Bạn đang ở đây

bộ luật hình sự

Người nước ngoài có phải chịu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam.

Thời gian đọc: 6 Phút
Người nước ngoài có phải chịu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam? Trường hợp nào người nước ngoài phạm tội nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự?

Xin chào luật sư, gần đây xuất hiện clip giám đốc người Trung Quốc sát hại nữ kế toán gây bức xúc dư luận. Luật sư cho tôi hỏi, giám đốc người Trung Quốc có phải đi tù không? 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 1 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì nhiệm vụ của Bộ Luật Hình sự được quy định như sau .

Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Đối với hành vi vi phạm có dấu hiệu của người nước ngoài được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau: 

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Giám đốc người Trung Quốc nghi sát hại Kế toán công ty bị bắt sau nhiều ngày lẩn trốn. Ảnh minh họa:Internet

Như vậy, với quy định này, có thể thấy Bộ luật hình sự được áp dụng với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ nước ta, không phân biệt người phạm tội là công dân Việt Nam hay người nước ngoài trừ trường hợp người thực hiện hành vi là đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự được quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam số 25-L/CTN ngày 23/8/1993 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 

Trong trường hợp giám đốc người Trung Quốc không thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Hành vi của giám đốc người sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự. Khi hành vi có đủ căn cứ, cấu thành tội phạm thì Giám đốc người Trung Quốc có thể bị phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người theo quy định Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể: 

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.

 

Đưa người qua biên giới có phạm tội?

Thời gian đọc: 9 Phút
Khi nào đưa người qua biên giới được coi là hành vi mua bán người? Pháp luật quy định tình tiết định tội mua bán người như thế nào?

Thưa luật sư thời gian qua tôi có đi làm việc tại Campuchia, người chủ có bảo tôi nếu giới thiệu được ai qua Campuchia làm việc thì người này sẽ thưởng tiền cho tôi. Do dó, tôi đã về Việt Nam tìm người và đưa sang Campuchia để nhận tiền hoa hồng. Sau khi sang Campuchia làm việc thì một số người bị người chủ này cho làm công việc nặng nhọc nên đã trốn về Việt Nam và tố giác tôi tại công an. Luật sư cho tôi hỏi hành vi của tôi có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm thì bị xử lý như nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo nội dung bàn trình bày, Luật sư nhận thấy bạn có dấu hiệu thực hiện hành vi của tội Mua bán người được quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 do bạn có hành vi chuyển giao người với mục đích để nhận tiền. Cụ thể, điều luật quy định như sau:

Điều 150. Tội mua bán người

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;

e) Phạm tội 02 lần trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chuyển giao người để nhận tiền là một trong những hành vi mua bán người. Ảnh minh họa:Internet

Nội dung điều luật được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 2. Về một số tình tiết định tội

1. Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.

2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.

3. Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 150 của Bộ luật Hình sự là các thủ đoạn như: bắt cóc; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; đầu độc nạn nhân; lợi dụng việc môi giới hôn nhân, môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng tình thế bị lệ thuộc; lợi dụng tình thế dễ bị tổn thương hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân (ví dụ: lợi dụng tình trạng nạn nhân có người thân bị bệnh hiểm nghèo cần tiền chữa trị ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng) để thực hiện một trong các hành vi hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

4. Để bóc lột tình dục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho người khác để thực hiện các hoạt động bóc lột tình dục (như tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nô lệ tình dục...) hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.

5. Để cưỡng bức lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.

6. Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Bộ phận cơ thể là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định của con người.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đã chuyển giao Nguyễn Thị C cho Nguyễn Văn B để B lấy giác mạc của C (trên thực tế B chưa có hành vi lấy giác mạc của C).

7. Vì mục đích vô nhân đạo khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc nạn nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác.

Căn cứ vào số lượng người bị đưa ra nước ngoài, tính chất, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì bạn có thể có các mức phạt khác nhau, nội dung này phụ thuộc vào hồ sơ vụ việc sau này do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.

Chế tài cho hàng vi buôn bán hàng giả

Thời gian đọc: 8 Phút
Thế nào là hàng giả? Chế tài xử phạt với người buôn bán hàng giả? Buôn bán hàng giả có bị đi tù không?

Xin chào luật sư, tội buôn bán hàng giả được quy định như thế nào và hình thức xử phạt?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

1.    Thế nào là hàng giả?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trog hoạt động thương mại, sản xuất hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hàng giả gồm:

- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

- Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;

- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn:

+ Giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa;

+ Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác;

+ Giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

2. Tội buôn hàng giả xử lý như thế nào?

2.1 Khung hình phạt tội buôn bán hàng giả đối với cá nhân

Người nào buôn bán hàng giả mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt như sau:

* Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196, 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Người phạm tội buôn bán hàng giả có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Ảnh minh họa: Internet

* Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Làm chết người;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

- Buôn bán qua biên giới;

- Tái phạm nguy hiểm.

* Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:

- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

* Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2.2 Khung hình phạt tội buôn bán hàng giả đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt như sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 1 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 2 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khung 3 mục 2.1 nêu trên, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

- Pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người phạm tội buôn bán hàng giả có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. 

Đối với pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền lên đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.

Bị can chết trong khi tạm giam thì vụ án được giải quyết như thế nào?

Thời gian đọc: 5 Phút
Hậu quả pháp lý nào khi bị can bị chết khi đang bị tạm giữ, tạm giam?

Xin chào, Luật sư có thể giúp tôi giải quyết câu hỏi: Bị can chết trong khi tạm giam thì vụ án được giải quyết như thế nào?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ vào Điều 26 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì trường người bị tạm giữ, tạm giam chết thì được giải quyết như sau:

1. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.

2. Cơ sở giam giữ làm thủ tục khai tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

3. Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết.

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết là một những căn cứ để đình chỉ hoạt đọng tố tụng hình sự.Ảnh minh họa:Internet.

Trường hợp thân nhân người chết có văn bản yêu cầu thì bàn giao thi hài đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm tổ chức an táng.

Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị được nhận tro cốt hoặc hài cốt sau khi an táng thì thủ trưởng cơ sở giam giữ trao đổi với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc an táng phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế và của chính quyền địa phương.

4. Người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam chết thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế tương ứng hoặc giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam chết không thoả thuận thống nhất được về giải quyết trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì giải quyết như đối với người Việt Nam bị tạm giữ, tạm giam chết.

5. Kinh phí liên quan tới việc an táng do ngân sách nhà nước bảo đảm. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

6. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết mà trước đó đã có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang được hưởng lương hưu thì chế độ tử tuất giải quyết theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Như vậy, trong trường hợp này, căn cứ theo Điều 230, 248 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sẽ đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với bị can khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.

 

Phân tích về phòng vệ chính đáng trong tình huống tư vấn

Thời gian đọc: 5 Phút
Pháp luật quy định thế nào là phòng vệ chính đáng? Có được phép chống trả khi tính mạng bị đe dọa? Vượt quá phòng vệ chính đáng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thưa luật sư vừa qua ở gần tôi xảy ra sự kiện: 
Rạng sáng ngày 04/03/2023, X ở phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết đến một căn nhà trên đường Võ Văn Tần để đòi nợ và có hành vi đập phá. Nguyễn Ngọc Q ở gần đó đến xem và cự cãi với nhóm của X nhưng được mọi người can ngăn. Sau khi Q quay về nhà, X cùng hai thanh niên khác cầm dao, mã tấu xông vào nhà Q để truy sát và Q cũng cầm kiếm tự chế lao ra. Q một mình chống trả ba người và đã đuổi chém trúng vào vùng cổ của X làm người này gục tại chỗ. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong tại bệnh viện.
Vậy luật sư có thể phân tích trong trường hợp nêu trên Q có phải chịu trách nhiệm hình sự không và hành vi của Q có phải là phòng vệ chính đáng không? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì phòng vệ chính đáng được hiểu như sau: 

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Như vậy, theo khái niệm nêu trên khi cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác đang bị xâm hại thì pháp luật cho phép cá nhân có hành vi chống trả cần thiết đối với người có hành vi xâm phạm các quan hệ được pháp luật hình sự bảo hộ, nếu vượt quá hành vi phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. 

Pháp luật cho phép cá nhân có hành vi chống trả cần thiết đối với người có hành vi xâm phạm các quan hệ được pháp luật hình sự bảo hộ. Ảnh minh họa:Internet.

Đối chiếu vào tình huống này, để đánh giá Q bị khởi tố về tội giết người hay cố ý gây thương tích có phù hợp hay không thì cần nhận định X và nhóm đối tượng của mình có hành vi tấn công Q ở mức độ nào? Có nguy cơ xảy ra hậu quả chết người đối với Q không, thời gian nhóm X tấn công Q, và Q tấn công lại nhóm X, hành vi của Q tấn công lại nhóm đối tượng của X có phải là hành vi chống trả “cần thiết” để loại trừ hành vi nguy hiểm của nhóm đối tượng X không? Hay hành vi chống trả này đã vượt quá giới hạn của “chống trả cần thiết”. 

Rõ ràng trong trường hợp này nhóm đối tượng X đã bỏ chạy, nhưng Q vẫn vung dao chém vào vùng cổ của X và là nguyên nhân gây tử vong cho X, với một người nhận thức đầy đủ thì Q biết hành vi dùng dao chém vào vùng cổ của X có thể gây hậu quả chết người nhưng Q vẫn cố tình thực hiện hành vi, luật sư nhận định đây là hành vi có dấu hiệu tội giết người. Tuy nhiên, để có thể khẳng định Q có phạm tội không và tội danh cụ thể đối với Q thì cần phải căn cứ vào lời khai, hồ sơ vụ việc, biên bản khám nghiệm hiện trường, ý chí của Q tại thời điểm xảy ra hành vi, mức độ, hành vi tấn công Q của nhóm đối tượng X…

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Có phải xem bói, xem tarot lúc nào cũng vi phạm pháp luật?.

Thời gian đọc: 5 Phút
Pháp luật quy định xử phạt hành vi tổ chức mê tín dị đoan như thế nào?

 Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang lan truyền hình ảnh chủ nhân của câu nói “Đúng nhận, sai cãi” bị cơ quan cảnh sát điều tra mời lên làm việc. Vậy, hành vi xem bói, xem tarot lúc nào cũng vi phạm pháp luật?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

1. Thế nào là xem bói?

Bói toán là một tập tục đã xuất hiện từ thời xa xưa và được sử dụng để dự đoán tương lai, xem các sự kiện trong quá khứ. Thầy bói sử dụng các yếu tố bên ngoài, như ngày sinh hoặc đường chỉ tay của một người để đưa ra dự đoán. Có hai loại bói toán: khoa học (sử dụng các phép tính) và phi khoa học (dựa vào trực giác). Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các thầy bói đều kết hợp cả hai hình thức. Bói toán, là hành động dự đoán các sự kiện trong tương lai, thường được gọi là lời tiên tri. Tuy nhiên, bản chất của bói toán là nó có thể được tính toán và có mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện trong quá khứ và tương lai của một người. Khi chuẩn bị làm những việc quan trọng trong đời như cưới vợ, làm nhà, mua xe, người ta thường tìm đến thầy bói để được hướng dẫn. Bói toán là một loại hoạt động thường gắn liền với tôn giáo vì nó dựa trên niềm tin cá nhân của một người vào thế giới tâm linh. Xem bói là cách để con người trút bỏ tâm lý lo lắng, vạch cho mình một dự tính cho tương lai.

Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng. Ảnh minh họa: Internet

2. Hành vi tổ chức xem bói bị xử phạt như thế nào?

Về xử lý vi phạm hành chính 

Khi việc xem bói biến tướng trở thành hành vi mê tín dị đoan với những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, thì hành vi mê tín dị đoan này được xem là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính. 

Cụ thể căn cứ tại khoản 4 và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quy định:

- Hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội có thể bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng

- Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng.

Như vậy, hành vi tổ chức xem bói nhằm mục đích xấu, trục lợi thì được xem như là hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, cá nhân có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng.

Đối với người tham gia cũng sẽ bị phạt, cao nhất có thể bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

- Làm chết người;

- Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng.

Như vậy, đối với hành vi xem bói mà không đúng theo quy định của pháp luật thì tuỳ vào từng trường hợp nhẹ thì bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Chơi game đánh bài online có bị quy tội đánh bạc?

Thời gian đọc: 6 Phút
Thế nào là đánh bạc? Người bị bắt về tội đánh bạc bị phạt tù bao nhiêu năm? Xử phạt hành chính với hành vi đánh bạc cao nhất là bao nhiêu tiền?

Chào Luật sư, gần đây tôi có đọc tin tức và thấy rất nhiều đường dây đánh bài online bị bắt về tội đánh bạc. Tôi cũng thường thấy bạn bè và người thân chơi bài trên mạng như tiến lên miền nam, phỏm, .... Như vậy có bị quy vào tội đánh bạc không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Quy định pháp luật về tội đánh bạc 

Với nhu cầu giải trí của con người ngày một cao thì đã xuất hiện những trò chơi trá hình và đánh bạc là hành vi phổ biến và nhiều các hành vi khác phát triển từ hành vi đánh bài này. Hiện nay, khái niệm về đánh bạc vẫn chưa được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản nào. Tuy nhiên, Điều 321 Bộ luật Hình sự  2015, sửa đổi bổ sung vào năm 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, từ các quy định của pháp luật, có thể hiểu hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Tội phạm đánh bạc được xác định dựa trên những yếu tố sau:

- Mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật ;

- Không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép.

Như vậy, khác biệt với những game “đánh bạc online”, thì game đánh bài thông thường mọi người hay chơi chỉ có một chiều nạp tiền để mua xu hoặc đồng vàng để chơi game, chứ không hề có chiều ngược lại là đổi xu hay vàng ảo thắng được thành tiền thật.  Do đó đối với những người đánh bài online thông thường chỉ chơi dưới hình thức thu về tiền ảo, giải trí thông qua trò chơi đó thì không phải là hành vi đánh bạc trái phép.

Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị là một trong những cấu thành của tội Đánh bạc . Ảnh minh họa: Internet

Xử phạt hành vi đánh bạc qua mạng?

Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

•    Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

•    Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

•    Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

Do đó, hành vi đánh bạc qua mạng tức là đánh bạc bằng máy sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự  2015, sửa đổi bổ sung vào năm 2017, quy định xử lý hình sự đối với hành vi đánh bạc như sau:

- Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

•    Có tính chất chuyên nghiệp;

•    Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

•    Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

•    Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Vụ nữ sinh học lớp 7 sinh con tại Bắc Giang, căn cứ gì để khởi tố bố đứa trẻ ?

Thời gian đọc: 7 Phút
Quy định của pháp luật về Tội Hiếp dâm. Pháp luật quy định như thế nào về độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự?

Thưa luật sư thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về việc một nữ sinh tại tỉnh Bắc Giang sinh con khi mới 13 tuổi và Cơ quan công an lại bắt và khởi tố người yêu cháu về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Luật sư cho tôi hỏi: Tại sao nữ sinh Bắc Giang có quan hệ yêu đương và sinh con lại bắt giam, khởi tố người tình về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Thời gian qua trên mạng và các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về việc một nữ sinh lớp 7 (13 tuổi) trú tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang sinh con tại nhà. Sau khi xác minh thông tin, nhận thấy có dấu hiệu vụ việc hình sự cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành khởi tố và bắt Nông Văn Minh (17 tuổi) là người yêu của nữ sinh về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Luật sư nhận thấy việc cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố và bắt cháu Minh theo trường hợp bắt người khẩn cấp là có căn cứ. Bởi:

Thứ nhất, qua quá trình xác minh thông tin được biết vào khoảng tháng 6/2022, nữ sinh và cháu Minh có tự nguyện quan hệ tình dục, tại thời điểm này nữ sinh dưới 13 tuổi. Trong khi đó, theo lý luận pháp luật và tâm, sinh lý do độ tuổi dưới 13 tuổi nhận thức pháp luật, cuộc sống, suy nghĩ về mọi vấn đề chưa đầy đủ, hoàn thiện, tâm, sinh lý chưa ổn định, hoàn thiện. Do đó, lứa tuổi này cần được đặc biệt bảo vệ, mọi trường hợp giao cấu, quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi dưới bất kỳ hình thức nào đều là hành vi hiếp dâm.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người trên 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Cụ thể:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Theo đó, trong trường hợp này, theo quy định tại điều 142 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, cháu Minh sẽ bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 142 với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Pháp luật quy định quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi dưới bất kỳ hình thức nào đều là hành vi hiếp dâm. Ảnh minh họa: Internet

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Đối với 02 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Đối với người dưới 10 tuổi;

d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì trường hợp người phạm tội theo khoản 2 Điều 142 Bộ luật hình sự được coi là Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, theo quy định này trong trường hợp cháu Minh đủ 14 tuổi Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền vẫn tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can để xử lý theo quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn


 

Thế nào là Người nghiện ma túy ?

Thời gian đọc: 5 Phút
Pháp luật quy định hiểu như thế nào là người nghiện ma túy?

Thưa luật sư tôi có thắc mắc hiện nay pháp luật quy định thế nào là nghiện ma túy. Mong luật sư tư vấn cho tôi. Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 12 điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021, định nghĩa về người nghiện ma túy như sau: “Là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này”.

Ngoài ra, nội dung về việc xác định người nghiện ma túy đã được Điều 3 Thông tư số 18/2021/TT-BYT ngày 16/11/2021 Thông tư quy định về tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy làm rõ các cấp độ nghiện ma túy. Cụ thể:

Điều 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng nghiện ma túy

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tình trạng nghiện ma túy bao gồm 06 tiêu chuẩn sau đây:

a) Tiêu chuẩn 1: Ham muốn mạnh mẽ hoặc cảm giác bắt buộc phải sử dụng chất ma túy;

b) Tiêu chuẩn 2: Khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi sử dụng ma túy về thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc hoặc mức sử dụng;

c) Tiêu chuẩn 3: Có hiện tượng dung nạp với chất ma túy;

d) Tiêu chuẩn 4: Ngày càng trở nên thờ ơ với các thú vui hoặc sở thích khác do sử dụng chất ma túy;

đ) Tiêu chuẩn 5: Tiếp tục sử dụng ma túy mặc dù đã biết về các hậu quả có hại của chất ma túy;

e) Tiêu chuẩn 6: Có trạng thái cai ma túy (hội chứng cai ma túy) khi ngừng hoặc giảm sử dụng chất ma túy.

Đồng thời, tại Phụ lục số 02 của Thông tư số 18 nêu trên có nội dung hướng dẫn xác định các tiêu chuẩn 2, 3, 4 và 6 để chẩn đoán tình trạng nghiện như sau: 

1. Tiêu chuẩn 2: Khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi sử dụng ma túy về thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc hoặc mức sử dụng, khi có ít nhất một trong hai dấu hiệu như sau:

a) Chất ma túy thường được sử dụng với khối lượng lớn hơn và trong thời gian dài hơn dự định;

b) Sự thèm muốn dai dẳng hoặc những nỗ lực không thành để giảm hoặc kiểm soát việc sử dụng chất ma túy.

2. Tiêu chuẩn 3: Có hiện tượng dung nạp với chất ma túy, khi có ít nhất một trong hai dấu hiệu như sau:

a) Nhu cầu phải tăng đáng kể lượng ma túy để đạt được các hiệu quả mong muốn hoặc gây ngộ độc;

b) Giảm đáng kể tác dụng với việc sử dụng tiếp tục cùng một khối lượng chất ma túy.

Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này

3. Tiêu chuẩn 4: Ngày càng trở nên thờ ơ với các thú vui hoặc sở thích khác do sử dụng chất ma túy, khi có ít nhất một trong hai dấu hiệu như sau:

a) Thay đổi nhiều các thú vui hoặc những mối quan tâm bị từ bỏ hoặc giảm sút do sử dụng chất ma túy;

b) Phần lớn thời gian để tìm kiếm hay sử dụng chất ma túy hoặc hồi phục khỏi tác động của chất ma túy.

4. Tiêu chuẩn 6: Có trạng thái cai ma túy (hội chứng cai ma túy) khi ngừng hoặc giảm sử dụng chất ma túy, khi có biểu hiện bằng ít nhất một trong hai dấu hiệu như sau:

a) Trạng thái cai đặc trưng chất ma túy: các dấu hiệu của trạng thái cai các chất dạng thuốc phiện; các chất kích thần (các chất dạng amphetamine, cocain hoặc các chất kích thần khác) và cần sa. Hướng dẫn xác định trạng thái cai đặc trưng các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Phải sử dụng chất ma túy cùng loại hoặc chất tương tự với mục đích làm giảm nhẹ hoặc tránh các triệu chứng cai chất ma túy.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Khi đã có quyết định khởi tố bị can thì có tiếp tục tính thời hiện truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Thời gian đọc: 5 Phút
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Trường hợp nào tính lại thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xin chào Luật sư, Luật sư có thể tư vấn cho tôi về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi đã có quyết định khởi tố bị can thì có tiếp tục tính thời hiện truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Khái niệm về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Khoản 1 Điều 27 BLHS năm 2015 quy định: “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự".

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn mà cơ quan tiến hành tổ tụng có thẩm quyền truy cứu (xác định) trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội và theo quy định của BLTTHS, khi có đủ căn cứ xác định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định khởi tố bị can. Quyết định khởi tố bị can chính là bước xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, căn cứ vào đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ để truy tố, xét xử người phạm tội, làm rõ trách nhiệm hình - đối với người phạm tội.

Do vậy, sau khi có quyết định khởi tố bị can, quá trình điều tra, truy tố, xét xử sẽ không tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (bao gồm cả trường hợp vụ án bị hủy đi hủy lại nhiều lần để xét xử lại hoặc để điều tra lại hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần...).

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nếu tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can và các hoạt động tố tụng bị tạm dừng (trừ trường hợp tạm đình chỉ do không xác định được bị can đang ở đâu và đã có quyết định truy nã) thì thời gian tiến hành các hoạt động nhằm khắc phục lý do tạm đình chỉ như: bắt buộc chữa bệnh, giám định tư pháp, tương trợ tư pháp... sẽ phải được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà không chứng minh được tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án.

Về thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự:

Tùy vào tính chất của tội phạm thì thời hiệu truy cứu sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể: 

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính lại trong một số trường hợp luật quy định. Ảnh minh họa: Internet

Về trường hợp tính lại thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Đối với trường hợp sau khi khởi tố bị can, nếu người phạm tội thuộc một trong hai trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 27 BLHS năm 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính lại kể từ ngày người đó thực hiện hành vi phạm tội mới hoặc kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ. Cụ thể:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn