định và tổ chức thực hiện các công việc sửa chữa đột xuất có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng. 

Thông tư 41/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ, trong đó sửa đổi quy định về sửa chữa đột xuất công trình đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước.

- Trường hợp công việc sửa chữa đột xuất có giá trị lớn hơn 05 tỷ đồng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

- Cơ quan quyết định các công việc sửa chữa đột xuất tại điểm này chịu trách nhiệm theo thẩm quyền về việc quyết định, tổ chức thực hiện, sử dụng kinh phí, phương thức thực hiện và hoàn thiện hồ sơ theo quy định đối với trường hợp sửa chữa đột xuất; 

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, tổng hợp kết quả thực hiện hàng tháng gửi Bộ Giao thông vận tải.

Thông tư 41/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 41/2021/TT-BGTVT tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Việc trả kết quả đăng ký hộ tịch trực tuyến được thực hiện như thế nào?

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 04/01/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2022/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.

1. Thông tư 01/2022/TT-BTP áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác thực hiện kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

- Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trong nước và Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Thông tư 01/2022/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.

2. Theo nội dung Thông tư 01/2022/TT-BTP, việc trả kết quả đăng ký hộ tịch trực tuyến được thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

Một là, đối với các việc hộ tịch pháp luật quy định người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch, khi đến nhận kết quả theo Phiếu hẹn trả kết quả, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân; nộp hoặc xuất trình giấy tờ đã gửi bản chụp trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến để cơ quan đăng ký hộ tịch lưu hồ sơ hoặc kiểm tra, đối chiếu theo quy định pháp luật hộ tịch, trừ các giấy tờ đã nộp bản điện tử (nếu có).

Hai là, trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch không cung cấp được giấy tờ quy định tại điểm a khoản này hoặc giấy tờ nộp, xuất trình bị tẩy xóa, sửa chữa, làm giả thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch.

Xem chi tiết tại Thông tư 01/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 18/02/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 01/2022/TT-BTP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Bài 2: Người đàn ông hành nghề xe ôm bị kết tội mua bán trái phép chất ma túy: Có dấu hiệu của việc làm sai lệch hồ sơ?

Thời gian đọc: 8 Phút
Theo Luật sư Đỗ Mạnh Linh: "Cơ quan tiến hành tố tụng quận Tây Hồ còn thiếu sót, vi phạm, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án..."

>>> Bài 1Bị kết tội mua bán trái phép chất ma túy: Người đàn ông hành nghề xe ôm kêu cứu?

Liên quan đến vụ án, ông Lương Xuân Cảnh (SN 1975, ở xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) hành nghề xe ôm, bị cơ quan tiến hành tố tụng quận Tây Hồ kết án vì có hành vi “Mua bán trái phép chất ma tuý”.

Anh Lương Xuân Cảnh. 

Luật sư Nguyễn Hồng Bách và luật sư Đỗ Mạnh Linh thuộc Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự - Đoàn luật sư TP Hà Nội là người bào chữa cho bị cáo Lương Xuân Cảnh cho rằng: “Quá trình tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi nhận thấy trong vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, cơ quan tiến hành tố tụng quận Tây Hồ còn thiếu sót, vi phạm, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, phán quyết của toà án cấp sơ thẩm có nguy cơ gây hàm oan cho bị cáo.

Các Luật sư cho rằng dấu hiệu oan, sai của bị cáo Cảnh rất rõ nên phải được kiểm tra lại. Mong HĐXX cấp phúc thẩm đánh giá khách quan vụ án để đưa ra phán quyết thấu tình, đạt lý”.

Đơn kêu oan của ông Lương Xuân Cảnh gửi đến báo chí, cùng cơ quan chức năng.

Cụ thể, LS Đỗ Mạnh Linh nêu rõ, hai biên bản kiểm điểm, được lập ở hai thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, nó giống nhau đến lạ thường.

Tiếp đến là biên bản hỏi cung bị can ngày 28/2/2020, do Điều tra viên Trần Trung Kiên – Cơ quan cảnh sát điều tra công quận Tây Hồ đã tiến hành hỏi cung, thời gian bắt đầu từ 10 giờ 00 phút ngày 28/8/2020 và kết thúc vào hồi 11 giờ 00 phút ngày 28/8/2020.

Tuy nhiên, ông Lương Xuân Cảnh khẳng định gày 28/8/2020, tôi ở địa phương và đi xây cùng nhóm thợ xây tại xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, mà không làm việc với cơ điều tra viên Trần Trung Kiên.

Ngày 28/8/2020, ông Cảnh ở quê, tất cả những người làm chứng đều khẳng định ông cùng tham gia đi phụ hồ ở quê thì không có việc ông Cảnh tham gia buổi làm việc trong ngày 28/8, tại sao lại có biển bản trên?

Luật sư cũng tiến hành đã tiến hành xác minh và làm việc, ghi lời khai của những người được cho là đã đi cùng, làm việc cùng anh Cảnh trong ngày 28/10/2020.

Kết quả xác minh, toàn bộ những người làm chứng đều khẳng định ngày 28/8/2020, ông Lương Xuân Cảnh đi phụ hồ cùng họ.

“Liệu rằng, biên bản hỏi cung bị can ngày 28/2/2020, có dấu hiệu được làm giả? LS Đỗ Mạnh Linh đặt ra câu hỏi.

LS Đỗ Mạnh Linh cũng chỉ ra một điểm mấu chốt trong những chứng cứ để kết tội ông Lương Xuân Cảnh phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” đó chính là việc cơ quan CSĐT công an quận Tây Hồ đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tục tố tụng trong công tác trưng cầu giám định.

LS Linh chỉ rõ, tại Điểm e Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự Quyết định trưng cầu giám định phải ấn định cụ thể thời hạn trả Kết luận giám định.

Tuy nhiên, 02 Quyết định trưng cầu Giám định trong hồ sơ vụ án (Bút lục 34, bút lục 35) đều không được Cơ quan điều tra ấn định thời hạn trả lời đối với các Cơ quan tiến hành giám định.

Đồng thời, cũng theo quy định Điều 205, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định trưng cầu giám định, Cơ quan điều tra phải gửi Quyết định trưng cầu giám định cho Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án không có bất kỳ Biên bản giao nhận nào thể hiện việc Quyết định trưng cầu giám định được Cơ quan điều tra gửi cho Viện kiểm sát nhân dân quận Tây Hồ theo đúng thời hạn theo quy định.

“Tiếp đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự: trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Kết luận giám định, tổ chức tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho Cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Xong 02 Quyết định trưng cầu Giám định trong hồ sơ vụ án (Bút lục 34, bút lục 35) không có bất kỳ Biên bản giao nhận nào thể hiện việc Kết luận giám định được Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hà Nội gửi Cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Tây Hồ đúng thời hạn nêu trên.

Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được Kết luận giám định, Cơ quan trưng cầu giám định phải gửi Kết luận cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Tuy nhiên, không có một văn bản nào thể hiện Cơ quan cảnh sát điều tra quận Tây Hồ đã thực hiện việc gửi 02 văn bản Kết luận giám định nêu trên cho Viện kiểm sát nhân dân quận Tây Hồ cả.

Giả định rằng, nếu có việc Thông báo/ Giao nhận các tài liệu nêu trên, tại sao phải để tài liệu này ngoài hồ sơ vụ án. Phải chăng có khuất tất, mờ ám gì trong việc này?” LS Linh nhấn mạnh.

Hơn nữa, luật sư Đỗ Mạnh Linh còn cho biết, có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Nhãn
Bảng thống kê những bút lục có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về Biên bản thì “Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất. Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.”

Tuy nhiên, tài liệu có trong vụ án đa phần đều bị chỉnh sửa, tẩy xóa và không có bất kỳ chữ ký xác nhận của tôi tại phần tẩy xóa này.

Vì vậy, có cơ sở để cho rằng, các tài liệu trong hồ sơ hiện nay không phản ánh, thể hiện đúng quá trình lấy lời khai, thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra trên thực tế.

“Cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng, hệ quả của việc làm này có nguy cơ dẫn đến oan sai và sự thật khách quan của vụ án không thể xác định.

Mong rằng HĐXX cấp phúc thẩm cần làm rõ, đánh giá toàn bộ khách quan hồ sơ vụ án để làm rõ việc có hay không ông Lương Xuân Cảnh “Mua bán trái phép chất ma tuý”, LS Linh nói.

Theo kết luận cáo trạng của VKS ND quận Tây Hồ, thì ngày 11/6/2020, tại nhà số 30 An Dương – Yên Phụ - Tây Hồ, Lương Xuân Cảnh có hành vi tàng trữ 1,901 gam ma tuý loại MDMA và 1,633g ma tuý loại Ketaminne với mục đích bán kiếm lời . Thì bị tổ công tác công an phường Bưởi bắt quả tang cùng toàn bộ vật chứng.

Như vậy, có đủ căn cứ để xác định bị can Lương Xuân Cảnh phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vụ án trên.

Cản trở tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi công công trình điện lực có thể bị phạt đến 3 triệu đồng

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 31/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực...

Theo nội dung Nghị định 17/2022/NĐ-CP, quy định các mức xử phạt hành vi phạm quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện lực, đơn cử như:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, thi công công trình điện lực.

2.  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt, sửa chữa, di dời công trình điện lực mà không thỏa thuận với chủ sở hữu công trình điện lực hoặc đơn vị quản lý, vận hành công trình điện lực.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Lắp đặt và đưa vào vận hành các vật tư, thiết bị điện không đúng theo thiết kế, không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Tự ý ban hành và bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng, lắp đặt công trình điện không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Lựa chọn các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện, năng lực theo quy định để thực hiện tư vấn chuyên ngành điện lực, thi công công trình điện lực;

- Khởi công xây dựng, thi công lắp đặt công trình điện lực không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực;

- Khởi công xây dựng, thi công công trình điện lực không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng hoặc không đủ điều kiện khởi công xây dựng;

- Không gửi báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền sau khi khởi công xây dựng theo quy định;

- Đưa hạng mục công trình hoặc công trình điện lực vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 17/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài cần điều kiện gì?

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 27/02/2021, Chính Phủ ban hành Nghị định 121/2021/NĐ-CP về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

1. Nghị định 121/2021/NĐ-CP áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

- Các đối tượng được phép chơi và các đối tượng được phép ra, vào các Điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

- Các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng liên quan đến việc cấp phép, quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;

- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.

Nghị định 121/2021/NĐ-CP về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

2.Theo nội dung Nghị định 121/2021/NĐ-CP, điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng bao gồm:

Thứ nhất,doanh nghiệp chỉ được xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi đã đăng ký kinh doanh ngành, nghề kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.

Thứ hai, các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Thứ ba, điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, bao gồm:

- Doanh nghiệp có cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng 5 sao do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xếp hạng theo quy định của Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn;

- Có khu vực để bố trí Điểm kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này;

- Có người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này;

- Có vốn điều lệ tối thiểu là 500 tỷ đồng và năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh có lãi;

- Có phương án kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đảm bảo duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, mỗi cơ sở lưu trú du lịch chỉ được xem xét, cấp một Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chỉ cấp cho doanh nghiệp đứng tên sở hữu cơ sở lưu trú du lịch đó.

Nghị định 121/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 và thay thế Nghị định 86/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013, Nghị định 175/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 121/2021/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Thông tư mới

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH.

1. Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH  áp dụng đối với các đối tượng sau:

Một là, đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Hai là, đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH.

2.Theo nội dung Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, từ ngày 01/01/2022, điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Thứ nhất, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
       Bảng 1:

 Thứ hai,  đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20/02/2022 và thay thế Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH tại đây:
 

Tệp đính kèm: