Di chúc là ý chí của riêng người để lại tài sản mà không phụ thuộc vào các cá nhân khác. Trong khi lập di chúc, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
Xin chào Luật sư! Hiện tại, do tuổi đã cao, nhà đông con nên trong lúc còn khỏe mạnh minh mẫn, bản thân tôi muốn lập di chúc để phân chia tài sản cho các con, cháu sau khi mất. Tuy nhiên tôi chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này, xin hỏi Luật sư khi tôi lập di chúc thì có cần chữ ký của tất cả các con không? Mong các Luật sư giải đáp thắc mắc này cho tôi, xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Với nội dung câu hỏi của bạn thì Luật sư có quan điểm tư vấn như sau:
Thứ nhất, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các vấn đề về khái niệm, điều kiện và quyền của người lập di chúc đã được quy định rất rõ trong các Điều 624, Điều 625, Điều 626 và Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.
Theo đó, di chúc là ý chí của riêng người để lại tài sản mà không phụ thuộc vào các cá nhân khác (Điều 624 BLDS). Về người lập di chúc, Điều 625 BLDS khẳng định người đã thành niên có toàn quyền định đoạt tài sản của mình. Không chỉ vậy, về quyền của người lập di chúc, Điều 626 BLDS nêu rõ các quyền như sau:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Đồng thời, trong khi lập di chúc, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS).
Thứ hai, tại Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có thể lập bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Theo đó, di chúc chỉ có chữ ký của người khác trong các trường hợp sau:
- Di chúc miệng, di chúc trong trường hợp này chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn các điều kiện nêu tại khoản 5 Điều 630 BLDS. Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, sau đó trong vòng 05 ngày sau di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Lập di chúc
Do đó, trong trường hợp này, di chúc sẽ có chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng và xác nhận chữ ký của người làm chứng do cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên thực hiện.
- Trường hợp di chúc được lập bằng văn bản có người làm chứng. Căn cứ vào các quy định tại Điều 632 BLDS 2015, thì khi người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, di chúc được lập sẽ cần cả chữ ký của người lập di chúc và ít nhất 02 người làm chứng.
Ngoài ra, về điều kiện của người làm chứng đã được quy định rất rõ trong Điều 634 BLDS, theo đó mọi người đều có quyền làm chứng trong trường hợp này, chỉ trừ những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 644 BLDS quy định về người thừa kế theo di chúc, Điều 651 BLDS quy định về người thừa kế theo pháp luật, thì trong trường hợp này con cái của người lập di chúc không có quyền làm chứng đồng thời ký vào di chúc của cha mẹ mình.
Như vậy, từ các căn cứ trên, có thể thấy khi bạn lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả con cái, hay nói cách khác, khi bạn lập di chúc thì không cần phải có sự đồng ý của các con. Việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn dự vào ý chí của bạn. Đồng thời trong mọi trường hợp di chúc của bạn cũng không cần có chữ ký của các con.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu bạn còn những vướng mắc cụ thể, bạn phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật nhưng người để lại di chúc lại không định đoạt hết tài sản mà mình có thì sẽ phải chia tài sản ngoài di chúc thế nào?
Xin hỏi luật sư, trong trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật nhưng người để lại di chúc lại không định đoạt hết tài sản mà mình có. Ví dụ họ chỉ di chúc cho con 1 ngôi nhà, còn lại một số tài sản khác có giá trị như ô tô, kim loại quý họ không ghi vào di chúc thì những tài sản này sẽ phân chia như thế nào? Liệu là có chia theo pháp luật hay không, thưa luật sư?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
Thừa kế theo di chúc là gì?
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Thừa kế theo pháp luật là gì?
Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”
Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật nhưng người để lại di chúc lại không định đoạt hết tài sản mà mình có?
Trong trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật nhưng người để lại di chúc lại không định đoạt hết tài sản mà mình có (ví dụ như trường hợp mà bạn đã nêu đó là họ chỉ di chúc cho con 1 ngôi nhà, còn lại một số tài sản khác có giá trị như ô tô, kim loại quý họ không ghi vào di chúc), thì các di sản được ghi nhận trong di chúc vẫn sẽ được chia theo ý chí của người để lại di sản, còn các di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.
Điều 650 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Theo Bộ luật Dân sự 2015, di chúc là ý chí của riêng người để lại tài sản mà không phụ thuộc vào các cá nhân khác.
Xin chào Luật sư, hiện tại do tuổi đã cao, nhà đông con nên trong lúc còn khỏe mạnh minh mẫn, bản thân tôi muốn lập di chúc để phân chia tài sản cho các con, cháu sau khi mất.
Tuy nhiên, tôi chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này, xin hỏi Luật sư khi tôi lập di chúc thì có cần chữ ký của tất cả các con không? Mong các Luật sư giải đáp thắc mắc này cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Thứ nhất, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các vấn đề về khái niệm, điều kiện và quyền của người lập di chúc đã được quy định rất rõ trong các Điều 624, Điều 625, Điều 626 và Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, di chúc là ý chí của riêng người để lại tài sản mà không phụ thuộc vào các cá nhân khác (Điều 624 BLDS). Về người lập di chúc, Điều 625 BLDS khẳng định người đã thành niên có toàn quyền định đoạt tài sản của mình. Không chỉ vậy, về quyền của người lập di chúc, Điều 626 BLDS nêu rõ các quyền như sau:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Đồng thời, trong khi lập di chúc, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS).
Thứ hai, tại Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có thể lập bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Theo đó, di chúc chỉ có chữ ký của người khác trong các trường hợp sau:
- Di chúc miệng, di chúc trong trường hợp này chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn các điều kiện nêu tại khoản 5 Điều 630 BLDS. Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, sau đó trong vòng 05 ngày sau di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Do đó, trong trường hợp này, di chúc sẽ có chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng và xác nhận chữ ký của người làm chứng do cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên thực hiện.
- Trường hợp di chúc được lập bằng văn bản có người làm chứng. Căn cứ vào các quy định tại Điều 632 BLDS 2015, thì khi người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, di chúc được lập sẽ cần cả chữ ký của người lập di chúc và ít nhất 02 người làm chứng.
Ngoài ra, về điều kiện của người làm chứng đã được quy định rất rõ trong Điều 634 BLDS, theo đó mọi người đều có quyền làm chứng trong trường hợp này, chỉ trừ những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 644 BLDS quy định về người thừa kế theo di chúc, Điều 651 BLDS quy định về người thừa kế theo pháp luật, thì trong trường hợp này con cái của người lập di chúc không có quyền làm chứng đồng thời ký vào di chúc của cha mẹ mình.
Như vậy, từ các căn cứ trên, có thể thấy khi bạn lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả con cái, hay nói cách khác, khi bạn lập di chúc thì không cần phải có sự đồng ý của các con. Việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn dự vào ý chí của bạn. Đồng thời trong mọi trường hợp di chúc của bạn cũng không cần có chữ ký của các con.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, Luật Hồng Bách chúc bạn và gia đình sức khỏe, bình an!
Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Án lệ số 34/2020/AL về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường.
ÁN LỆ SỐ 34/2020/AL
Về quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường.
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 05 tháng 02 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 50/QĐ-CA ngày 25 tháng 02 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về vụ án dân sự “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” tại tỉnh Vĩnh Phúc giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Y với bị đơn là Phòng công chứng M; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyên Văn D1.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 5 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ:
Quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp mà khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi thường.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Các điều 163, 181, 634, 646, 648 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 1 Điều 105, các điều 115, 612, 624, 626 Bộ luật Dân sự năm 2015);
- Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 (tương ứng với Điều 74 Luật Đất đai năm 2013).
Từ khóa của án lệ:
“Thu hồi đất”; “Bồi thường Khi Nhà nước thu hồi đất”; “Thừa kế”; “Di chúc”.
NỘI DUNG VỤ ÁN:
Theo đơn khởi kiện đề ngày 26-6-2013 và các lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là ông Trần Văn Y trình bày: Thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 tại khu M, phường N, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc có nguồn gốc là do ông nhận chuyển nhượng của cụ Nguyễn Thị C (tức T, T1) từ năm 1987. Việc chuyển nhượng đất và hoa màu liên quan đến thửa đất này giữa ông và cụ C có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân phường đồng ý cho ông đến ở cùng với cụ T1. Năm 1988, Ủy ban nhân dân phường đồng ý cho ông đứng tên thửa đất này và đổi sang một thửa đất khác vì thửa đất này giáp với đầm nước không tiện cho việc chăm sóc con nhỏ. Nhưng do không đủ điều kiện làm nhà nên ông không đổi đất nữa.
Năm 1998, ông và cụ C làm giấy tờ chuyển nhượng thửa đất trên với giá 140.000.000 đồng. Mặc dù việc trả tiền không được các bên viết giấy biên nhận, nhưng có 02 người là bà Nguyễn Thị B (đã chết) và bà Trần Thị K (ở xóm D, phường Đ) chứng kiến việc ông trả tiền cho cụ C. Khi chuyển nhượng ông và cụ C đã lập Hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi ngày 08-02-1998 và nộp tại Ủy ban nhân dân phường. Năm 2008, gia đình ông không ở trên thửa đất này nữa do đất bị giải phóng mặt bằng.
Năm 2009, giữa ông và gia đình cụ Nguyễn Văn D xảy ra tranh chấp đối với thửa đất trên. Năm 2013, ông được biết Phòng công chứng M đã công chứng Di chúc của cụ Nguyễn Văn D và công chứng Văn bản công bố di chúc của cụ D và cụ Nguyễn Thị T1 ngày 26-01-2011. Theo các văn bản trên thì cụ D có quyền sở hữu, sử dụng 1 phần thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 khu M, phường N, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc; ông Nguyễn Văn D1 là người được hường thừa kế của cụ D và cụ C đối với thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 diện tích 299,8 m2 tại khu M. Việc công chứng này không đúng quy định của pháp luật và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình ông nên ông đề nghị Tòa án tuyên bố 02 văn bản công chứng trên vô hiệu.
Bị đơn là Phòng công chứng M (do người đại diện) trình bày: Ngày 14-01-2011, ông Nguyễn Văn D1 chở cụ Nguyễn Văn D đến Phòng công chứng M và yêu cầu công chứng di chúc của cụ D. Theo cụ D khai thì cụ và cụ T1 lấy nhau không đăng ký kết hôn (hôn nhân thực tế), cụ T1 không sinh nở được nên cụ D lấy người khác nhưng không ly hôn với cụ T1. Nhà và đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 tại khu M là tài sản chung hợp nhất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa cụ D và cụ C.
Về giấy tờ chứng minh tài sản kèm theo yêu cầu công chứng di chúc, cụ D và anh D1 xuất trình:
- Di chúc của cụ T1 đã được Ủy ban nhân dân phường S, huyện K, tỉnh Hưng Yên chứng thực theo đó cụ T1 công nhận tài sản trên (thửa đất 38, Tờ bản đồ số 13) là tài sản chung hợp nhất với cụ D nên cụ T1 chỉ công chứng di chúc phần của cụ Cho ông D1. Phòng công chứng M xét thấy di chúc của cụ T1 là hợp pháp.
- Giấy tờ mua bán (bản gốc) của cụ D mua của ông Đ (văn tự bán ruộng này có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã T), sau đó đổi cho HTX N lấy thửa ruộng cánh đồng M, nay là thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13.
- Công văn số 405/UBND-TD của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc giải quyết Khiếu nại của công dân.
- Công văn số 372/UBND-KNTC ngày 07-7-2011 của Ủy ban nhân dân thành phố V trả lời đơn của ông Nguyễn Văn D.
Hai văn bản này khẳng định thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 là đất ở, là căn cứ để bồi thường giải phóng mặt bằng.
Tại thời điểm lập di chúc, mặc dù cụ D đã trên 90 tuổi nhưng vẫn còn tỉnh táo, minh mẫn, nhận thức rõ việc làm của mình. Cùng hàng thừa kế thứ nhất là vợ, con, bố, mẹ của cụ D chỉ còn lại một mình ông D1, không có ai còn vị thành niên, yếu, thiểu năng trí tuệ không tự nuôi sống được theo quy định của pháp luật dân sự vì vậy nên việc cụ D có di chúc trao tất cả phần tài sản của mình cho ông D1 là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật dân sự về di chúc. Sau khi xem xét các vấn đề nêu trên, Phòng công chứng M thấy rằng việc lập di chúc của cụ D là hoàn toàn chính đáng, nội dung di chúc đúng pháp luật nên Phòng công chứng đã làm di chúc cho cụ D. Ngày 15-01-2011, cụ D đã đến Phòng công chứng để điểm chỉ vào bản di chúc. Trước khi điểm chỉ, công chứng viên đã đọc lại toàn bộ nội dung di chúc cho cụ nghe, cụ hoàn toàn nhất trí.
Sau khi cụ D mất, bản di chúc của cụ có hiệu lực pháp luật, ông D1 đến Phòng công chứng yêu cầu công bố di chúc và Phòng công chứng đã tiến hành việc công bố theo quy định của pháp luật. Trong quá trình công chứng và công bố di chúc của cụ D, Phòng công chứng không nắm được thông tin thửa đất trên đang có tranh chấp. Quan điểm của Phòng công chứng là đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn D1 trình bày:
Bố ông là cụ D và mẹ ông là cụ C kết hôn năm 1957. Năm 1959, bố mẹ ông mua 01 mảnh đất của ông Đ ở xóm S, phường Đ, thị xã V. Do bố mẹ ông không có con chung nên khoảng năm 1969-1970 cụ C đồng ý cho cụ D lấy cụ H (mẹ đẻ của ông) sống ở khu M, phường N. Năm 1976, cụ D mua ngôi nhà số 24 N để làm nghề cắt tóc. Cụ T ở ngôi nhà 60 N, cụ D và cụ H ở khu M. Sau Khi sinh ra ông, cụ H mất. Năm 1968, cụ C bán nhà số 60 N và mua nhà ở phố C. Năm 1986, cụ C bán nhà ở phố C về Hưng Yên sống. Năm 1988, cụ C lại quay về V sống và làm nhà trên thửa đất ngõ 3 tô T. Nhưng vì mảnh đất này nhiều mồ mả nên cụ chuyển về sống ở khu M với cụ D và các con. Từ năm 2006, cụ C quay về Hưng Yên, ông và cụ D đến để quản lý thửa đất ở khu M nhưng ông Y không đồng ý. Việc ông Y đề nghị Tòa án tuyên bố 02 hai văn bản công chứng trên vô hiệu, ông không đồng ý.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2014/DS-ST ngày 28-4-2014, Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định:
- Tuyên bố Văn bản Công chứng Di chúc của Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc ngày 15-01-2011 đối với Di chúc của cụ Nguyễn Văn D, sinh năm 1919 và Văn bản Công chứng Văn bản công bố di chúc của Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc ngày 26-01-2011 công bố Di chúc ngày 16-12-2009 của cụ Nguyễn Thị T1 (T), sinh năm 1924 và Di chúc ngày 15-01-2011 của cụ Nguyễn Văn D, sinh năm 1919 vô hiệu.
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí.
Ngày 12-5-2014, ông Nguyễn Văn D1 kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 23/2015/DS-PT ngày 27-4-2015, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định: Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2014/DS-ST ngày 28-4-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên.
Ngày 11-4-2016, ông Nguyễn Văn D1 có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định số 08/2018/KN-DS ngày 26-4-2018, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 23/2015/DS-PT ngày 27-4-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2014/DS-ST ngày 28-4-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
[1] Cụ Nguyễn Văn D và cụ Nguyễn Thị C (tên gọi khác là T, T1) chung sống với nhau từ năm 1957 nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 1959, cụ D mua thửa đất ở xứ M của ông Nguyễn Văn Đ, sau đó đổi cho Hợp tác xã N lấy thửa ruộng ở đồng M, nay là thửa đất số 38, tờ bản đồ số 13. Khoảng năm 1969-1970 cụ D chung sống với cụ H và sinh ra ông Nguyễn Văn D1.
[2] Ngày 16-12-2009, cụ C lập di chúc với nội dung để lại một phần tài sản là bất động sản tại thửa đất số 38, tờ bản đồ số 13 nêu trên cho con trai tôi (ông Nguyễn Văn D1). Ngày 15-01-2011, cụ D lập di chúc tại Phòng công chứng M, tỉnh Vĩnh Phúc với nội dung để lại phần tài sản của mình tại thửa đất nêu trên cho ông D1, Khi Nhà nước thu hồi, bồi thường bằng tái định cư (hoặc nhận tiền) và bồi thường tài sản trên đất thì ông D1 được đứng tên và nhận tiền. Ngày 07-9-2010, cụ C chết. Ngày 21-01-2011, cụ D chết. Sau Khi cụ D và cụ C chết, ngày 26-01-2011, Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc (sau đây viết tắt là Phòng công chứng M) có Văn bản công bố Di chúc ngày 16-12-2009 của cụ T1 và Di chúc ngày 15-01-2011 của cụ D đối với di sản của hai cụ là thửa số 38, Tờ bản đồ số 13 khu M, phường N, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc.
[3] Ông Trần Văn Y cho rằng thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 khu M nêu trên ông đã mua của cụ C từ năm 1987, đến năm 1998 thì hai bên lập Giấy bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc Phòng công chứng M công chứng di chúc của cụ D, Văn bản công bố di chúc của hai cụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình ông nên ông khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố các văn bản công chứng trên vô hiệu.
[4] Theo quy định tại Điều 45 Luật Công chứng thì người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu gồm có: “Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Để chứng minh mình có quyền, lợi ích liên quan đến văn bản công chứng, quyền khởi kiện, ông Y xuất trình: giấy ủy nhiệm chi ngày 20-5-2005, số tiền 100.000.000 đồng, Hợp đồng ủy quyền ngày 23-7-2009 của cụ C cho ông, Giấy bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất thổ cư ngày 08-02-1998, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 08-02-1998 giữa cụ C và ông... kèm theo đơn khởi kiện.
Tuy nhiên, thửa đất tại xứ M là tài sản chung của cụ C và cụ D nhưng các tài liệu do ông Y xuất trình thể hiện chỉ có cụ C chuyển nhượng cho ông Y mà chưa có ý kiến của cụ D. Trường hợp chỉ cụ C tự ý định đoạt tài sản chung của hai cụ mà không có sự đồng ý của cụ D thì cần xem xét tính hợp pháp của hợp đồng chuyển nhượng giữa cụ C và ông Y. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm chưa xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ do ông Y cung cấp và đánh giá hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Y và cụ C để từ đó xác định ông Y có quyền, lợi ích đối với di sản là thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 18 và có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố các văn bản công chứng vô hiệu hay không mà chỉ xem xét nội dung, hình thức, thủ tục của các văn bản công chứng và tuyên bố các văn bản này vô hiệu là chưa đủ căn cứ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Văn D1.
[5] Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban nhân dân thành phố V nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ Có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.
Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào Bản án số 45/2009/DS-PT ngày 22-5-2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (trong Khi tại bản án phúc thẩm này Hội đồng xét xử chỉ tuyên hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án) để xác định tại thời điểm cụ D lập di chúc, di sản là một phần tài sản (bất động sản tại thửa số 38, Tờ bản đồ số 13) không còn nữa là chưa chính xác. Do đó, Khi giải quyết lại vụ án cần xem xét đồng thời giá trị pháp lý của hợp đồng mua bán nhà, đất giữa ông Trần Văn Y với cụ Nguyễn Thị C và tính hợp pháp của bản di chúc do cụ D, cụ C lập cũng như Văn bản công bố di chúc mới giải quyết triệt để vụ án và bảo đảm quyền, lợi ích của các đương sự.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 337; khoản 3 Điều 343 và Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
1. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 23/2015/DS-PT ngày 27-4-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2014/DS-ST ngày 28-4-2014 của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về vụ án “Tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” giữa nguyên đơn là ông Trần Văn Y với bị đơn là Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn D1.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[5]... di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban nhân dân thành phố V nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1...”
( Án lệ này do Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao đề xuất.)
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 403 tầng, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Ông nội tôi viết nhiều di chúc khác nhau để lại tài sản cho tôi. Xin hỏi luật sư các bản di chúc mà ông tôi viết có hợp pháp không? Tôi có được hưởng thừa kế ở tất cả các di chúc không?
Câu hỏi: Kính chào Luật sư, tôi xin trình bày vụ việc cụ thể như sau: Tháng 6/2021 ông nội tôi có lập di chúc là để lại cho tôi một mảnh vườn cạnh nhà. Mảnh vườn này là bố của ông nội tặng cho ông.
Đến ngày 22/9/2021 thì ông nội tôi lập một bản di chúc khác là để lại cho tôi một số tiền là 1.000.000.000 đồng. Cả hai bản di chúc đều viết tay, không có công chứng, chứng thực.
Xin hỏi Luật sư, vậy trong hai bản di chúc này, bản di chúc nào mới là hợp lệ?
Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách có ý kiến tư vấn như sau:
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy nội dung di chúc thể hiện mục đích dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống và di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết. Tức là người để lại tài sản đã chết thì người được hưởng di sản theo di chúc mới có quyền định đoạt, sở hữu, sử dụng về tài sản này hợp pháp. Một di chúc được coi là hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện chung sau: Trong lúc lập di chúc người lập di chúc minh mẫn, tỉnh táo, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; nội dung của di chúc không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của luật, hình thức không trái với quy định của pháp luật.
Bộ Luật dân sự không quy định một người được phép lập lập bao nhiêu di chúc và cũng không quy định tài sản một người chỉ được lập vào một di chúc. Chỉ cần di chúc định đoạt tài sản đó là di chúc cuối cùng và đảm bảo điều kiện có hiệu lực của di chúc thì được coi là hợp pháp.
Ngoài những điều kiện chung trên, di chúc cần phải thỏa mãn điều kiện về mặt hình thức, nội dung. Cụ thể:
Về mặt hình thức của di chúc:
Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc, là căn cứ pháp lí làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc và là chứng cứ bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Do đó di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Có hai loại hình thức di chúc là hình thức di chúc bằng văn bản và hình thức di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản được quy định tại điều 628 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Trường hợp bạn đưa ra là di chúc viết bằng tay, không có công chứng, chứng thực thì phải thỏa mãn các điều kiện chung kể trên quy định tại khoản 1, 4 điều 630 Bộ luật dân sự 2015. Tại điều 633 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng theo đó người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định về nội dung của di chúc dưới dây.
Về mặt nội dung của di chúc:
Di chúc hợp pháp phải có đầy đủ các nội dung quy định tại điều 631 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”
Trường hợp của bạn là ông nội có hai bản di chúc, một bản lập vào tháng 6/2021 có nội dung để lại cho bạn một mảnh vườn và bản di chúc lập ngày 22/09/2021 có nội dung để lại cho bạn số tiền là 1.000.000.000 đồng. Hai bản di chúc này có nội dung khác nhau nhằm định đoạt các tài sản khác nhau nên theo quy định của pháp luật cả hai bản di chúc đều có hiệu lực nếu thỏa mãn các điều kiện chung, điều kiện về mặt nội dung, hình thức nêu trên. Do đó bạn được hưởng phần thừa kế gồm một mảnh vườn và 1.000.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những nội dung chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Di chúc là ý chí của riêng người để lại tài sản mà không phụ thuộc vào các cá nhân khác. Trong khi lập di chúc, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
Xin chào Luật sư! Hiện tại, do tuổi đã cao, nhà đông con nên trong lúc còn khỏe mạnh minh mẫn, bản thân tôi muốn lập di chúc để phân chia tài sản cho các con, cháu sau khi mất. Tuy nhiên tôi chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này, xin hỏi Luật sư khi tôi lập di chúc thì có cần chữ ký của tất cả các con không? Mong các Luật sư giải đáp thắc mắc này cho tôi, xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Với nội dung câu hỏi của bạn thì hongbach.vn có quan điểm tư vấn như sau:
Thứ nhất, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, các vấn đề về khái niệm, điều kiện và quyền của người lập di chúc đã được quy định rất rõ trong các Điều 624, Điều 625, Điều 626 và Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015 (BLDS).
Theo đó, di chúc là ý chí của riêng người để lại tài sản mà không phụ thuộc vào các cá nhân khác (Điều 624 BLDS). Về người lập di chúc, Điều 625 BLDS khẳng định người đã thành niên có toàn quyền định đoạt tài sản của mình. Không chỉ vậy, về quyền của người lập di chúc, Điều 626 BLDS nêu rõ các quyền như sau:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Đồng thời, trong khi lập di chúc, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS).
Thứ hai, tại Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có thể lập bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Theo đó, di chúc chỉ có chữ ký của người khác trong các trường hợp sau:
- Di chúc miệng, di chúc trong trường hợp này chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn các điều kiện nêu tại khoản 5 Điều 630 BLDS. Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, sau đó trong vòng 05 ngày sau di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Do đó, trong trường hợp này, di chúc sẽ có chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng và xác nhận chữ ký của người làm chứng do cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên thực hiện.
- Trường hợp di chúc được lập bằng văn bản có người làm chứng. Căn cứ vào các quy định tại Điều 632 BLDS 2015, thì khi người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, di chúc được lập sẽ cần cả chữ ký của người lập di chúc và ít nhất 02 người làm chứng.
Ngoài ra, về điều kiện của người làm chứng đã được quy định rất rõ trong Điều 634 BLDS, theo đó mọi người đều có quyền làm chứng trong trường hợp này, chỉ trừ những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 644 BLDS quy định về người thừa kế theo di chúc, Điều 651 BLDS quy định về người thừa kế theo pháp luật, thì trong trường hợp này con cái của người lập di chúc không có quyền làm chứng đồng thời ký vào di chúc của cha mẹ mình.
Như vậy, từ các căn cứ trên, có thể thấy khi bạn lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phải phụ thuộc vào bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả con cái, hay nói cách khác, khi bạn lập di chúc thì không cần phải có sự đồng ý của các con. Việc quyết định ai là người được hưởng di sản thừa kế và hưởng phần di sản thừa kế như thế nào hoàn toàn dự vào ý chí của bạn. Đồng thời trong mọi trường hợp di chúc của bạn cũng không cần có chữ ký của các con.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, Luật Hồng Bách chúc bạn và gia đình sức khỏe, bình an!
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội