Bạn đang ở đây

Luật Hồng Bách

Nâng định mức ăn trong 1 tháng cho người bị tạm giữ, tạm giam

Thời gian đọc: 2 Phút
Ngày 14/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 113/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

Theo nội dung Nghị định 113/2021/NĐ-CP, nâng định mức ăn trong 1 tháng cho người bị tạm giữ, tạm giam.

1. Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 

- 17 kg gạo tẻ; 

-  15 kg rau xanh; 

- 01 kg thịt lợn; 

- 01 kg cá; 

- 0,5 kg đường; 

- 0,75 lít nước mắm; 

- 0,2 lít dầu ăn;

- 0,1 kg bột ngọt; 

- 0,5 kg muối; 

- Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; 

- Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.

-  Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.

-  Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền, có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở giam giữ.

2. Đối với trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì:

- Được hưởng định mức ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường được quy định tại khoản 1 Điều này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ. 

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và được cấp 01 lần các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ.

Nghị định 113/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 113/2021/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa

Thời gian đọc: 5 Phút
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, trong đó có sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa.

Nghị định 111/2021/NĐ-CP  áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân liên quan".

Cụ thể, Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:

Thứ nhất, nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

- Tên hàng hóa;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

- Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

- Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Nghị định 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, trong đó có sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa.

Thứ hai, nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

- Tên hàng hóa;

- Xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

- Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

- Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

Thứ ba, nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.

- Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

- Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

Thứ tư, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bằng phương thức điện tử.”;

Nghị định 111/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 111/2021/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Bãi bỏ 13 Nghị định của Chính phủ

Thời gian đọc: 3 Phút
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 110/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.

Theo nội dung Nghị định 110/2021/NĐ-CP, bãi bỏ toàn bộ các Nghị định sau đây:

1. Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

2. Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.

3. Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

4.Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ.

5. Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo.

 

6. Nghị định số 72/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.

7. Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

8. Nghị định số 53/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú, quản chế.

9. Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.

10. Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

11. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

12. Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.

13. Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Nghị định 110/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/12/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 110/2021/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

Trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người tự nguyện

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 08/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 109/2021/NĐ-CP quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.

Nghị định 109/2021/NĐ-CP áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định tình trạng nghiện ma túy.

Theo nội dung Nghị định 109/2021/NĐ-CP thì hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy.

Theo Nghị định 109/2021/NĐ-CP, hồ sơ xác định tình trạng nghiện ma túy gồm:

Một là, đơn đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi tắt là Đơn đề nghị). Trường hợp người dưới 18 tuổi; người mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải có ý kiến đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người đó;

Hai là, bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

Ba là, phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (sau đây gọi tắt là Phiếu kết quả).

 

Nghị định trên cũng quy định rõ trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy như sau:

Thứ nhất, người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy nộp đơn đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy và xuất trình cho cơ sở y tế một trong các giấy tờ sau: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có ảnh, thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng;

Thứ hai, cơ sở y tế tiếp nhận đơn đề nghị, tiếp nhận người bệnh, đối chiếu thông tin cá nhân, lập bệnh án;

Thứ ba, cơ sở y tế thực hiện việc xác định tình trạng nghiện ma túy theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;

Thứ tư, cơ sở y tế lập Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy thành 02 bản theo mẫu quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này; 01 bản lưu bệnh án, 01 bản trả cho người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy.

Nghị định 109/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/01/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 109/2021/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/01/2022

Thời gian đọc: 2 Phút
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2021/NĐ-CP ngày 07/12/2021 về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng.

Theo nội dung Nghị định 108/2021/NĐ-CP, thời điểm và mức điều chỉnh quy định như sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12 năm 2021 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

 

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, điều chỉnh tăng thêm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, cụ thể như sau: 

Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống;

Tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.

3. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Nghị định 108/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/1/2022 và thay thế Nghị định 44/2019/NĐ-CP ngày 20/5/2019.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 108/2021/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Hệ thống tổ chức của Bộ đội biên phòng bao gồm những bộ phận nào?

Thời gian đọc: 3 Phút
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 hướng dẫn Luật Biên phòng Việt Nam.

Nghị định 106/2021/NĐ- CP áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo nội dung Nghị định 106/2021/NĐ-CP, hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng bao gồm:

Thứ nhất,  Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng 

Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;

Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động;

Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản này có các đơn vị trực thuộc.

Thứ hai, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng

Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;

Cơ quan quy định tại điểm a khoản này có các đơn vị trực thuộc.

Thứ ba, Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng

Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính;

Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;

Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần -

Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;

Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.

Thứ tư, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.

Thứ năm, thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quyết định;

Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Nghị định 106/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/01/2021 và thay thế Nghị định 02/1998/NĐ-CP ngày 06/01/1998.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 106/2021/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp chuyển đi khỏi nơi cư trú

Thời gian đọc: 2 Phút
Ngày 04/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 105/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống ma túy.

Nghị định 105/2021/NĐ-CP áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác phối hợp phòng, chống tội phạm về ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo nội dung Nghị định 105/2021/NĐ-CP, việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp chuyển đi khỏi nơi cư trú được quy định như sau:

Một là, ít nhất 01 lần trong tháng, Công an cấp xã nơi quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy phải kiểm tra, cập nhật nơi cư trú của người đang trong thời hạn quản lý.

Hai là, khi người sử dụng trái phép chất ma túy thay đổi nơi cư trú thì Công an cấp xã nơi chuyển đến phối hợp với Công an cấp xã nơi đang quản lý để kiểm tra, xác minh thông tin. Sau khi xác minh, Công an cấp xã nơi đang quản lý thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang quản lý biết.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đó chuyển đến nơi cư trú mới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đi thông báo và chuyển hồ sơ quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đến tiếp tục quản lý.

Ba là, công an cấp xã có trách nhiệm thường xuyên cập nhật nơi cư trú của người sử dụng trái phép chất ma túy vào cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nghị định 105/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4 số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 105/2021/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước được gia hạn nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt

Thời gian đọc: 3 Phút
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 104/2021/NĐ-CP ngày 04/12/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Nghị định 104/2021/NĐ-CP áp dụng áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; cơ quan thuế; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Theo nội dung Nghị định 104/2021/NĐ-CP, việc gia hạn nộp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được quy định như sau:

Thứ nhất, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 và tháng 11 năm 2021 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cụ thể như sau:

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 năm 2021 chậm nhất là ngày 20 tháng 12 năm 2021.

Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 11 năm 2021 chậm nhất là ngày 30 tháng 12 năm 2021.

Thứ hai, việc ra hạn nộp thuế cũng được quy định đối với một số trường hợp như: 

Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.

Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa phải nộp số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đã kê khai.

Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế tiêu thụ đặc biệt riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp ô tô thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nghị định 104/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 04/12/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 104/2021/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Xử lý số dư cuối năm của quỹ tiền lương, tiền thưởng

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 25/11/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 105/2021/TT-BTC hướng dẫn trích lập, quản lý tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại công Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

1. Thông tư 105/2021/TT-BTC áp dụng đối với các đối tượng sau:

Một là, trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên (bao gồm cả Kiểm soát viên tài chính) trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây viết tắt là công ty TNHH MTV):

- Kiểm soát viên công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây viết tắt là Kiểm soát viên) là cá nhân do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thực hiện các quy định tại Điều 103, Điều 104, Điều 105, Điều 107, Điều 108 Luật Doanh nghiệp và quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

- Kiểm soát viên tài chính là cá nhân do Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Trưởng ban kiểm soát là cá nhân do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thực hiện các quy định tại Điều 103, Điều 104, Điều 105, Điều 106 và Điều 108 của Luật Doanh nghiệp.

Hai là, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Ba là, công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Bốn là, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc trích lập, quản lý quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại công ty TNHH MTV.

2. Theo nội dung Thông tư 105/2021/TT-BTC, việc xử lý số dư cuối năm của quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và kiểm soát viên được quy định như sau:

- Trong thời hạn 15 ngày sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết toán quỹ tiền lương, thù lao và tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên theo quy định khi kết thúc năm tài chính;

- Trường hợp quỹ tiền lương, thù lao, tiền thưởng tại cơ quan đại diện chủ sở hữu còn số dư thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chuyển trả lại cho công ty TNHH MTV. Công ty TNHH MTV hạch toán số tiền nhận lại như sau:
 Đối với số dư tiền lương, thù lao của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên được nhận lại từ cơ quan đại diện chủ sở hữu: Công ty TNHH MTV thực hiện hạch toán tăng thu nhập khác;

- Đối với số dư tiền thưởng của Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên được nhận lại từ cơ quan đại diện chủ sở hữu: Công ty TNHH MTV thực hiện hạch toán tăng lợi nhuận sau thuế.

Thông tư 105/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 15/01/2022 và thay thế Thông tư 97/2017/TT-BTC ngày 27/9/2017.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 105/2021/TT-BTC tại đây:

Tệp đính kèm: 

Phát hành thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 16/11/2021, Ngân hàn Nhà nước ban hành Thông tư 17/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng.

Theo nội dung Thông tư 17/2021/TT-NHNN, việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Một là, TCPHT phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, thủ tục phát hành thẻ của cá nhân bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định tại Điều này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan về đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của TCPHT.

Hai là, TCPHT được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng phục vụ việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử; chịu trách nhiệm về rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu.

Ba là, TCPHT căn cứ điều kiện công nghệ áp dụng khi nhận biết và xác minh khách hàng để đánh giá rủi ro, quyết định áp dụng hạn mức giao dịch của khách hàng mở bằng phương thức điện tử tại khoản 2 Điều này nhưng phải đảm bảo tổng hạn mức giao dịch (bao gồm rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán) của thẻ ghi nợ hoặc thẻ trả trước định danh hoặc thẻ tín dụng của một khách hàng không vượt quá 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng và không thực hiện rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán quốc tế.

Bốn là, TCPHT được quyết định áp dụng hạn mức giao dịch của thẻ mở bằng phương thức điện tử cao hơn hạn mức quy định tại khoản 3 Điều này và được thực hiện rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, thanh toán quốc tế.

Năm là, việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử tại Điều này không áp dụng với các đối tượng tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 Thông tư này. TCPHT chỉ phát hành thẻ bằng phương thức điện tử cho khách hàng cá nhân là người nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này đối với thẻ ghi nợ.

Sáu là, việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều này còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Thông tư 17/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 17/2021/TT-NHNN tại đây:
 

Tệp đính kèm: