Bạn đang ở đây

Luật Hồng Bách

Quy trình đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong soạn thảo dự án, dự thảo VBQPPL

Thời gian đọc: 5 Phút
Ngày 10/02/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 03/2022/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và soạn thảo dự án, dự thảo VBQPPL.

Thông tư 03/2022/TT-BTP áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Cơ quan, đơn vị lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là cơ quan lập đề nghị), cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là cơ quan chủ trì soạn thảo).

- Cơ quan, đơn vị thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thủ tục hành chính; thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là cơ quan thẩm định).

- Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

-  Cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính).

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Theo nội dung Thông tư 03/2022/TT-BTP, quy trình đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản được thực hiện như sau:

Thứ nhất, thời điểm đánh giá tác động
Việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính được tiến hành trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản và phải hoàn thành trước khi gửi hồ sơ cho cơ quan thẩm định dự án, dự thảo văn bản.

Thông tư 03/2022/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng VBQPPL và soạn thảo dự án, dự thảo VBQPPL.

Thứ hai, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án, dự thảo văn bản thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo các bước sau:

- Tiến hành đánh giá tác động của thủ tục hành chính

Cơ quan chủ trì soạn thảo căn cứ quy định tại Điều 11, 12 và sử dụng Biểu mẫu đánh giá tác động của thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới trong dự án, dự thảo văn bản tại Phụ lục II (ký hiệu là Biểu mẫu số 02/ĐGTĐ-BHM) hoặc  Biểu mẫu đánh giá tác động của thủ tục hành chính được quy định chi tiết hoặc được sửa đổi, bổ sung trong dự án, dự thảo văn bản tại Phụ lục II (ký hiệu là Biểu mẫu số 03/ĐGTĐ-QĐCT/SĐBS), Biểu mẫu tính chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản tại Phụ lục II (ký hiệu là Biểu mẫu số 04/ĐGTĐ-SCM) ban hành kèm theo Thông tư này để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

Đối với thủ tục hành chính đã được đánh giá trong lập đề nghị xây dựng văn bản thì trong soạn thảo dự án, dự thảo văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tiếp tục sử dụng kết quả đánh giá đã thực hiện và đánh giá bổ sung đối với những nội dung khác theo quy định tại Điều 11, 12 của Thông tư này.

-  Hoàn thiện các quy định thủ tục hành chính

Trong quá trình đánh giá tác động, nếu thủ tục hành chính được xác định là không cần thiết hoặc không đúng thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thì cơ quan chủ trì soạn thảo không tiến hành việc đánh giá và không quy định thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản.

Nếu thủ tục hành chính được xác định là cần thiết, ban hành theo đúng thẩm quyền thì tiếp tục đánh giá tác động của thủ tục hành chính và căn cứ kết quả đánh giá, cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện quy định về thủ tục hành chính.

- Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính
Sau khi đánh giá tác động của thủ tục hành chính, cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá vào nội dung Bản đánh giá thủ tục hành chính của dự án, dự thảo văn bản tại Phụ lục II (ký hiệu là Mẫu số 01/ĐGTĐ-BC) ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính tại dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính vào Tờ trình dự thảo nghị quyết, quyết định đó.

Thông tư 03/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 28/3/2022 thay thế Thông tư 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 03/2022/TT-BTP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Nguyên tắc hỏi cung người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi trong vụ án xâm hại tình dục

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 18/2/2022, Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH được ban hành về việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

1. Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH áp dụng đối với các đối tượng sau:

 - Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật;

- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội, người làm chứng; người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi.

2. Theo nội dung Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH, nguyên tắc phối hợp lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi trong vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi được quy định như sau:

Thứ nhất, việc lấy lời khai người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định tại Điều 188, Điều 421 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Điều 14 Thông tư liên tịch số 06/2018.

Trường hợp người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi có biểu hiện bất thường, hoảng loạn về tâm lý, Điều tra viên có thể mời thêm người thân trong gia đình, đại diện nhà trường, chuyên gia tâm lý, đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc các tổ chức, cá nhân khác tham gia khi lấy lời khai để phối hợp hỗ trợ ổn định tâm lý cho người bị xâm hại tình dục. Người được mời tham gia có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Điều tra viên ổn định tâm lý cho người bị xâm hại tình dục và phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc lấy lời khai.

Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH được ban hành về việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

Thứ hai, hoạt động lấy lời khai người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định tại các điều 183, 186, 421 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 14 Thông tư liên tịch số 06/2018 và quy định tương ứng tại khoản 1 Điều này.

Thứ ba, kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ việc lấy lời khai, hỏi cung của Điều tra viên; nếu thấy lời khai chưa rõ, còn mâu thuẫn, không phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác thì yêu cầu Điều tra viên lấy lời khai, hỏi cung bổ sung; nếu phát hiện có vi phạm trong việc lấy lời khai, hỏi cung thì yêu cầu Điều tra viên khắc phục ngay. Điều tra viên có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của Kiểm sát viên. Nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên trực tiếp lấy lời khai, hỏi cung. 

Điều tra viên có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện để Kiểm sát viên lấy lời khai, hỏi cung theo quy định pháp luật. Trường hợp cần ghi lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can đang bị tạm giam, Điều tra viên phối hợp cung cấp cho Kiểm sát viên biết về diễn biến tâm lý, thái độ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can và các thông tin liên quan để phục vụ việc lấy lời khai và hỏi cung.

Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 05/4/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH tại đây:
 

Chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc

Thời gian đọc: 5 Phút
Ngày 22/02/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2022/NĐ-CP quy định biện pháp thi hành chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc.

1. Nghị định 19/2022/NĐ-CP áp dụng đối với các đối tượng sau: 

- Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng;

-  Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Theo nội dung Nghị định 19/2022/NĐ-CP, chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc được thực hiện như sau:

Thứ nhất, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ hai, được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi việc do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý công nhân và viên chức quốc phòng trước khi thôi việc chi trả.

Nghị định 19/2022/NĐ-CP quy định biện pháp thi hành chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc. Ảnh minh họa.

Thứ ba, thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân và viên chức quốc phòng đã thôi việc về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể từ ngày quyết định thôi việc có hiệu lực như sau:

- Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được thực hiện chế độ chuyển ngành theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này, đồng thời phải hoàn trả khoản trợ cấp một lần quy định tại khoản 2 Điều này và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi công nhân và viên chức quốc phòng công tác trước khi thôi việc chỉ đạo thu hồi quyết định thôi việc và các khoản trợ cấp nêu trên; ra quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển ngành; nộp các khoản trợ cấp đã thu vào ngân sách nhà nước và tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định.

- Nếu được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà có nguyện vọng được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì phải hoàn trả khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đã nhận) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi công nhân và viên chức quốc phòng công tác trước khi thôi việc chỉ đạo thu hồi khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần nộp vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng xác nhận, thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó theo quy định. Khi đủ điều kiện hưởng lương hưu, không được áp dụng cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính lương hưu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

- Trường hợp cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi công nhân và viên chức quốc phòng công tác trước khi thôi việc đã sáp nhập hoặc giải thể thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này.

- Thời gian công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc về địa phương không được tính là thời gian công tác tham gia bảo hiểm xã hội.

Nghị định 19/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 19/2022/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

Thành phố cấp tỉnh muốn đạt chuẩn đô thị văn minh cần đáp ứng tiêu chí nào?

Thời gian đọc: 2 Phút
Ngày 18/02/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 04/2022/QĐ-TTg quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.

Theo nội dung Quyết định 04/2022/QĐ-TTg, tiêu chí đánh giá và điều kiện xét, công nhận và công nhận lại quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh bao gồm: 
1. Tiêu chí đánh giá gồm:

- Tiêu chí 1: Quy hoạch đô thị;

- Tiêu chí 2: Giao thông đô thị;

- Tiêu chí 3: Môi trường và an toàn thực phẩm đô thị;

- Tiêu chí 4: An ninh, trật tự đô thị;

- Tiêu chí 5: Thông tin, truyền thông đô thị;

- Tiêu chí 6: Việc làm, thu nhập bình quân, hộ nghèo ở đô thị;

- Tiêu chí 7: Văn hóa, thể thao đô thị;

- Tiêu chí 8: Y tế, giáo dục đô thị;

- Tiêu chí 9: Hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị.

Quyết định 04/2022/QĐ-TTg quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.

2. Ngoài ra Quyết định 04/2022/QĐ-TTg cũng quy định điều kiện xét, công nhận và công nhận lại quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh. Các tiêu chí bao gồm: 

- Có đăng ký quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Đạt các tiêu chí tại khoản 1 Điều này (nội dung đánh giá theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy định này).

- Thời gian đăng ký:

+02 năm, đối với công nhận lần đầu;

+ 05 năm, đối với công nhận lại.

- Có 100% phường, thị trấn trực thuộc được công nhận và công nhận lại đạt chuẩn đô thị văn minh.

- Có 100% xã trực thuộc (nếu có) được công nhận và công nhận lại đạt chuẩn nông thôn mới.

Xem chi tiết tại Quyết định 04/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/4/2022 và thay thế Thông tư 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Quyết định 04/2022/QĐ-TTg  tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Quy định về Người quản lý, Kiểm soát viên trong doanh nghiệp Bộ Quốc phòng

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 03/01/2022, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 01/2022/TT-BQP quy định về quản lý người giữ chức vụ, chức danh và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng quản lý.

Thông tư 01/2022/TT-BQP, áp dụng đối với các đối tượng sau: 

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng thành lập hoặc được giao quản lý (sau đây viết gọn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý).

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, doanh nghiệp do Nhà nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu (sau đây viết gọn là doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu).

- Người giữ chức vụ, chức danh tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý (sau đây viết gọn là Người quản lý), bao gồm:

+ Chủ tịch công ty;

+ Tổng giám đốc (Giám đốc);

+ Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc);

+ Kế toán trưởng.

- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu (sau đây viết gọn là Người đại diện).

- Kiểm soát viên tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý (sau đây viết gọn là Kiểm soát viên).

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Thông tư 01/2022/TT-BQP quy định về quản lý người giữ chức vụ, chức danh và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng quản lý.

2.  Theo nội dung Thông tư 01/2022/TT-BQP, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Người quản lý, Kiểm soát viên được quy định như sau:

Thứ nhất, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014 (sau đây viết gọn là Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam); tiêu chuẩn chức vụ cán bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các điều kiện quy định tại các Điều 93, 99, 101 và khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp; Điều 28 Nghị định số 159/2020/NĐ-CP; Quy chế công tác cán bộ và các văn bản, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị.

Thứ hai, có bản đánh giá mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên ở chức vụ trước khi bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền.

Thứ ba, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đối với Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, ngoài các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thực hiện theo các quy định của pháp luật khác có liên quan của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

Thông tư 01/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 18/02/2022 và thay thế Thông tư 147/2016/TT-BQP ngày 21/9/2016.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 01/2022/TT-BQP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Quy định về bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 10/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định 08/2022/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời. 

Theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên được thực hiện theo quy định sau đây:

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng lõi của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong vùng đệm của di sản thiên nhiên được kiểm soát như đối với vùng hạn chế phát thải theo quy định về phân vùng môi trường của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Các hệ sinh thái tự nhiên trong di sản thiên nhiên phải được ưu tiên bảo tồn và phục hồi nguyên trạng tự nhiên; môi trường đất, môi trường nước trong di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái phải được cải tạo, phục hồi;

Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Các giá trị cốt lõi của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn; dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên của di sản thiên nhiên phải được duy trì, phát triển và sử dụng bền vững;

- Các chỉ số đặc trưng về địa chất, cảnh quan, sinh thái, đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá, theo dõi, giám sát, kiểm kê, báo cáo theo quy định;

- Tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, kiểm soát các tác động tới môi trường, đa dạng sinh học di sản thiên nhiên theo quy định tại Nghị định này, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định của các điều ước quốc tế về môi trường và đa dạng sinh học mà Việt Nam đã ký kết.

Trong trường hợp có nguy cơ khẩn cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường di sản thiên nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời nhằm giới hạn tổng lượng xả thải vào môi trường di sản thiên nhiên, trong đó xác định rõ khu vực áp dụng, thời gian áp dụng;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, phê duyệt dự án phục hồi môi trường của di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.  

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 08/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai

Thời gian đọc: 5 Phút
Ngày 06/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

Nghị định 02/2022/NĐ-CP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh bất động sản tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.

Theo nội dung Nghị định 02/2022/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn được thực hiện như sau:

- Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng thống nhất lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng theo mẫu quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

+ Văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải được lập thành 06 bản (02 bản do chủ đầu tư dự án lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản nộp cho cơ quan nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu); trường hợp phải công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng thì phải có thêm 01 bản để lưu tại tổ chức hành nghề công chứng.

+ Trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh bất động sản thì không bắt buộc phải công chứng việc chuyển nhượng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu;

Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Một trong các bên nộp hồ sơ đề nghị tổ chức hành nghề công chứng thực hiện chứng nhận văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Hồ sơ đề nghị công chứng bao gồm: các bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng; bản chính hợp đồng đã ký lần đầu với chủ đầu tư dự án, trường hợp chuyển nhượng một hoặc một số nhà, công trình xây dựng trong tổng số nhà, công trình xây dựng đã thuê mua theo hợp đồng thì phải nộp bản chính hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng thể hiện nhà, công trình xây dựng chuyển nhượng đã ký với chủ đầu tư; giấy tờ chứng minh số tiền bên chuyển nhượng hợp đồng đã nộp cho chủ đầu tư dự án; bản chính hoặc bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà, công trình xây dựng (nếu có) và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng;

- Sau khi thực hiện công chứng (trừ trường hợp không phải công chứng), các bên chuyển nhượng hợp đồng có trách nhiệm nộp thuế, phí và lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng theo quy định của pháp luật;

- Sau khi thực hiện quy định tại điểm c khoản này, một trong các bên nộp hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng bao gồm: 06 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng kèm theo bản chính hợp đồng; trường hợp chuyển nhượng một hoặc một số nhà, công trình xây dựng trong tổng số nhà, công trình xây dựng đã thuê mua theo hợp đồng thì phải nộp bản chính hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng có thể hiện nhà, công trình xây dựng chuyển nhượng đã ký với chủ đầu tư; giấy tờ chứng minh đã nộp thuế hoặc được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ quy định tại điểm d khoản này, chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm xem xét, xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản kinh phí nào. Sau khi xác nhận vào các văn bản chuyển nhượng hợp đồng, chủ đầu tư giữ lại 02 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng và trả lại cho bên nộp giấy tờ 04 văn bản chuyển nhượng hợp đồng kèm theo các giấy tờ đã nhận theo quy định tại điểm d khoản này;

- Kể từ ngày văn bản chuyển nhượng hợp đồng được chủ đầu tư xác nhận, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên thuê mua với chủ đầu tư theo hợp đồng đã ký và văn bản chuyển nhượng hợp đồng;

- Các trường hợp chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ hai trở đi được thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều này, bên chuyển nhượng phải nộp đủ hồ sơ của các lần chuyển nhượng trước đó khi làm thủ tục chuyển nhượng;

- Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nghị định 02/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/3/2022, thay thế Nghị định 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 02/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người cao tuổi có thể bị phạt tiền đến 20 triệu đồng

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 30/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

1. Nghị định 130/2021/NĐ-CP, áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, gồm:

+ Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính;

+ Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính: các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; cơ sở tôn giáo; tổ chức dịch vụ chi trả; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí và thể thao; cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở dịch vụ khác.

- Người có thẩm quyền lập biên bản.

- Người có thẩm quyền xử phạt.

- Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

2. Theo nội dung Nghị định 130/2021/NĐ-CP,  vi phạm quy định về quyền và nghĩa vụ đối với người cao tuổi có thể bị phạt tiền, đơn cử như: 

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Cản trở người cao tuổi sống chung với con, cháu hoặc sống riêng;

+ Cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về sở hữu tài sản, quyền tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, nghỉ ngơi và các quyền hợp pháp khác;

+ Không miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội đối với người cao tuổi;

+ Không ưu tiên người cao tuổi nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi người cao tuổi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

+ Không thực hiện chi trả khoản tiền hỗ trợ của Nhà nước cho người cao tuổi theo quy định.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệ khác với người cao tuổi.

3. Ngoài ra, Nghị định 130/2021/NĐ-CP còn quy định hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi theo quy định của pháp luật;

- Không thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết để chăm sóc người cao tuổi theo quy định của pháp luật;

- Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để trục lợi.

Nghị định 130/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2022 và thay thế Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 130/2021/NĐ-CP tại đây:


 

Tệp đính kèm: 

Nguyên tắc thiết kế nhà ở công vụ theo quy định mới

Thời gian đọc: 2 Phút
Nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng đồng bộ với các công trình hạ tầng, đảm bảo các tiêu chí về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và các tiêu chí khác theo quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng quy định.

Quyết định 03/2022/QĐ-TTg, áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Bộ, ngành, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ;

- Các đối tượng được thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Điều 32 của Luật Nhà ở năm 2014;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bố trí cho thuê nhà ở công vụ.

Quyết định 03/2022/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ.

Theo nội dung Quyết định 03/2022/QĐ-TTg, nguyên tắc thiết kế nhà ở công vụ được quy định như sau:

- Nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng đồng bộ với các công trình hạ tầng, đảm bảo các tiêu chí về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và các tiêu chí khác theo quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng quy định, bao gồm:

+ Biệt thự cao không quá 04 tầng có khuôn viên sân, vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, đảm bảo hệ thống an ninh, bảo vệ theo quy định;

+ Nhà liền kề cao không quá 04 tầng được thiết kế theo kiểu nhà liền kề có sân vườn hoặc nhà phố, xây dựng liền nhau, thông tầng cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng;

+ Căn hộ chung cư được thiết kế không gian ở khép kín, có một hay nhiều không gian chức năng khác nhau như: phòng khách, các phòng ngủ, phòng ăn, bếp, khu vệ sinh, ban công hoặc lô gia;

+ Nhà tập thể cấp IV được xây dựng theo kiểu nhiều gian nhà có công trình phụ khép kín. Diện tích tối thiểu 24 m2/gian nhà (không kể diện tích công trình phụ).

Quyết định 03/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ 15/4/2022 và thay thế Quyết định 27/2015/QĐ-TTg ngày 10/7/2015.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Quyết định 03/2022/QĐ-TTg tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Quy định mới về kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 29/12/2021, Thông tư liên tịch 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC ban hành quy định về phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính liên ngành.

1. Thông tư liên tịch 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự); Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thi hành án dân sự), Tổng cục Thi hành án dân sự và Bộ Tư pháp.

- Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện); Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao.

Thông tư liên tịch 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC ban hành quy định về phối hợp trong thống kê thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính liên ngành.

2. Theo nội dung Thông tư liên tịch 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC, kỳ báo cáo thống kê năm trong thi hành án dân sự, hành chính liên ngành được bắt đầu từ ngày 01/10 năm trước và kết thúc vào ngày 30/9 năm kế tiếp liền kề. Cụ thể:

- Kỳ báo cáo thống kê 3 tháng bắt đầu từ ngày 01/10, kết thúc vào ngày 31/12 năm báo cáo.
- Kỳ báo cáo thống kê 6 tháng bắt đầu từ ngày 01/10, kết thúc vào ngày 31/3 năm báo cáo.

- Kỳ báo cáo thống kê 10 tháng bắt đầu từ ngày 01/10, kết thúc vào ngày 31/7 năm báo cáo.

- Kỳ báo cáo thống kê 12 tháng bắt đầu từ ngày 01/10, kết thúc vào ngày hết 30/9 năm báo cáo.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC còn quy định biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành:

Thứ nhất, biểu mẫu thống kê thi hành án dân sự, hành chính liên ngành bao gồm:

- Biểu mẫu số 01/TKLN-THADS - Thống kê kết quả thi hành án dân sự;

- Biểu mẫu số 02/TKLN-THADS - Thống kê yêu cầu Tòa án xác định, phân chia tài sản, tuyên bố giao dịch vô hiệu; giải thích, sửa chữa hoặc xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và kết quả giải quyết của Tòa án;

- Biểu mẫu số 03/TKLN-THADS - Thống kê việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, kết quả theo dõi thi hành án hành chính;

- Biểu mẫu số 04/TKLN-THADS - Thống kê kết quả kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính liên ngành.

Thứ hai, giải thích từ ngữ và hướng dẫn ghi chép biểu mẫu được thực hiện theo bản giải thích và hướng dẫn ghi chép của từng biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Thông tư liên tịch 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực từ ngày 25/02/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư liên tịch 12/2021/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC tại đây: