Bạn đang ở đây

Có phải xem bói, xem tarot lúc nào cũng vi phạm pháp luật?.

03/03/23 14:04:33 | Lượt xem: 43
Thời gian đọc: 5 Phút
Pháp luật quy định xử phạt hành vi tổ chức mê tín dị đoan như thế nào?

 Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang lan truyền hình ảnh chủ nhân của câu nói “Đúng nhận, sai cãi” bị cơ quan cảnh sát điều tra mời lên làm việc. Vậy, hành vi xem bói, xem tarot lúc nào cũng vi phạm pháp luật?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

1. Thế nào là xem bói?

Bói toán là một tập tục đã xuất hiện từ thời xa xưa và được sử dụng để dự đoán tương lai, xem các sự kiện trong quá khứ. Thầy bói sử dụng các yếu tố bên ngoài, như ngày sinh hoặc đường chỉ tay của một người để đưa ra dự đoán. Có hai loại bói toán: khoa học (sử dụng các phép tính) và phi khoa học (dựa vào trực giác). Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các thầy bói đều kết hợp cả hai hình thức. Bói toán, là hành động dự đoán các sự kiện trong tương lai, thường được gọi là lời tiên tri. Tuy nhiên, bản chất của bói toán là nó có thể được tính toán và có mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện trong quá khứ và tương lai của một người. Khi chuẩn bị làm những việc quan trọng trong đời như cưới vợ, làm nhà, mua xe, người ta thường tìm đến thầy bói để được hướng dẫn. Bói toán là một loại hoạt động thường gắn liền với tôn giáo vì nó dựa trên niềm tin cá nhân của một người vào thế giới tâm linh. Xem bói là cách để con người trút bỏ tâm lý lo lắng, vạch cho mình một dự tính cho tương lai.

Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng. Ảnh minh họa: Internet

2. Hành vi tổ chức xem bói bị xử phạt như thế nào?

Về xử lý vi phạm hành chính 

Khi việc xem bói biến tướng trở thành hành vi mê tín dị đoan với những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, thì hành vi mê tín dị đoan này được xem là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính. 

Cụ thể căn cứ tại khoản 4 và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quy định:

- Hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội có thể bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng

- Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng.

Như vậy, hành vi tổ chức xem bói nhằm mục đích xấu, trục lợi thì được xem như là hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, cá nhân có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng.

Đối với người tham gia cũng sẽ bị phạt, cao nhất có thể bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

- Làm chết người;

- Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng.

Như vậy, đối với hành vi xem bói mà không đúng theo quy định của pháp luật thì tuỳ vào từng trường hợp nhẹ thì bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tin tức liên quan