Bạn đang ở đây

bộ luật hình sự

Trách nhiệm của người tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật

Thời gian đọc: 8 Phút
Cùng Luật Hồng Bách tìm hiểu các hình thức tố cung cấp thông tin tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền. Trách nhiệm của người thực hiện tố giác, tin báo về tội phạm là gì? Chế tài nào cho người tố giác, tin báo về tội phạm sai sự thật.

Xin chào Luật sư. Luật sư có thể tư vấn cho tôi việc cá nhân báo tin về tội phạm tới Cơ quan Công an sai sự thật có phải hành vi vi phạm pháp luật không. Nếu có vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm gì? 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Việc người dân trình báo cơ quan công an về hành vi có dấu hiệu tội phạm được coi là việc người dân đang thục hiện tố giác, tin báo về tội phạm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tố giác, tin báo về tội phạm được hiểu như sau: 

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Tố giác, báo tin về tội phạm là quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi công nhân nhằm giúp cho hoạt động quản lý nhà nước của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tronh lĩnh vực tố tụng hình sự được hoạt động hiệu quả. Việc cá nhân cố tình tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật được coi là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Theo quy định tại khoản 5 Điều 144 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật mà người có hành vi có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật 

Về xử lý kỉ luật 

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ hướng dẫn Luật Tố cáo thì chế tài xử lý kỷ luật chỉ được áp dụng với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tố cáo sai sự thật. Cụ thể: 

Điều 23. Xử lý kỷ luật đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử lý hành chính

Theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ngày 18/08/2022 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, người có hành vi tố giá, báo tin về tội phạm sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính như sau: 

Điều 9. Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:

a) Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Ngoài phạt tiền, người có hành vi tố giác, báo tin sai sự thật còn phải chịu chế tài xử lý bổ sung là tịch thu vật, phương tiện vi phạm hành chính liên quan tới hành vi tố giác, báo tin sai sự thật 

Việc cá nhân cố tình tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật được coi là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Ảnh:Internet

Về trách nhiệm hình sự 

Người có hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật có thể chịu trách nhiệm hình sự về Tôi vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể: 

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;

c) Làm nạn nhân tự sát

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Khai thác cát không giấy phép xử lý như thế nào

Thời gian đọc: 7 Phút
Khai thác cát không có giấy phép sẽ bị xử phạt như thế nào? Chế tài cho các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép.

Kính chào luật sư, Luật sư tư vấn cho tôi nội dung pháp lý như sau: Quê tôi có bãi bồi ven sông thời gian gần đây mùa nước cạn xuất hiện một số tàu thuyền hút cát trộm, gây nên tình trạng sạt lở bờ sông, xâm lấn vào bãi bồi của chúng tôi đang sử dụng. Vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi hút cát trộm sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định của khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 thì cát, sỏi dưới lòng sông được coi là một loại khoáng sản. Do đó, theo quy định của Luật này cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn khai thác cát, sỏi phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước cho phép khai thác. Mọi trường hợp khai thác cát, sỏi không có giấy phép đều là hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi khai thác cát, sỏi không có giấy phép thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính. 

Theo đó, căn cứ Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác cát trái phép như sau:

+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cát trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông hoặc gây ngập úng nặng vùng đất ven sông (Theo điểm a khoản 6 Điều 25 Nghị định 36/2020/NĐ-CP)

+ Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát ở vùng nước nội thủy ven biển vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác, cụ thể:

i)    Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 100 m hoặc vượt quá độ sâu cho phép đến dưới 02 m;

ii)    Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác cát; sỏi vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100 m đến dưới 200 m hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 02 m đến dưới 05 m;

iii)    Trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 200 m trở lên hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 05 m trở lên được coi là hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất tương ứng quy định tại điểm e khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP. 
(Theo khoản 8 Điều 37 Nghị định 36/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP)

Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi khai thác cát, sỏi không có giấy phép thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Ảnh: Internet.

+ Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát trái phép, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

i)    Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;

ii)    Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

iii)    Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

iv)    Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

v)    Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

vi)    Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

(Theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP)

Về truy cứu trách nhiệm hình sự 

Người thực hiện hành vi khai thác cát, sỏi trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 54 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), cụ thể:

Điều 227: Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

1. Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy hành vi khai thác cát trái phép mà không có giấy phép thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Bỗng dưng nhận được tiền chuyển tới tài khoản, cẩn thận bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời gian đọc: 6 Phút
Nhận được tiền từ số tài khoản ngân hàng lạ cần xử lý như thế nào?Trường hợp không trả lại tiền có bị xử lý hình sự không?

Kính chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Vừa qua tài khoản ngân hàng của tôi có thông báo nhận được một khoản tiền từ một số tài khoản không rõ thông tin và cũng không liên quan đến giao dịch trong hoạt động kinh doanh của tôi. Tôi rất hoang mang không biết số tiền này liên quan đến nội dung gì? Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm gì để giải quyết sự việc? Trường hợp tôi chiếm giữ số tiền nêu trên pháp luật xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư! 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thời gian gần đây bạn nhận được một số tiền chuyển đến tài khoản của mình nhưng bạn không biết số tiền này liên quan đến giao dịch gì thì Luật sư có quan điểm bạn nên đến địa điểm giao dịch mở tài khoản Ngân hàng để xin sao kê tài khoản Ngân hàng để biết về thông tin tài khoản Ngân hàng đã chuyển tiền cho bạn để bạn thực hiện việc chuyển hoàn tiền cho người đó. 

Trường hợp bạn chiếm giữ số tiền nêu trên mà không hoàn trả cho người chuyển tiền cho bạn thì căn cứ theo số tiền, ý thức, hành vi của bạn thì theo quy định pháp luật bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính 

Trường hợp bạn cố tình chiếm giữ tiền của người đã chuyển tiền cho bạn thì theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì bạn có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều này thì bạn có thể bị tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là thẻ Ngân hàng.

Đồng thời theo quy định bạn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 điều này. Theo đó:

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

+ Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

Người nhận được tiền từ tài khoản lạ nên đến các quầy giao dịch của Ngân hàng, yêu cầu sự hỗ trợ của nhân viên để tìm thông tin tài khoản lạ đã chuyển tiền và gửi trả lại tiền. Ảnh:Internet

Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ số tiền bạn chiếm giữ, tính chất mức độ, hành vi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thì căn cứ quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” với mức phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm. 

Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ88.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Hành hung để tẩu thoát;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Đánh đập con cái có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Thời gian đọc: 9 Phút
Các cụ có câu "Thương cho roi cho vọt" để khuyên răn các bậc làm cha mẹ cần nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con. Tuy nhiên một số vị phụ huynh lại lấy lí do này để hợp pháp hóa hành vi đánh đập con cái của mình. Cùng Luật Hồng Bách tìm hiểu các chế tài mà bậc phụ huynh có thể phải chịu trong trường hợp hành hung, đánh đập con cái.

Kính chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi nội dung sau đây: Gần nhà tôi có ông hàng xóm thường ngày dạy con học nhưng ông này thường xuyên có hành vi đánh đập, chửi mắng con do cháu học kém. Chúng tôi đã nhiều lần khuyên răn ông này nhưng người này vẫn chứng nào tật nấy được một vài ngày lại có hành vi đánh đập con. Vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi của người này sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Pháp luật nghiêm cấm thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín của người khác dưới mọi hình thức. Theo nội dung bạn trình bày thì người cha liên tiếp có hành vi hành hung, đánh đập con thì căn cứ theo mức độ thương tật, công cụ, thủ đoạn phạm tội, nhân thân người cha sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh liên quan. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 144/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì người 

Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Hành vi bố mẹ đánh đập con hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa:Internet

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo mức độ thương tật của cháu bé, hành vi, công cụ phương tiện phạm tội thì người cha có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác” theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Bố mẹ đánh con có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ảnh:Internet

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Trêu nghẹo, đụng chạm thân thể người khác coi chừng xử phạt dâm ô

Thời gian đọc: 8 Phút
Pháp luật quy định như thế nào là hành vi dâm ô? Chế tài xử phạt nào đối với đối tượng dâm ô người dưới 16 tuổi?

 Thưa luật sư, con gái tôi vừa vào học lớp 10 tại một trường trên địa bàn huyện. Thời gian gần đây cháu có phản hồi với tôi về việc có một số anh học lớp trên   khi đi đường có trêu ghẹo, đụng chạm vùng nhạy cảm của cháu liên quan đến tình dục. Cháu rất hoảng loạn lo sợ tôi cũng đã động viên tinh thần cho cháu. Luật sư cho tôi hỏi: Theo quy định pháp luật, những đối tượng có hành vi trêu ghẹo con gái tôi thì sẽ bị xử lý như nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Nếu con bạn không đi học muộn hơn so với tuổi thì theo quy định cháu đang theo học lớp 10 thì tuôi của cháu là 15. Do đó, những đối tượng trêu gheo cháu là những đối tượng học trên cháu 1, 2 lớp có độ tuổi là 16, 17. Pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi trái pháp luật đối với một người nhằm thỏa mãn tình dục, ở đây các đối tượng trêu, ghẹo con bạn đang có hành vi, biểu hiện của việc dâm ô đối với con gái của bạn. 

Tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 06/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi dâm ô biểu hiện qua những hành vi khách quan sau đây:

Dâm ô quy định tại Khoản 1 Điều 146 của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).

Do đó, bạn có thể trình báo tới Cơ quan Công an có thẩm quyền để được giải quyết, nhằm bảo vệ an toàn cho con gái. Luật sư nhận định tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi, nhân thân, điều kiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng có hành vi trêu, ghẹo con bạn liên quan đến tình dục sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính số 31/VBHN-VPQH ngày 07/12/2020 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên là đối tượng bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì các đối tượng này sẽ bị xử phạt tiền với mức phạt như sau:

Căn cứ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi,... những đối tượng có hành vi trêu, ghẹo con bạn liên quan đến tình dục sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa: Internet

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;

e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;

Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều 7 Nghị định này các đối tượng có hành vi dâm ô con gái của bạn sẽ phải xin lỗi công khai đối với con gái bạn.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì các đối tượng có hành vi dâm ô con gái bạn sẽ bị các cơ quan chức năng điều tra, truy tố, xét xử về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định tại điều 146 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

 Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%59;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên60;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Đập hỏng điện thoại người khác có thể... đi tù

Thời gian đọc: 6 Phút
Chế tài nào cho hành vi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản của người khác? Trong trường hợp nào người có hành vi hủy hoại tài sản phải chịu trách nhiệm hình sự?

Thưa luật sư mấy ngày trước trong lúc ngồi nhậu tôi với bạn tôi có tranh cãi một vài chuyện, khi đó tôi có để điện thoại của mình trên bàn, người bạn của tôi do tức giận đã đập vỡ điện thoại của tôi, sau đó bỏ về nhà. Tôi đã đến nhà yêu cầu người bạn này bồi thường cho tôi nhưng người này bảo không có tiền nên không bồi thường cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi hành vi này của người bạn tôi pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Do bạn đã nhiều lần đến nhà người bạn yêu cầu người bạn này bồi thường thiệt hại về điện thoại bị vỡ nhưng người bạn này không có thiện chí bồi thường cho bạn, nên theo quan điểm của luật sư bạn có thể làm đơn trình báo sự việc gửi tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi xảy ra sự việc. Theo đó, khi tiếp nhận đơn của bạn thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác định giá trị của chiếc điện thoại của bạn tại thời điểm bị vỡ. Trên cơ sở xác định giá trị chiếc điện thoại bị vỡ thì người bạn của bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính

Nếu chiếc điện thoại có giá trị dưới 2.000.000 đồng và vụ việc của bạn không có tình tiết đặc biệt thì người bạn của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều này, người bạn của bạn sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a)    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này; 

Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP người bạn của bạn sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậy quả là Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chiếc điện thoại.

Trên cơ sở xác định giá trị tài sản bị hủy hoại thì hủy hoại tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”. Ảnh: Internet

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp chiếc điện thoại có giá trị trên 2.000.000 đồng thì người bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Không khám sức khỏe khi có lệnh của Ban Chỉ huy Quân sự coi chừng bị xử phạt

Thời gian đọc: 6 Phút
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trường hợp công dân chống đối việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự tại địa phương sẽ phải chịu chế tài như thế nào?

Thưa luật sư, tôi có một số người bạn sau khi ra trường đại học đã đi làm tuy nhiên khi có lệnh gọi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương thì những người này cố tình không về quê để khám sức khỏe. Luật sư cho tôi hỏi hành vi này cũa những người bạn tôi bị pháp luật xủ lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Như vậy, sau khi công dân học đang theo học thì được hoãn gọi nhập ngũ và khi công dân học xong Ban chỉ huy quân sự tiếp tục gọi công dân nhập ngũ đến hết 27 tuổi. 

Trường hợp khi được Ban chỉ huy quân sự các cấp có lệnh gọi nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự mà công dân có hành vi từ chối, chống đối, tùy theo tính chất mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm nhân thân các điều kiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị Nhà nước xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính 

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 120/2013NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP thì người người có hành vi vi phạm quy định kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử phạt tiền với mức phạt như sau:

Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

Khi được Ban chỉ huy quân sự các cấp có lệnh gọi nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự, công dân có hành vi từ chối có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ hành vi. ẢNh: Internet. 

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định thì người vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
Như vậy, những người bạn của bạn cố tình không về quê để khám sức khỏe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, người không thực hiện đúng theo lệnh của Ban chỉ huy quân sự các cấp có thể bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Vay tiền có điều kiện mà không trả coi chừng đi tù

Thời gian đọc: 6 Phút
Khi người quen vay tiền cố tình không trả thì người cho vay cần làm gì để lấy lại số tiền? Trường hợp nào người vay tiền có thể phải chịu trách nhiệm hình sự?

 Thưa luật sư, thời gian qua tôi có cho người bạn vay 100.000.000 đồng để làm ăn, người bạn này hứa và cam kết với tôi trong thời hạn 01 năm sẽ trả toàn bộ nợ gốc và nợ lãi cho tôi. Tuy nhiên, đến hẹn trả nợ người bạn này liên tục tắt máy không nghe máy tôi đến nhà thì bỏ đi không tiếp tôi. Tôi được biết quá trình làm ăn của người bạn này rất thành công có tiền đầu tư vào nhiều công việc khác và có mua xe ô tô đi lại. Vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi có lấy lại được tiền từ người bạn này hay không? Tôi phải làm gì để lấy lại số tiền? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo nội dung bạn trình bày chúng tôi nhận thấy người bạn của bạn có dấu hiệu thực hiện hành vi “Lạm dụng chiếm đoạt tài sản” của bạn. Cụ thể, Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có đủ điều kiện trả nợ nhưng đến thời hạn cố tình trốn tránh không trả nợ là hành vi cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Ảnh:Internet.

Như vậy, có thể thấy người bạn của bạn đã có hành vi khi đến thời hạn trả nợ cho bạn tuy có điều kiện trả nợ nhưng cố tình thực hiện các hành vi nhằm không trả nợ cho bạn và hành vi này đủ yếu tố để cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Do đó, để đòi được lại số tiền căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, bạn có thể làm đơn tố giác tới Cơ quan Cảnh sát điều tra nơi người bạn của bạn cư trú hoặc nơi các bạn thực hiện giao dịch vay tiền để được giải quyết theo quy định pháp luật.

Trường hợp Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền giải quyết vụ việc ban hành Văn bản có nội dung vụ việc không có dấu hiệu tội phạm, không khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì căn cứ theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bạn có thể làm đơn khởi kiện người bạn để đòi lại được số tiền. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc là Tòa án nơi người bạn của bạn cư trú hoặc Tòa án diễn ra hoạt động bạn cho người bạn vay tiền. Vụ việc sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn


 

Ném đá vào phương tiện trên đường cao tốc có thể đi tù?

Thời gian đọc: 8 Phút
Chế tài nào dành cho các đối tượng ném đá vào phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Chủ phương tiện có thể yêu cầu người ném đá bồi thường thiệt hại những khoản chi phí nào?

Chào luật sư, tôi là lái xe đường dài và thường xuyên di chuyển trên các đoạn đường cao tốc. Ở một số đoạn cao tốc, xe tôi đang di chuyển tốc độ cao bị các đối tượng lạ mặt ném đá vào xe rất nguy hiểm. Tôi muốn biết các đối tượng ném đá và ô tô có chịu trách nhiệm gì về hành vi của họ? 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý :

- Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017;

- Bộ Luật Dân sự năm 2015;

- Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. 

Thực tế hiện nay, hành vi ném đá vào phương tiện di chuyển trên đường cao tốc dần trở thành vấn nạn. Đây là một hành vi vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây hư hỏng tài sản, xe cộ của chủ phương tiện mà có thể nguy hiểm  đến sức khỏe, tính mạng của người trên phương tiện. 
Ném đá vào phương tiện đnag di chuyển là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về nguyên tắc giao thông đường bộ. Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm người thực hiện hành vi ném đá vào phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về dân sự do cố ý gây hư hỏng tài sản của người khác. 

Về xử phạt hành chính. 

Theo quy định tại điểm b Khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đối với hành vi ném đá vào phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ có thể bị xử phạt hành chính. Theo đó: 

7. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.

Về xử lý hình sự. 

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người có hành vi ném đá vào phương tiện tham giao giao thông có thể bị chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: 

Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm người thực hiện hành vi ném đá vào phương tiện tham gia giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: Internet. 

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng,tài sản là di vật cổ hoặcvật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá  dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Về trách nhiệm dân sự 

Chủ phương tiện tham gia giao thông bị ném đá có thể yêu cầu đối tượng bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể: 

Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Ngoài ra, trong trường hợp hành vi ném đá gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tình mạng của người tham gia giao thông, họ có thể yêu cầu người ném đá bồi thường các chi phí do sức khỏe bị xâm phạm. Theo Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015: 

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Mua bán tài khoản ngân hàng phải chịu trách nhiệm hình sự gì?

Thời gian đọc: 7 Phút
Rủi ro nào sẽ đến với người dân khi bán tài khoản ngân hàng mình đứng tên cho người khác. Pháp luật quy định chế tài xử phạt cho hành vi mua bán tài khoản ngân hàng như thế nào?

Kính chào luật sư. Thời gian gần đây tôi có mở một số tài khoản ngân hàng để giao dịch. Tuy nhiên, có một số người nhắn tin, gọi điện cho tôi với nội dung tôi bán lại số tài khoản cho họ, mức giá họ đưa ra khá hợp lý. Tôi có trao đổi lại với một số người bạn thì họ bảo không nên bán vì có thể là hành vi vi phạm pháp luật, tôi rất phân vân không biết phải làm thế nào? Xin luật sư tư vấn, hỗ trợ cho tôi trong vấn đề nêu trên!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Tài khoản ngân hàng do tổ chức tín dụng cung cấp cho khách hàng của mình dưới dạng một dãy số gồm 8 chữ số đến 15 chữ số tùy theo quy định của từng tổ chức tín dụng. Số tài khoản giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, chính xác và an toàn. Theo đó, mỗi cá nhân có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng cùng lúc.

Pháp luật hiện nay nghiêm cấm việc mua, bán, trao đổi thông tin tài khoản ngân hàng. Do đó, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm người thực hiện hành vi mua, bán trao đổi thông tin về tài khoản ngân hàng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan.

Về xử phạt hành chính

Theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 143/2021/NĐ-CP ngày 14/11/2019 Nghị định quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và Ngân hàng thì đối với hành vi mua bán thông tin tài khoản ngân hàng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể:

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Làm giả chứng từ thanh toán khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”;

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;

b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng;

Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 9, khoản 10 điều 26 của Nghị định này. Theo đó, người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Pháp luật hiện nay nghiêm cấm việc mua, bán, trao đổi thông tin tài khoản ngân hàng. Ảnh minh họa:Internet

Về xử lý hình sự
Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng

1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn