Bạn đang ở đây

chia tài sản

Phân chia tài sản khi ly hôn và những quy định của pháp luật

Thời gian đọc: 0 Phút
Góc pháp luật trên kênh pháp thanh ON 365FM với chủ đề Phân chia tài sản khi ly hôn với sự tham gia, chia sẻ của Luật sự Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự.

Vợ có được chia đất của bố mẹ chồng khi ly hôn?

Thời gian đọc: 7 Phút
Vợ có được chia nhà đất của bố mẹ chồng khi ly hôn? Cách xác định tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Cô T có 1 đứa con trai sinh năm 1997, kết hôn năm 2015. Con trai và vợ ở nhờ trên mảnh đất và căn nhà đứng tên vợ chồng cô T.

Trong thời gian hôn nhân, cô T có mua và cho con trai đứng tên một chiếc ô tô. Nay người con dâu muốn ly hôn, yêu cầu chia tài sản là căn nhà, mảnh đất hai vợ chồng đang sinh sống cùng với đó là chiếc ô tô người con trai cô T đang đứng tên.

Cô T muốn hỏi người con dâu có được quyền yêu cầu chia những tài sản trên không? 

Trong buổi trả lời trực tiếp trên Tuyền hình Quốc hội, Luật sư Nguyễn Hồng Bách - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Luật Hồng Bách và Cộng sự có tư vấn như sau:

Với tài sản là căn nhà và mảnh đất vợ chồng con trai cô T đang sinh sống nhưng đứng tên vợ chồng cô T, Luật Đất đai năm 2013 quy định: 
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu (QSH) nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Người sử dụng đất được nhà nước xác định qua việc được có tên trong GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản gắn liền trên đất; chỉ người có tên trong GCNQSDĐ mới được coi là chủ sử dụng hợp pháp của mảnh đất.

Về tài sản gắn liền với đất là căn nhà được vợ chồng cô T xây dựng. Mảnh đất và tài sản gắn liền trên đất cấp đứng tên vợ chồng cô T nên cô và chồng có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn với mảnh đất, căn nhà. 

Vợ chồng cô T chưa làm hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng mảnh đất và căn nhà cho con trai nên về mặt pháp lý, vợ chồng cô T là người sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liên với đất. 

Về chiếc ô tô được cô T mua tặng, cho con trai đứng tên sau khi con trai kết hôn. Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) 2014 quy định: 

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng: 

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Chiếc xe ô tô được coi là tài sản chung của hai vợ chồng người con. Việc chia tài sản chung sau ly hôn được Luật HN&GĐ 2014 quy định:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn: 

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, với tài sản chung là chiếc xe ô tô thì trước hết các bên vợ chồng thực hiện thỏa thuận chia tài sản. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận, Tòa án sẽ thực hiện việc chia tài sản theo nguyên tắc chia đôi. Tuy nhiên trong một số trường hợp, Tòa cũng sẽ xét đến các yếu tố khác để có thể chia phần nhiều cho một bên. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666: Fax: 024.62.55.88.66
Email: bach@hongbach.vn; Web: hongbach.vn

Quy định của pháp luật về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng

Thời gian đọc: 4 Phút
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Nếu người vợ trong gia đình được bố mẹ tặng cho riêng một căn nhà và đem nhà đó cho thuê. Số tiền cho thuê nhà đó có được coi là tài sản riêng của vợ không hay được tính là thu nhập phát sinh trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của hai vợ chồng, thưa luật sư?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý                                       

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (HNGĐ)

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Điều 33 Luật HNGĐ quy định về Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Như vậy, Điều 33 Luật HNGĐ đã quy định rõ Tài sản chung của vợ chồng bao gồm cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.

Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Từ những quy định nêu trên, có thể thấy khoản tiền cho thuê nhà trong trường hợp bạn vừa nêu trên được coi là lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và là tài sản chung của vợ chồng

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tài sản vợ chồng mua được trong thời kỳ hôn nhân quy định thế nào?

Thời gian đọc: 7 Phút
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Thưa luật sư, luật sư có thể giải thích quy định pháp luật hiện nay quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng? Có phải mọi tài sản vợ chồng mua sắm được trong thời kỳ kết hôn đều đương nhiên được coi là tài sản chung hay không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý                                       

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (HNGĐ)

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Điều 33 Luật HNGĐ quy định về Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Để xác định tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng cần xem xét các tài sản và đối chiếu theo quy định của pháp luật thì chúng ta mới có thể xác định được tài sản đó là tài sản riêng hay là tài sản chung của vợ chồng.

Điều 40 Luật HNGĐ Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về Điều 33 Luật HNGĐ như sau:

Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Tài sản riêng của vợ, chồng là gì?

Điều 43. Luật HNGĐ quy định về Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về Điều 43 Luật HNGĐ như sau:

Điều 11 Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Như vậy, đối với câu hỏi “mọi tài sản vợ chồng mua sắm được trong thời kỳ kết hôn đều đương nhiên được coi là tài sản chung hay không?” thì trong trường hợp này chúng ta phải hiểu là không phải mọi tài sản vợ chồng mua sắm được trong thời kỳ kết hôn đều đương nhiên được coi là tài sản chung bởi rất có thể tài sản đó có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng của vợ hoặc của chồng.

Do đó, để xác định tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng cần xem xét các tài sản và đối chiếu theo quy định của pháp luật thì chúng ta mới có thể xác định được tài sản đó là tài sản riêng hay là tài sản chung của vợ chồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Phòng 403, tầng 4 số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Di chúc không định đoạt hết tài sản thì chia thế nào?

Thời gian đọc: 6 Phút
Trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật nhưng người để lại di chúc lại không định đoạt hết tài sản mà mình có thì sẽ phải chia tài sản ngoài di chúc thế nào?

Xin hỏi luật sư, trong trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật nhưng người để lại di chúc lại không định đoạt hết tài sản mà mình có. Ví dụ họ chỉ di chúc cho con 1 ngôi nhà, còn lại một số tài sản khác có giá trị như ô tô, kim loại quý họ không ghi vào di chúc thì những tài sản này sẽ phân chia như thế nào? Liệu là có chia theo pháp luật hay không, thưa luật sư? 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý     

- Bộ luật Dân sự 2015 

Thừa kế theo di chúc là gì?

Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

 Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:  

“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.”

Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

 

Trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật nhưng người để lại di chúc lại không định đoạt hết tài sản mà mình có?

Trong trường hợp di chúc có hiệu lực pháp luật nhưng người để lại di chúc lại không định đoạt hết tài sản mà mình có (ví dụ như trường hợp mà bạn đã nêu đó là họ chỉ di chúc cho con 1 ngôi nhà, còn lại một số tài sản khác có giá trị như ô tô, kim loại quý họ không ghi vào di chúc), thì các di sản được ghi nhận trong di chúc vẫn sẽ được chia theo ý chí của người để lại di sản, còn các di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 650 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Không phải mọi tài sản vợ chồng có trong thời kỳ kết hôn đều là tài sản chung

Thời gian đọc: 7 Phút
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thưa luật sư, luật sư có thể giải thích quy định pháp luật hiện nay quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng? Có phải mọi tài sản vợ chồng mua sắm được trong thời kỳ kết hôn đều đương nhiên được coi là tài sản chung hay không?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý     

- Luật Hôn nhân Gia đình (HNGĐ) 2014

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Tài sản chung và riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định thể nào?

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Điều 33 Luật HNGĐ quy định về Tài sản chung của vợ chồng

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Điều 40 Luật Hôn nhân Gia đình quy định: Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về Điều 33 Luật Hôn nhân Gia đình như sau:

Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Tài sản riêng của vợ, chồng là gì?

Điều 43. Luật HNGĐ quy định về Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về Điều 43 Luật HNGĐ như sau:

Điều 11 Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Như vậy, đối với câu hỏi “mọi tài sản vợ chồng mua sắm được trong thời kỳ kết hôn đều đương nhiên được coi là tài sản chung hay không?” thì trong trường hợp này chúng ta phải hiểu là không phải mọi tài sản vợ chồng mua sắm được trong thời kỳ kết hôn đều đương nhiên được coi là tài sản chung bởi rất có thể tài sản đó có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng của vợ hoặc của chồng.

Do đó, để xác định tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng cần xem xét các tài sản và đối chiếu theo quy định của pháp luật thì chúng ta mới có thể xác định được tài sản đó là tài sản riêng hay là tài sản chung của vợ chồng.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Vợ làm nội trợ, chồng kiếm tiền mua đất có được coi là tài sản chung không?

Thời gian đọc: 6 Phút
Điều 33 Luật hôn nhân gia đình ở trên quy định rất rõ “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng".

Thưa luật sư, trường hợp người vợ ở nhà nội trợ, người chồng đi làm kiếm tiền sau đó mua nhà trong thời kỳ hôn nhân thì theo quy định pháp luật trường hợp này ngôi nhà đó có phải là tài sản riêng của người chồng không hay vẫn thuộc tài sản chung của cả hai vợ chồng?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý     

- Luật Hôn nhân Gia đình (HNGĐ) năm 2014.

- Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Tài sản chung là gì?

Tại Điều 33 Luật HNGĐ quy định về Tài sản chung của vợ chồng

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Căn cứ theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.

Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Tài sản riêng của vợ, chồng là gì?

Điều 43. Luật HNGĐ quy định về Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về Điều 43 Luật HNGĐ như sau:

Điều 11 Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Như vậy, quy định đã nêu tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình ở trên quy định rất rõ “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng".

Do đó, nếu tài sản này không phải do người chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì tài sản là nhà đã mua thuộc về tài sản chung của vợ chồng.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Vợ, chồng đã chia tài sản chung thì có được thừa kế tài sản của nhau nữa không?

Thời gian đọc: 6 Phút

Thưa luật sư, tôi được biết, hiện nay luật hôn nhân và gia đình có quy định cho phép về việc vợ chồng được phân chia tài sản chung và có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Vậy trong trường hợp hai vợ chồng đã phân chia tài sản chung, nay một người qua đời thì người còn lại có được hưởng di sản thừa kế của người kia hay không, thưa luật sư?

Nếu vợ chồng đang xin ly hôn hoặc kết hôn với người khác thì sao? Pháp luật có cho phép việc người này thừa kế của người kia trong trường hợp này hay không?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý                                            

- Bộ luật dân sự 2015

- Luật Hôn nhân gia đình 2014

Vợ, chồng đã chia tài sản chung thì có được thừa kế tài sản

Về khái niệm Tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Điều 33 Luật HNGĐ 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Điều 43 Luật HNGĐ 2014 quy định về Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 655 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh về Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác

“1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.”

Như vậy:

Trong trường hợp hai vợ chồng vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân nhưng có thỏa thuận về việc chia tài sản chung, nay một người qua đời thì người còn lại vẫn được hưởng di sản thừa kế của người kia (Trong trường hợp một người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.)

Trong trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn (Đã có quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật) và đã phân chia tài sản chung thì khi một người qua đời thì người còn lại sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật của người kia .

Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Án lệ số 26: Về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản

Thời gian đọc: 20 Phút
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông quangày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông quangày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 06/2017/DS-GĐT ngày 27-3-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản chung” ở Hà Nội giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1. Người đại diện cho các đồng nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 và bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C. Người đại diện cho các đồng bị đơn theo ủy quyền là ông Lê Hồng L. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 5, 6, 7 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990.

Từ khóa của án lệ:

“Chia di sản thừa kế”; “Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế”; “Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện ngày 02-11-2010 và quá trình tố tụng, đại diện các nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 trình bày: Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T sinh được 8 người con gồm các ông, bà: Cấn Xuân V, Cấn Thị N1, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn Văn S (chết năm 2008) có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn Thùy L và Cấn Hoàng K.

Năm 1972 cụ T chết. Năm 1973, cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L sinh được 4 người con là các ông, bà: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Anh C và Cấn Thị T2.

Sinh thời cụ K, cụ T tạo lập được 612m2 đất, trên đất có 2 căn nhà 3 gian, tọa lạc tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002 đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Sau khi cụ T chết, toàn bộ nhà đất nêu trên do cụ K và cụ L quản lý. Năm 2002 cụ K chết, khối tài sản này do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý.

Cụ K và cụ T chết không để lại di chúc. Nay các đồng nguyên đơn là con cụ K với cụ T khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K theo quy định của pháp luật, trong đó bà N1, bà N2, bà M1, bà T1, bà H, ông T, bà C và bà Nguyễn Thị M (vợ ông S) đề nghị kỷ phần ông, bà được hưởng giao lại cho ông V làm nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.

Bị đơn là cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C trình bày:Vềquan hệ huyết thống và di sản thừa kế như nguyên đơn trình bày là đúng. Cụ L thừa nhận trước khi kết hôn với nhau, cụ K đã có các tài sản là 3 gian nhà cấp 4 lợp rạ và 3 gian bếp trên diện tích đất 612m2. Quá trình quản lý, sử dụng, vợ chồng cụ có cải tạo và xây dựng lại một số công trình phụ, tường bao như hiện nay. Năm 2002, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Thời điểm này hộ cụ K có 06 người gồm: Cụ K, cụ L, ông T, bà M2, bà T2 và ông C. Nay các nguyên đơn khởi kiện, cụ L và ông C đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Bà Cấn Thị C, bà Cấn Thị T2, bà Cấn Thị M2, bà Nguyễn Thị M, bà Lê Thị H thừa nhận quan hệ huyết thống như nguyên đơn, bị đơn khai và đề nghị giải quyết theo pháp luật. Nếu yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận, kỷ phần của bà Nguyễn Thị M, bà C giao lại cho ông V; kỷ phần của bà M2 để lại cho ông C; bà T2 xin được nhận kỷ phần của mình.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1:

Cụ thể: Xác nhận khối tài chung gồm nhà cấp 4, nhà thờ, bếp, sân gạch, tường bao, lán lợp xi măng, nhà tắm, bình inox, tường bao trên diện tích đất 612m3 tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội có trị giá 1.565.504.366 đồng trong đó phần tài sản của cụ K + cụ T có trị giá 1.536.331.972 đồng, phần tài sản của cụ K+ cụ L phát triển có trị giá 21.338.977 đồng, tài sản vợ chồng ông C, bà H phát triển có trị giá 7.833.417 đồng.

Cụ T chết năm 1972, chia tài sản chung của cụ T cho các con là ông V, bà N2, bà T1, bà H, ông T, bà N1, bà M1 và ông S mỗi người được hưởng 96.020.748 đồng, ông S đã chết nên phần của ông S do vợ là bà Nguyễn Thị M và 02 con là cháu L và cháu K hưởng.

Cụ K chết năm 2002 hàng thừa kế thứ nhất của cụ K là ông V, bà N2, bà T, bà H, ông T, bà N1, bà M1 và ông S đã chết nên phần ông S do vợ ông S là bà Nguyễn Thị M và hai con là cháu L và cháu K hưởng, cụ L, ông C, bà C, bà M2, bà T2 mỗi người được hưởng 30.365.575 đồng.

Chấp nhận sự tự nguyện của bà N2, bà N1, bà T1, bà H, ông T, bà C, bà M1 và bà Nguyễn Thị M vợ ông S cho ông V tài sản.

Chấp nhận sự tự nguyện của bà M2 cho ông C tài sản.

Chia hiện vật cụ thể:

Giao ông Cấn Xuân V sở hữu 03 gian nhà ngoài 31,4m2= 4.435.233 đồng, sân gạch = 1.456.475 đồng, tường bao xung quanh 27,63m2 = 810.488 đồng, tường bao nhà tắm hết giá trị sử dụng, tường gạch 242.804 đồng, tường hoa trước nhà thờ hết giá trị sử dụng, giếng khoan hết giá trị sử dụng, nhà cấp 4 (nhà thờ) và hiên trước nhà = 5.678.736 đồng, bếp = 3.696.503 đồng, nhà tắm 4.114.332 đồng; bình nước inox x 2m3 = 2.000.000 đồng, 02 bể nước hết giá trị sử dụng, mái tôn lợp trên sân gạch = 1.719.085 đồng, nhà chăn nuôi hết giá trị sử dụng, cổng hết giá trị sử dụng, cây cối: 01 cây na, 01 cây xoài, 01 cây bưởi = 470.000 đồng gắn với quyền sử dụng 367,1m2 đất = 917.750.000 đồng. Tổng cộng = 942.656.000 đồng, phần tài sản được hưởng 1.041.456.159 đồng, ông V còn được nhận tiền tài sản chênh lệch ở cụ L là 99.032.460 đồng. Phần tài sản ông V được hưởng 1.041.456.000đ (có sơ đồ kèm theo).

Giao cụ Nguyễn Thị L, vợ chồng ông Cấn Anh C, bà Cấn Thị M2, bà Cấn Thị T2 sở hữu 01 gian buồng 13.3m2 = 1.896.739 đồng, tường bao = 1.934.843 đồng, tường gạch = 666.841 đồng, sân gạch = 400.000 đồng, lán lợp xi măng =1.462.287 đồng, cây cối = 4.470.000 đồng gắn liền với việc sử dụng 244,9m2 đất = 612.250.000 đồng, tổng trị giá = 623.080.710 đồng, phần tài sản được hưởng 524.048.198 đồng. Cụ L và ông C phải thanh toán cho bà T2 30,365.575 đồng và phải thanh toán chênh lệch tài sản cho ông V là 99.032.503 đồng, cụ L phải tự mở cửa nhà và tự mở lối đi trên đất của mình.

Vì kèo gian buồng giữa ông V và mẹ con cụ L là vì kèo chung, ai dỡ nhà trước phải để lại cho phía bên kia.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về phần án phí.

Ngày 13-8-2012, cụ L và ông C kháng cáo.

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-PT ngày 17-6-2013, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:

Chấp nhận kháng cáo của các bị đơn, sửa bản án sơ thẩm,

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1.

Cụ thể: Xác nhận khối tài sản chung gồm nhà cấp 4, nhà thờ, bếp, sân gạch, tường bao, lán lợp xi măng, nhà tắm, bình inox, tường bao trên diện tích đất 612m2 tại thôn T, xã P, huyện Th, Hà Nội có trị giá 1.565.504.366 đồng, trong đó phần tài sản của cụ K cụ T có trị giá 1.536.331.972 đồng, phần tài sản của cụ K và cụ L phát triển có trị giá 21.338.977 đồng, tài sản của vợ chồng ông C, bà H phát triển có trị giá 7.833.417 đồng.

Cụ T chết năm 1972, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết. Có đồng thừa kế không thống nhất xác định di sản của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia, nên không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia di sản của cụ T để lại như chia tài sản chung cho 8 người con của cụ T. Do đã hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, nên những người đồng thừa kế đang quản lý di sản là cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C được tiếp tục quản lý sử dụng và sở hữu.

Cụ K chết năm 2002, hàng thừa kế thứ nhất của cụ K có 13 người gồm: cụ L, ông V, bà N2, bà T1, bà H, ông T, bà N1, bà M1, ông S đã chết nên phần ông S do vợ ông S là bà Nguyễn Thị M và hai con là cháu L, cháu K hưởng, ông C, bà C, bà M2 mỗi người được hưởng một phần bằng nhau quy thành tiền là 30.365.575 đồng.

Chấp nhận sự tự nguyện của bà N2, bà N1, bà T1, bà H, ông T, bà C, bà M1 và bà Nguyễn Thị M (vợ ông S) cho ông V tài sản.

Chấp nhận sự tự nguyện của bà M2 cho ông C tài sản.

Chia hiện vật cụ thể:

Giao cho ông Cấn Xuân V phần diện tích đất có nhà thờ được chia bởi một đường thẳng cắt ngang thửa đất, trùng với mép ngoài đầu hồi nhà chính (có sơ đồ kèm theo). Phần diện tích ông V được chia (bên có nhà thờ) có tổng diện tích là 218,2m2 (trong đó 100m2 đất ở và 118,2m2 đất vườn, có thời hạn sử dụng 50 năm), thành tiền là 545.500.000 đồng và các tài sản trên đất gồm: nhà thờ và diện tích hiên trước nhà thờ trị giá là: 5.300.888 đồng + 377.848 đồng = 5.678.736 đồng; bếp trị giá là: 3.696.503 đồng; nhà tắm trị giá là 4.114.332 đồng; téc Inox dung tích 2m3 trị giá là 2.000.000 đồng; 02 bể nước hết giá trị sử dụng. Tổng cộng trị giá tài sản trên đất là 15.489.571 đồng. Tổng cộng trị giá phần tài sản trên đất và đất ông V được chia là: 560.989.571 đồng.

Ông Cấn Xuân V không phải thanh toán phần tài sản chênh lệch trị giá 287.699.396 đồng cho cụ L và ông C.

Giao toàn bộ diện tích 393,8m2 đất (trong đó 200m2 đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài và193,8m2 đất vườn, có thời hạn sử dụng 50 năm), và toàn bộ tài sản trên đất còn lại cho cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C sở hữu và sử dụng. Cụ L và ông C có trách nhiệm thanh toán cho bà Cấn Thị T2 trị giá phần thừa kế được hưởng là 30.365.575 đồng. Cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C phải tự mở lối đi mới ra ngõ chung của xóm.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về phần án phí.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ngày 05-4-2014, bà Cấn Thị N2 đại diện các nguyên đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định số 73/2016/KN-DS ngày 15-6-2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-PT ngày 17-6-2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T có 08 người con gồm các ông bà: Cấn Xuân V, Cấn Thị N1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn Văn S (chết năm 2008, ông S có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn Thùy L, Cấn Hoàng K).

[2] Vợ chồng cụ K, cụ T tạo lập được khối tài sản gồm nhà cấp 4, bếp, nhà tắm và các công trình khác, cây cối trên diện tích đất 612m2, thửa số 120, tờ bản đồ số 11, tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội. Năm 1972 cụ T chết. Năm 1973 cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L và có 04 người con gồm các ông, bà: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Thị T2 và Cấn Anh C. Năm 2002 phần đất trên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Cuối năm 2002 cụ K chết, khối tài sản do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý, sử dụng. Các đồng nguyên đơn là các con của cụ K với cụ T yêu cầu chia tài sản chung của mẹ là cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K để lại theo quy định của pháp luật. Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất của cụ T có 09 người gồm 08 người con và chồng là cụ K. Năm 2002, cụ K chết, phần di sản của cụ K được hưởng từ di sản của cụ T được chuyển tiếp cho cụ L và các con chung của cụ K và cụ L được hưởng.

[3] Tại thời điểm các đồng nguyên đơn khởi kiện (tháng 11-2010) cụ K và ông Cấn Văn S đã chết, các thừa kế của cụ K và ông S được hưởng thừa kế chuyển tiếp đối với di sản mà cụ K, ông S được hưởng. Tòa án cấp sơ thẩm xác định tại thời điểm các đương sự khởi kiện (tháng 11-2010) là đã hết thời hiệu để chia thừa kế của cụ T, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia và tuyên chia cho 08 người con của cụ T là không đúng theo quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vì cụ L, ông C (con cụ K) không thừa nhận tài sản đang tranh chấp là di sản của cụ T chưa chia.

[4] Tòa án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ T đã hết và không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia tài sản chung đối với phần di sản của cụ T là đúng (theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại tuyên cho các đồng thừa kế đang quản lý các di sản của cụ T là cụ L và ông C được tiếp tục quản lý, sử dụng và sở hữu là không đúng.

[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.

[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.

[8] Mặt khác, nguyện vọng của các nguyên đơn thể hiện tại biên bản lấy lời khai ngày 22-12-2010 của bà Cấn Thị N2 (BL63), bà Cấn Thị N1 (BL69), bà Cấn Thị T1 (BL75), bà Cấn Thị H (BL78), bà Cấn Thị M1 (BL61) yêu cầu Tòa án chia di sản của bố mẹ để lại theo quy định của pháp luật, bản thân các bà là con gái đã đi lấy chồng, nên phần di sản các bà được chia, các bà giao lại cho ông V để ông V làm nơi thờ cúng tổ tiên; ông Cấn Xuân Tthể hiện tại biên bản lấy lời khai ngày 22-10-2010 (BL73) đề nghị Tòa án chia di sản của cha mẹ theo quy định của pháp luật để anh em ông làm nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên; bà Nguyễn Thị M (BL65) yêu cầu phần di sản chồng bà được chia, mẹ con bà xin giao lại cho ông V để ông V làm nơi thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, quá trình giải quyết, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại tuyên công nhận sự tự nguyện của các nguyên đơn cho ông V tài sản là không đúng ý chí của các đương sự.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Chấp nhận Kháng nghị số 73/2016/KN-DS ngày 15-6-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-PT ngày 17-6-2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản chung giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1 với bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (07 người).

Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.  

[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403 tầng, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

 

 

Án lệ số 38: Về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật

Thời gian đọc: 16 Phút
Án lệ số 38/2020/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13/8/2020 và được công bố theo Quyết định 276/QĐ-CA ngày 02/10/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

ÁN LỆ SỐ 38/2020/AL

Về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13 tháng 8 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 276/QĐ-CA ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 28/2019/DS-GĐT ngày 12-11-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Kiện đòi tài sản” tại tỉnh Lâm Đồng giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M và bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ, bà Phạm Thị H, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 09 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 2 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Sau khi tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì có người khác (không phải là đương sự trong vụ án đó) khởi kiện đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án không thụ lý vụ án mới. Người có yêu cầu đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Điểm c khoản 1 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 327, khoản 1 Điều 353 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Từ khóa của án lệ:

“Tài sản được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật”; “Kiện đòi tài sản”; “Không thụ lý vụ án mới”. 

NỘI DUNG VỤ ÁN:

1. Tại Đơn khởi kiện đề ngày 18-7-2011, Đơn khởi kiện bổ sung đề ngày 16-6-2015 và các lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là bà Tô Thị M (do ông Nguyễn Anh D là người đại diện hợp pháp) trình bày:

Nguồn gốc đất tại số 12 đường G, phường 5, thành phố T (trong đó có 01 phần nhà, đất tranh chấp hiện nay là số 12A đường G) là tài sản của cha mẹ bà M là cụ Tô Duy H1 và cụ Trần Thị Đ1, được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất số 6015/NĐ-XD Q3,4 ngày 18-12-1989. Nhà có cấu trúc cấp 2, hạng 3, còn 80%, nền gạch hoa, vách xây, tường đúc, mái bằng, tổng diện tích là 437,9m2, diện tích sử dụng chính là 315,17m2. Năm 1973, cụ H1 cho bà Hoàng Thị N thuê một phần nhà sau để ở (số 12A đường G).

Năm 1975, gia đình cụ H1 đòi nhà thì bà N xin ở thêm một thời gian cho đến khi tìm được nơi ở mới sẽ trả nhà. Từ sau năm 1975, gia đình cụ H1 không thu tiền thuê nhà của bà N. Năm 1980, bà N lén lút cho bà Phạm Thị H vào ở nhà đang thuê của cụ H1. Gia đình bà M đã khiếu nại việc này đến Ủy ban nhân dân phường 5, thành phố T, nhưng qua hòa giải, gia đình bà M đồng ý cho bà H ở cho đến khi tìm được nhà.

Năm 2003, bà H kê khai và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T, gia đình bà M tiếp tục yêu cầu bà H trả nhà. Năm 2011, bà H xin được giấy phép xây dựng nhà, nhưng gia đình bà M không biết. Hiện nay, nhà đất tại 12A đường G, phường 5, thành phố T do bà H và cụ Nguyễn Thị Đ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Vì vậy, bà M khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà H và cụ Đ phải hoàn trả gia đình bà M nhà đất đã chiếm dụng tại 12A đường G, phường 5, thành phố T.

2. Bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ và bà Phạm Thị H trình bày:

Năm 1994, bà H và ông Nguyễn Ngọc C (chồng của bà H) nhận chuyển nhượng của bà Hoàng Thị N căn nhà tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T và sử dụng ổn định, không có tranh chấp. Năm 2002, bà H và ông C ly hôn. Tại Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tuyên cụ Đ được sở hữu ½ căn nhà, bà H được sở hữu ½ căn nhà nêu trên do vợ chồng bà H mua chung căn nhà cùng cụ Đ (mẹ của bà H).

Ngày 12-01-2004, bà H và cụ Đ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đối với căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Tháng 3 năm 2011, bà H xin phép cơ quan có thẩm quyền cho xây dựng lại nhà, vì căn nhà xuống cấp nghiêm trọng. Khi bắt đầu xây lại nhà, bà H đã trao đổi với bà M về việc đập bức tường mà gia đình bà M tự động xây lấn sang đất của bà H, nhưng bà M không cho đập và yêu cầu bà H phải trả nhà.

Bà H và cụ Đ xác định: Căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T do bà H và cụ Đ mua hợp pháp của bà N, đồng thời đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nên không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà M.

Tại Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm và trả lại đơn khởi kiện số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định:

Đình chỉ giải quyết và trả lại đơn khởi kiện về vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 03/2012/TLDS-ST ngày 17-4-2012 về vụ án “Kiện đòi tài sản” giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M với bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ và bà Phạm Thị H.

Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 18-8-2016, ông Nguyễn Anh D là đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định sơ thẩm nêu trên.

Tại Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm các ông, bà: Tô Thị S1, Tô Duy T, Tô Duy S, Tô Thị Kim N1, Tô Thị T1, Tô Thị S2, Tô Duy E, Tô Duy P1, Tô Thị H2, Tô Thị H3, Tô Thị Ngọc L, Tô Duy P2, Tô Duy Lâm S3, Tô Thị Ngọc H4, Tô Duy H5, Tô Thị Ngọc V, Tô Duy H6 (do ông Nguyễn Anh D làm đại diện).

Hủy Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lầm Đồng; Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng tiếp tục giải quyết vụ án.

Tòa án cấp phúc thẩm còn tuyên về án phí.

Ngày 01-9-2017, Thẩm phán Bùi Hữu Nhân - Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm có đơn đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét quyết định phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định số 49/2019/KN-DS ngày 31-7-2019, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Quyết định phúc thẩm nêu trên và giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng và trả lại đơn khởi kiện.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Án lệ số 38: Về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật
( Ảnh minh họa )

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Hồ sơ vụ án thể hiện, bà Tô Thị M khởi kiện cho rằng căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T thuộc quyền sở hữu của cụ Tô Duy H1 và cụ Trần Thị Đ1, yêu cầu Tòa án xử buộc bà Phạm Thị H và cụ Nguyễn Thị Đ trả lại cho bà.

[2] Tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định một trong những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện là: “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;”.

Các tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện: Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tuyên bà Phạm Thị H được quyền sở hữu ½ căn nhà diện tích 40,73m2, cụ Nguyễn Thị Đ được quyền sở hữu ½ căn nhà diện tích 40,73m2 tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Như vậy, nội dung khởi kiện của bà M cho rằng căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T là của cụ H1 và cụ Đ1 đã có bản án đang có hiệu lực xác định quyền sở hữu căn nhà đó là của cụ Đ với bà H.

Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó,... ”.

Như vậy, với nội dung quyết định của Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT nêu trên thì bà M không có quyền đòi cụ Đ và bà H trả lại căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Cho nên phải xem nội dung yêu cầu khởi kiện của bà M thuộc trường hợp “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”; nếu bà M không đồng tình với Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT thì đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại bản án đó theo thủ tục giám đốc thẩm (khi thời hiệu còn) hoặc tái thẩm (khi có căn cứ).

Do đó, ngày 01-8-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 03/2016/QĐST-DS đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện của bà M là phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 và điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy toàn bộ Quyết định số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 nêu trên vì cho rằng quan hệ tranh chấp trong vụ án này là “Đòi tài sản”, có nguyên đơn, bị đơn khác với nguyên đơn, bị đơn trong vụ án hôn nhân và gia đình đã được Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm tại Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002 là không đúng.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 2 Điều 343, Điều 344 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

1. Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 49/2019/KN-DS ngày 31-7-2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Hủy Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Kiện đòi tài sản” giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M với bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ, bà Phạm Thị H và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.

3. Giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm và trả lại đơn khởi kiện số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[2]... Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tuyên bà Phạm Thị H được quyền sở hữu ½ căn nhà diện tích 40,73m2, cụ Nguyễn Thị Đ được quyền sở hữu ½ căn nhà diện tích 40,73m2 tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T.

Như vậy, nội dung khởi kiện của bà M cho rằng căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T là của cụ H1 và cụ Đ1 đã có bản án đang có hiệu lực xác định quyền sở hữu căn nhà đó là của cụ Đ với bà H. Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó,…”.

Như vậy, với nội dung quyết định của Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT nêu trên thì bà M không có quyền đòi cụ Đ và bà H trả lại căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Cho nên phải xem nội dung yêu cầu khởi kiện của bà M thuộc trường hợp “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”; nếu bà M không đồng tình với Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT thì đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại bản án đó theo thủ tục giám đốc thẩm (khi thời hiệu còn) hoặc tái thẩm (khi có căn cứ).

Do đó, ngày 01-8-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết đinh số 03/2016/QĐST-DS đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện của bà M là phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 và điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy toàn bộ Quyết định số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 nêu trên vì cho rằng quan hệ tranh chấp trong vụ án này là “Đòi tài sản”, có nguyên đơn, bị đơn khác với nguyên đơn, bị đơn trong vụ án hôn nhân và gia đình đã được Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm tại Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002 là không đúng”.

( Án lệ này do Hội đồng xét xử giám đốc thẩm gồm 05 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất )

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Địa chỉ: Phòng 403 tầng, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn