Pháp luật quy định thế nào về quyền giám sát của người dân? Người dân phải đảm bảo gì khi thực hiện quyền giám sát hoạt động của Công an? Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi quay clip CSGT làm việc.
Thưa luật sư tôi thấy hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều người dùng điện thoại quay lại khi bị cảnh sát giao thông dừng xe, xử phạt. Xin hỏi luật sư hành vi trên có vi phạm pháp luật không? Có ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân của các cảnh sát giao thông hay không? Xin cảm ơn luật sư.
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ Công an thì Nhân dân có quyền giám sát Công an Nhân dân về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với các nội dung sau :
Điều 10. Những việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
3. Việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.
Tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về các hình thức giám sát của Nhân dân như sau:
Điều 11. Hình thức giám sát của Nhân dân
1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Đối chiếu với những quy định nêu trên có thể thấy người dân hoàn toàn có quyền ghi âm, ghi hình Cảnh sát giao thông khi bị dừng xe kiểm tra. Mục đích của việc cho phép người dân ghi âm, ghi hình cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ là góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật, ngăn chặn hành vi tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông.
Người dân cần lưu ý, tuy pháp luật quy định cho phép việc ghi âm, ghi hình nhưng khi thực hiện hình thức này, người dân phải cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
- Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
- Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Đặc biệt, người dân khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình cần phải khách quan, trung thực, không được cắt ghép chỉnh sửa. Trường hợp có sự cắt ghép chỉnh sửa phát tán trên mạng xã hội nhằm mục đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cảnh sát giao thông, kích động, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia chống phá chính quyền sẽ được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi này, tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người thực hiện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, bao gồm các tội: Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 117 hoặc Tội làm nhục người khác tại Điều 155 hoặc Tội vu khống tại Điều 156 hoặc Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại Điều 331.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Những đối tượng nào phải thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự? Pháp luật quy định các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự như thế nào? Chế tài xử phạt với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự
Chào Luật sư, Tôi thấy một số thanh niên trong xã không tham gia nghĩa vụ quân sự, vậy cho tôi hỏi trường hợp nào không phải tham gia nghĩa vụ quân sự, nếu trốn nghĩa vụ thì sẽ bị xử phạt như nào?
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân
Về các trường hợp bắt buộc tham gia nghĩa vụ quân sự
Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi (Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi);
- Lý lịch rõ ràng;
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
- Có trình độ văn hóa phù hợp.
Do đó, công dân có đủ các điều kiện trên phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự,
Tuy nhiên, pháp luật quy định một số trường hợp được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Cụ thể, khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về các trương hợp được miễn nghĩa vụ quân sự như sau:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Về chế tài xử phạt với người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự.
Theo các thông tin bạn cung cấp, Luật Hồng Bách chưa thể xác định rõ một số thanh niên trong xã bạn có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hay không? Do đó, những thanh niên trong xã bạn có thể là những người đang tạm hoãn hoặc được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp có hành vi trốn tham gia nghĩa vụ thì tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Về xử lý hành chính:
Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/02013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng, cơ yếuquy định:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
• Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
• Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
• Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
• Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
• Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự:
Ngoài việc phạt hành chính, người trốn nghĩa vụ quân sự có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Người bị va chạm giao thông có được phép tự ý rời khởi hiện trường tai nạn? Trường hợp tự ý bỏ trốn khỏi hiện trường có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Kính chào luật sư, khoảng thời gian trước, tôi có chứng kiến va chạm giao thông giữa xe máy và ô tô chạy chuẩn bị rẽ phải. Tuy nhiên, xe ô tô nhanh chóng bỏ đi để lại còn người điều khiển xe máy bị thương nặng. Như vậy, hành vi bỏ đi, không dừng lại của ô tô sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Kính mong nhận được câu trả lời từ Luật sư!
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Tại khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia giao thông là hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
Từ các thông tin của bạn, Luật sư chưa thể làm rõ lỗi của các bên trong vụ va chạm giữa xe máy và ô tô. Tuy nhiên với hành vi tự ý rời khỏi hiện trường xảy ra tai nạn giao thông thì người điều khiển ô tô tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Cụ thể:
Về xử phạt hành chính.
Căn cứ tại điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Ngoài ra, theo quy định tại điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người thực hiện hành vi bỏ trốn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Về xử lý hình sự.
Căn cứ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định như sau:
Điều 206: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, việc gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ trốn sẽ là một tình tiết tăng nặng nếu như khi đối chiếu các hành vi dẫn đến vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Có yêu cầu bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm? Các khoản tiền có thể yêu cầu bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm.
Kính chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Vào ngày 28/5/2022, tôi bị một nhóm côn đồ hành hung tại quán nước. Sau đó, những đối tượng này đã bị khởi tố hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”. Luật sư cho tôi hỏi: Là bị hại trong vụ án, tôi có quyền yêu cầu được bồi thường về tổn hại sức khỏe hay không?
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu các bị can bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Bởi, hành vi phạm tội của các bị can là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tổn hại về sức khỏe của bạn.
Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
Căn cứ quy định tại Điều 590, Bộ luật dân sự 2015 thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường các khoản tiền sau:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Để có cơ sở yêu cầu những người có hành vi hành hung đối với bạn bồi thường thiệt hại, bạn cần chuẩn bị và cung cấp cho Cơ quan điều tra các tài liệu, chứng cứ về các thiệt hại bạn phải gánh chịu như: Hóa đơn viện phí, hóa đơn thuốc, hợp đồng lao động hoặc văn bản khác chứng minh thu nhập của bạn, …
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Các quy định của pháp luật về án treo? Để được hưởng án treo, người phạm tội cần có các điều kiện gì? Trường hợp nào pháp luật không cho người phạm tội được hưởng án treo? Người phạm tội được hưởng án treo có được sinh hoạt, làm việc như bình thường?
Xin luật sư giải đáp cho tôi một số thắc mắc đối với án treo: Án treo là gì? Làm thế nào để một người bị khởi tố có thể được hưởng án treo? Khi thực hiện án treo thì vẫn được ở nhà sinh hoạt và làm việc bình thường có phải không ạ?
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Khái niệm về Án treo.
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Tại Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định:
Điều 65. Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Quy định về điều kiện được hưởng án treo.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP thì người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
Điều 2. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo
Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, phải đáp ứng đầy đủ 05 điều kiện trên đây thì người bị kết án phạt tù mới có thể được hưởng án treo theo quy định của pháp luật.
Quy định về trường hợp không được hưởng án treo
Ngoài những điều kiện nêu trên thì đồng thời người bị kết án phải không thuộc các trường hợp không cho hưởng án treo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP , sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP quy định như sau:
Điều 3. Những trường hợp không cho hưởng án treo
1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử
3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
b) Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.
5. Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:
a) Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
b) Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;
c) Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;
d) Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú
6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.”
Quy định về nghĩa vụ với người được hưởng án treo.
Căn cứ Điều 87 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:
Điều 87. Nghĩa vụ của người được hưởng án treo
1. Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này.
2. Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
3. Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
4. Chấp hành quy định tại Điều 92 của Luật này.
5. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
6. Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này thì khi hết thời hạn vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.
Người được hưởng án treo có thể đi làm việc không?
Tại Điều 88 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:
Điều 88. Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo
1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.
2. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
3. Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện tìm việc làm.
4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Khái niệm, đặc điểm về tự thú và đầu thú. Tự thú, đầu thú có được coi là tình tiết giảm nhẹ?
Thưa luật sư, trên báo đài tôi có thấy nhắc nhiều về đầu thú và tự thú của người phạm tội. Xin luật sư giả thích cho tôi các quy định đầu thú và tự thú theo quy định của pháp luật hiện nay, các định nghĩa này giống và khác nhau như thế nào?
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:u:
Thứ nhất về khái niệm tự thú và đầu thú.
Căn cứ điểm h, điểm I khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi tự thú và đầu thú được hiểu như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.”
Từ giải thích từ ngữ trên có thể thấy, điểm chung giữa đầu thú và tự thú là người phạm tội đều tự nguyện khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Điểm khác nhau cơ bản giữa đầu thú và tự thú là về thời điểm người phạm tội thực hiện khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình. Tự thú thì hành vi phạm tội chưa được cơ quan có thẩm quyền phát hiện còn đầu thú là hành vi phạm tội đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện.
Về đặc điểm của tự thú:
- Hành vi phạm tội chưa bị ai phát giác hoặc đã bị phát giác nhưng chưa xác định được ai là tội phạm.
- Việc người phạm tội tự khai ra hành vi phạm tội của mình với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là biểu hiện của sự ăn năn hối cải cho những hành vi phạm tội.
- Tự thú có thể được hưởng khoan hồng, mức khoan hồng căn cứ vào chính sách hình sự của Nhà nước; tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; hậu quả xảy ra; thái độ khai báo; sự góp phần vào việc phát hiện và điều tra tội phạm của người tự thú.
Về đặc điểm của Đầu thú:
- Đã xác định được ai là người phạm tội. Hành vi tội phạm đã bị phát hiện, nhiều người biết, bị tố cáo, và đang bị các cơ quan chức năng điều tra làm rõ cho dù nghi can chưa chính thức bị khởi tố hình sự.
- Hành vi đầu thú cho thấy người có hành vi phạm tội có tư tưởng ăn năn, đã nhìn nhận ra lỗi lầm của mình.
Tự thú, đầu thú có được coi là một tình tiết giảm nhẹ với người phạm tội?
Căn cứ quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
r) Người phạm tội tự thú;
....
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, người phạm tội tự thú sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm r Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nêu trên.
Còn đối với người phạm tội đầu thú thì theo quy định Khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nêu trên thì khi quyết định hình phạt Tòa án có thể xem xét cho người phạm tội có được hưởng tình tiết giảm nhẹ hay không và phải ghi rõ lý do trong bản án.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Đăng clip hướng dẫn chế tạo thuốc nố có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?
Chào luật sư, dạo gần đây tôi có thấy cháu tôi có xem một số clip hướng dẫn chế tạo pháo trên mạng xã hội. Tôi rất bực và đã cấm cháu không được xem vì sợ cháu bắt chước và làm theo. Tuy nhiên, những clip này xuất hiện ngày càng nhiều khiến tôi khó kiểm soát. Cho tôi hỏi người quay clip hướng dẫn chế pháo có bị xử phạt gì không? Tôi xin cảm ơn
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Hành vi chế tạo trái pháp chất nổ là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan, người có thẩm quyền. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi chế tạo hoặc hướng dẫn chế tạo chất nổ.
Về xử phạt hành chính
Người có hành vi hướng dẫn chế tạo pháp nổ có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm I Khoản 4 tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vụ an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình:
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.
Ngoài ra người có hành vi hướng dẫn chế tạo pháo có thể phải chịu hình phạt bổ sung, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Về chịu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp có căn cứ, dấu hiệu hình sự thì người hành vi đưa clip chế tạo pháo nổ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 288 hoặc điều Điều 305 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể:
Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật.
…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
......
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
.... Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
c) Làm chết 02 người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
c) Làm chết 03 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Chế tạo pháp nổ là hành vi như thế nào? Pháp luật có chế tài gì với những người chế tạo pháo nổ trái phép? Cùng Luật Hồng Bách tìm hiểu qua bài tư vấn pháp luật.
Xin chào luật sư, ngày lễ tết sắp đến thì việc chế tạo pháo nổ của 1 số đối tượng diễn ra nhiều hơn. Việc chế tạo gây nguy hiểm cho những người xung quanh và cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật có xử phạt những người chế tạo pháo nổ không?
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Chế tạo pháo nổ là gi?
Chế tạo pháo nổ là hành vi cực kỳ nguy hiểm cho cả người chế tạo và những người xung quanh. Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐTP ngày 09/09/2022 của Hội Đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự, chế tạo pháo nổ được hiểu là:
Điều 3. Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội
7. “Chế tạo trái phép vật liệu nổ” quy định tại khoản 1 Điều 305 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan, người có thẩm quyền.
Cũng được coi là chế tạo trái phép vật liệu nổ đối với những cơ sở, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại chế tạo vật liệu nổ khác nằm ngoài danh mục hoặc chế tạo nhiều hơn số lượng cho phép. Trừ một số trường hợp đặc biệt được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm cá nhân, tổ chức chế tạo pháo nổ trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất. Do vậy, tùy theo tính chất. mức độ, hậu quả,... của hành vi thì người thực hiện hành vi chế tạo pháo nổ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nghiệm hình sự.
Về xử phạt hành chính:
Người thực hiện hành vi chế tạo pháo có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vụ an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể:
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
Ngoài ra người chế tạo pháo nổ còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phụ hậu qua như sau: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm liên quan đến chế tạo phụ kiện nổ.
Về xử lý trách nhiệm hình sự:
Người có hành vi chế tạo thuốc nổ có tùy theo các dấu hiệu có thể chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 190 hoặc Điều 305 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
…
c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
….
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
…
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
….
l) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
…..
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
….
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
c) Làm chết 02 người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
c) Làm chết 03 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Bạo hành người khác được phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Cô giáo có thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi đánh đập học sinh?
Xin chào luật sự! Cuối tháng 11/2022 gia đình tôi có phát hiện con mình sau khi đi học về thì có những vết bầm tím trên cơ thể. Hỏi rõ cháu thì cháu nói bị cô giáo đánh. Vậy thưa luật sư nếu thật sự là bị cô giáo đánh thì chúng tôi có được tố cáo cô ấy vì tội bạo hành không ạ ?
Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn về Hongbach.vn. Với nội dung câu hỏi của bạn, Luật sư Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự có quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật trẻ em năm 2016
- Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Theo những thông tin mà bạn cung cấp, thì hiện nay gia đình bạn đang nghi ngờ con mình bị cô giáo đánh dẫn đến có vết bầm tím trên người. Và bạn đang thắc mắc đó có phải hành vi “Bạo hành” hay không. Hiện nay theo khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có giải thích tương tự về bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Do đó, hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em
Theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau:
Điều 22. Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.
Đối với trường hợp của bạn, bạn cần phải xem xét thật kỹ những vết thương đó có thật sự là do cô giáo gây ra không? vết thương có nghiêm trọng như bạn nghĩ không? Hỏi bé việc bị cô giáo đánh có thường xuyên không? Hỏi các bé học cùng lớp xem có đúng là bị cô giáo đánh không? Và hỏi chính cô giáo về những vết thương đó nguyên nhân do đâu. Rất có thể chỉ là những vết thương do chính bé gây ra trong quá trình vui chơi với các bạn. Bạn cần thật bình tĩnh khi xem xét sự việc trên.
Trường hợp nếu thật sự đó là hành vi bạo hành thì căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi mà cô giáo đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi bạo hành trẻ em
Đối với hành hành vi bạo hành trẻ em không gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 bao gồm các tội sau:
- Đối với tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.
- Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác được quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”
- Nếu hành vi của cô giáo dẫn đến hậu quả làm chết người thì cô giáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: Cụ thể:
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
Bên cạnh đó người có hành vi bạo hành còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Hoãn thi hành án được hiểu như thế nào? Pháp luật quy định trình tự, thủ tục về thi hành án như thế nào?
Thưa luật sư, như tôi được biết khi 1 người đã bị tòa tuyên án hình phạt tù nhưng nếu bị bệnh tật ốm đau có thể xin hoãn chấp hành hình phạt chưa phải thi hành ngay ngay. Vậy xin luật sư cho tôi biết để được tạm hoãn thì cần đáp ứng những điều kiện nào, trình tự để được hoãn như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
- Luật Thi hành án hình sự 2019
Hoãn chấp hành án phạt tù là gì?
Hoãn chấp hành hình phạt tù là biện pháp cho phép người bị kết án phạt tù chỉ phải chấp hành hình phạt tù đã tuyên sau một thời hạn nhất định mà không phải chấp hành ngay vì có lý do luật định. Quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù thể hiện nguyên tắc nhân đạo và đảm bảo cho việc chấp hành hình phạt tù đạt được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội. Để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội nên chỉ có một số đối tượng nhất định mới được cơ quan có thẩm quyền cho hoãn chấp hành án phạt tù
Thẩm quyền hoãn chấp hành hình phạt tù?
Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 44 BLTTHS năm 2015 thì: Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn quyết định hoãn chấp hành án phạt tù Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
1. Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:
đ) Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù;
Trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Căn cứ Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
- Bị bệnh nặng
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng)
- Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ
Ngoài ra, để được hoãn chấp hành hình phạt tù thì người bị xử phạt tù còn phải đáp ứng điều kiện: “có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn”
Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”
Ngoài ra, theo Điều 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng chế định hoãn chấp hành hình phạt tù theo Bộ luật Hình sự 1999. Mặc dù, Bộ luật Hình sự 1999 đã được thay thế bằng BLHS mới năm 2015, tuy nhiên Nghị quyết số 01/2007 vẫn được áp dụng bởi lẽ chưa có văn bản thay thế hoặc hủy bỏ Nghị quyết này.
Điều 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP quy định:
7. Về Điều 61 của BLHS
7.1. Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù:
a) Là người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.
b) Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu.
c) Là người bị kết tù không phải về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng và là người duy nhất trong gia đình đang lao động có thu nhập và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì gia đình họ sẽ gặp khó khăn đặc biệt trong cuộc sống (như không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm nom, nuôi dưỡng... những người thân thích của họ trong gia đình mà không có khả năng lao động).
d) Là người bị kết án về tội ít nghiệm trọng (là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) và do nhu cầu công vụ, tức là do nhu cầu của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù ngay thì chưa có người thay thế họ (có xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó).
7.2. Khi người bị xử phạt tù thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 7.1 mục 7 này, thì toà án cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù. Toà án cũng có thể cho người bị xử phạt tù thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của BLHS mà không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 7.1 mục 7 này được hoãn chấp hành hình phạt tù, nhưng phải xem xét rất chặt chẽ.
7.3. Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù
a) Người bị xử phạt tù bị bệnh nặng được hoãn chấp hành hình phạt tù một lần hoặc nhiều lần cho đến khi sức khỏe hồi phục.
b) Người bị xử phạt là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.
Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hoãn cho đến khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi.
c) Người bị xử phạt tù là người lao động duy nhất trong gia đình hoặc do nhu cầu công vụ được hoãn một lần hoặc nhiều lần, nhưng tổng số thời gian được hoãn tối đa là một năm.
Ngày 07 tháng 4 năm 2017 Tòa án nhân dân tối cao có Giải đáp số: 01/2017/ GĐ-TANDTC về một số vấn đề nghiệp vụ, trong đó có hướng dẫn về điều kiện hoãn thi hành án hình phạt tù, như sau:
Việc xác định người bị bệnh nặng được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 7.1 mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, cụ thể: “Người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ.
Như vậy, việc xác định bệnh nặng phải trên cơ sở hướng dẫn tại điểm a Tiểu mục 7.1 Mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP nêu trên. Khi xem xét cho người phải thi hành án phạt tù đang tại ngoại được hoãn chấp hành hình phạt tù do bị bệnh nặng, Tòa án phải căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên là bị bệnh nặng mà không căn cứ vào tỷ lệ tổn thương sức khỏe.”
Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù như thế nào?
Bước 1: Người bị kết án có đơn đề nghị gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan
Bước 2: Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án xem xét ra quyết định đồng ý hoặc không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù
Bước 3: Tòa án gửi quyết định cho cá nhân, cơ quan:
- Trường hợp không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản trả lời người có đơn đề nghị hoặc cơ quan có văn bản đề nghị và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
- Trường hợp ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
+ Người được hoãn chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
+ Viện kiểm sát cùng cấp;
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hoãn thi hành án cư trú, làm việc;
+ Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;
+ Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người nước ngoài.
Điều 24 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:
Điều 24. Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù
1. Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc hoặc cư trú ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản trả lời người có đơn đề nghị hoặc cơ quan có văn bản đề nghị và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hoãn thi hành án cư trú, làm việc;
d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;
đ) Bộ Ngoại giao trong trường hợp người được hoãn chấp hành án là người nước ngoài.
Thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù như thế nào?
Giai đoạn 1: Ngừng thực hiện thủ tục đưa người chấp hành án phạt tù chấp hành án
Giai đoạn 2: Triệu tập người được hoãn chấp hành án phạt tù đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội đang quản lý người đó để thông báo quyết định và yêu cầu người đó cam kết bằng văn bản chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
Giai đoạn 3: Lập hồ sơ quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù và kiểm tra định kỳ
Điều 25 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định:
Điều 25. Thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
1. Khi nhận được quyết định hoãn chấp hành án phạt tù của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải ngừng việc làm thủ tục đưa người chấp hành án phạt tù đi chấp hành án, sao gửi quyết định hoãn chấp hành án phạt tù cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được hoãn chấp hành án cư trú hoặc đơn vị quân đội được giao quản lý người đó và lập hồ sơ thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải triệu tập người được hoãn chấp hành án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội đang quản lý người đó để thông báo quyết định và yêu cầu người đó cam kết bằng văn bản chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Người được hoãn chấp hành án phạt tù phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp người được hoãn chấp hành án phạt tù không cam kết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập biên bản và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù để xử lý theo thẩm quyền.
Trường hợp người được hoãn chấp hành án không có mặt theo yêu cầu triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội để xác minh và yêu cầu họ có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội để làm thủ tục thông báo và cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Trường hợp người được hoãn chấp hành án vì lý do bệnh nặng đang điều trị tại bệnh viện hoặc tại nhà mà không thể có mặt theo yêu cầu triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội và bệnh viện nơi điều trị, gia đình người được hoãn để làm thủ tục thông báo và cam kết chấp hành pháp luật.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án phải lập hồ sơ quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù.
Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án phạt tù phải báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu về việc quản lý người được hoãn chấp hành án.
Người được hoãn chấp hành án không được đi khỏi nơi cư trú trong thời gian được hoãn chấp hành án nếu không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội và phải có mặt theo yêu cầu triệu tập của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án.
Việc thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc của người được hoãn chấp hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Trường hợp người được hoãn chấp hành án vì lý do bệnh nặng đang điều trị tại bệnh viện ngoài nơi cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội có trách nhiệm phối hợp với gia đình để quản lý người đó.
4. Trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người được hoãn chấp hành án phạt tù lại thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức thi hành án.
Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.
5. Trong thời gian được hoãn chấp hành án phạt tù mà người được hoãn chấp hành án chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án phải báo cáo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù ra quyết định đình chỉ thi hành án và giải quyết các thủ tục có liên quan.
6. Chậm nhất 07 ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã quyết định hoãn chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản về việc hết thời hạn hoãn và gửi ngay cho cá nhân, cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Sau thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành án phạt tù mà người được hoãn không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để chấp hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định áp giải thi hành án trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
7. Đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù vì lý do bị bệnh nặng, nếu xét thấy có dấu hiệu phục hồi sức khỏe mà vẫn lấy lý do về sức khỏe để trốn tránh việc chấp hành án hoặc người được hoãn chấp hành án phạt tù có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị quân đội được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền.
Trường hợp kết quả giám định xác định người được hoãn chấp hành án đã phục hồi sức khỏe thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án.
Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Chi phí giám định do cơ quan trưng cầu giám định chi trả.
Trường hợp hủy bỏ quyết định hõan thi hành hình phạt tù?
Căn cứ Khoản 4 Điều 25 Luật Thi hành án hình sự 2019, trong thời gian được hoãn chấp hành án, nếu người được hoãn chấp hành án phạt tù thực hiện một trong các hành vi sau sẽ bị xem xét để ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù:
- Vi phạm tội mới
- Bỏ trốn
- Vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
Khi có một trong các hành vi nêu trên Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn