Bạn đang ở đây

Lương Xuân Cảnh

Bài 2: Người đàn ông hành nghề xe ôm bị kết tội mua bán trái phép chất ma túy: Có dấu hiệu của việc làm sai lệch hồ sơ?

Thời gian đọc: 8 Phút
Theo Luật sư Đỗ Mạnh Linh: "Cơ quan tiến hành tố tụng quận Tây Hồ còn thiếu sót, vi phạm, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án..."

>>> Bài 1Bị kết tội mua bán trái phép chất ma túy: Người đàn ông hành nghề xe ôm kêu cứu?

Liên quan đến vụ án, ông Lương Xuân Cảnh (SN 1975, ở xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) hành nghề xe ôm, bị cơ quan tiến hành tố tụng quận Tây Hồ kết án vì có hành vi “Mua bán trái phép chất ma tuý”.

Anh Lương Xuân Cảnh. 

Luật sư Nguyễn Hồng Bách và luật sư Đỗ Mạnh Linh thuộc Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự - Đoàn luật sư TP Hà Nội là người bào chữa cho bị cáo Lương Xuân Cảnh cho rằng: “Quá trình tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi nhận thấy trong vụ án còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, cơ quan tiến hành tố tụng quận Tây Hồ còn thiếu sót, vi phạm, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án, phán quyết của toà án cấp sơ thẩm có nguy cơ gây hàm oan cho bị cáo.

Các Luật sư cho rằng dấu hiệu oan, sai của bị cáo Cảnh rất rõ nên phải được kiểm tra lại. Mong HĐXX cấp phúc thẩm đánh giá khách quan vụ án để đưa ra phán quyết thấu tình, đạt lý”.

Đơn kêu oan của ông Lương Xuân Cảnh gửi đến báo chí, cùng cơ quan chức năng.

Cụ thể, LS Đỗ Mạnh Linh nêu rõ, hai biên bản kiểm điểm, được lập ở hai thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, nó giống nhau đến lạ thường.

Tiếp đến là biên bản hỏi cung bị can ngày 28/2/2020, do Điều tra viên Trần Trung Kiên – Cơ quan cảnh sát điều tra công quận Tây Hồ đã tiến hành hỏi cung, thời gian bắt đầu từ 10 giờ 00 phút ngày 28/8/2020 và kết thúc vào hồi 11 giờ 00 phút ngày 28/8/2020.

Tuy nhiên, ông Lương Xuân Cảnh khẳng định gày 28/8/2020, tôi ở địa phương và đi xây cùng nhóm thợ xây tại xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, mà không làm việc với cơ điều tra viên Trần Trung Kiên.

Ngày 28/8/2020, ông Cảnh ở quê, tất cả những người làm chứng đều khẳng định ông cùng tham gia đi phụ hồ ở quê thì không có việc ông Cảnh tham gia buổi làm việc trong ngày 28/8, tại sao lại có biển bản trên?

Luật sư cũng tiến hành đã tiến hành xác minh và làm việc, ghi lời khai của những người được cho là đã đi cùng, làm việc cùng anh Cảnh trong ngày 28/10/2020.

Kết quả xác minh, toàn bộ những người làm chứng đều khẳng định ngày 28/8/2020, ông Lương Xuân Cảnh đi phụ hồ cùng họ.

“Liệu rằng, biên bản hỏi cung bị can ngày 28/2/2020, có dấu hiệu được làm giả? LS Đỗ Mạnh Linh đặt ra câu hỏi.

LS Đỗ Mạnh Linh cũng chỉ ra một điểm mấu chốt trong những chứng cứ để kết tội ông Lương Xuân Cảnh phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” đó chính là việc cơ quan CSĐT công an quận Tây Hồ đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tục tố tụng trong công tác trưng cầu giám định.

LS Linh chỉ rõ, tại Điểm e Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự Quyết định trưng cầu giám định phải ấn định cụ thể thời hạn trả Kết luận giám định.

Tuy nhiên, 02 Quyết định trưng cầu Giám định trong hồ sơ vụ án (Bút lục 34, bút lục 35) đều không được Cơ quan điều tra ấn định thời hạn trả lời đối với các Cơ quan tiến hành giám định.

Đồng thời, cũng theo quy định Điều 205, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định trưng cầu giám định, Cơ quan điều tra phải gửi Quyết định trưng cầu giám định cho Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án không có bất kỳ Biên bản giao nhận nào thể hiện việc Quyết định trưng cầu giám định được Cơ quan điều tra gửi cho Viện kiểm sát nhân dân quận Tây Hồ theo đúng thời hạn theo quy định.

“Tiếp đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự: trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Kết luận giám định, tổ chức tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho Cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.

Xong 02 Quyết định trưng cầu Giám định trong hồ sơ vụ án (Bút lục 34, bút lục 35) không có bất kỳ Biên bản giao nhận nào thể hiện việc Kết luận giám định được Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hà Nội gửi Cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Tây Hồ đúng thời hạn nêu trên.

Cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được Kết luận giám định, Cơ quan trưng cầu giám định phải gửi Kết luận cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Tuy nhiên, không có một văn bản nào thể hiện Cơ quan cảnh sát điều tra quận Tây Hồ đã thực hiện việc gửi 02 văn bản Kết luận giám định nêu trên cho Viện kiểm sát nhân dân quận Tây Hồ cả.

Giả định rằng, nếu có việc Thông báo/ Giao nhận các tài liệu nêu trên, tại sao phải để tài liệu này ngoài hồ sơ vụ án. Phải chăng có khuất tất, mờ ám gì trong việc này?” LS Linh nhấn mạnh.

Hơn nữa, luật sư Đỗ Mạnh Linh còn cho biết, có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Nhãn
Bảng thống kê những bút lục có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xóa thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về Biên bản thì “Khi tiến hành hoạt động tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất. Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

2. Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.”

Tuy nhiên, tài liệu có trong vụ án đa phần đều bị chỉnh sửa, tẩy xóa và không có bất kỳ chữ ký xác nhận của tôi tại phần tẩy xóa này.

Vì vậy, có cơ sở để cho rằng, các tài liệu trong hồ sơ hiện nay không phản ánh, thể hiện đúng quá trình lấy lời khai, thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra trên thực tế.

“Cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng, hệ quả của việc làm này có nguy cơ dẫn đến oan sai và sự thật khách quan của vụ án không thể xác định.

Mong rằng HĐXX cấp phúc thẩm cần làm rõ, đánh giá toàn bộ khách quan hồ sơ vụ án để làm rõ việc có hay không ông Lương Xuân Cảnh “Mua bán trái phép chất ma tuý”, LS Linh nói.

Theo kết luận cáo trạng của VKS ND quận Tây Hồ, thì ngày 11/6/2020, tại nhà số 30 An Dương – Yên Phụ - Tây Hồ, Lương Xuân Cảnh có hành vi tàng trữ 1,901 gam ma tuý loại MDMA và 1,633g ma tuý loại Ketaminne với mục đích bán kiếm lời . Thì bị tổ công tác công an phường Bưởi bắt quả tang cùng toàn bộ vật chứng.

Như vậy, có đủ căn cứ để xác định bị can Lương Xuân Cảnh phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vụ án trên.