Bạn đang ở đây

Luật Hồng Bách

Kéo dài thời gian thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với tập đoàn công nghiệp - viễn thông quân đội

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 6/9/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016 đã được sửa đổi, bổ sung tại nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với tập đoàn công nghiệp - viễn thông quân đội.

Theo Nghị định số 82/2021/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 6 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:

“5. Trong năm 2020 và từ năm 2021 trở đi, khi thực hiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ phải tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới thì quỹ tiền lương của người lao động thực hiện như sau:

a) Trường hợp tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, từ khi tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới hoặc nhận sáp nhập, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương tối đa bằng mức tiền lương bình quân của người lao động đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đó tại công ty chuyển giao hoặc công ty bị sáp nhập trong năm liền kề trước thời điểm chuyển giao hoặc bị sáp nhập; trường hợp mức tiền lương bình quân này thấp hơn so với mức tiền lương bình quân của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tương tự tại công ty nhận sáp nhập thì được tính tối đa bằng mức lương bình quân trong năm liền kề ở công ty nhận sáp nhập trước thời điểm sáp nhập.
b) Trường hợp phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới (ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã được giao ổn định đơn giá tiền lương quy định tại khoản 1 Điều này và ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới tiếp nhận từ Công ty mẹ quy định tại điểm a khoản này), từ khi phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân do công ty quyết định bảo đảm tương quan chung nhưng tối đa bằng tiền lương của người lao động làm nghề, công việc tương tự trong Tập đoàn.
c) Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản này, công ty phải bảo đảm: hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, có lợi nhuận và phải báo cáo Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cho ý kiến trước khi thực hiện.”
Nghị định số 82/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định số 82/2021/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch covid-19

Thời gian đọc: 2 Phút
Ngày 11/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP về chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.

1. Đối tượng áp dụng
Hàng hóa của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhập khẩu để tài trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, được áp dụng chính sách thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng như hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.


 2. Hồ sơ, thủ tục áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa như sau:
- Giao Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố ban hành văn bản phê duyệt, tiếp nhận hàng hóa tại Điều 1 nêu trên theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, không để xảy ra việc trục lợi chính sách.
- Cơ quan hải quan căn cứ văn bản phê duyệt của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố, thực hiện thủ tục không thu thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 19 Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng, khoản 9 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, không để xảy ra việc trục lợi chính sách.
3. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phòng, chống dịch Covid-19.
Nghị quyết số 106/NQ-CP có hiệu lực từ ngày ký.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị quyết số 106/NQ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

Quy định mới về nghiệp vụ thị trường mở từ 25/8/2021

Thời gian đọc: 3 mins
Thông tư 09/2021/TT-NHNN ngày 07/7/2021 sửa đổi Thông tư 42/2015/TT-NHNN về nghiệp vụ thị trường mở.

Theo Thông tư, thông báo mua, bán giấy tờ có giá sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Trước mỗi phiên đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch) thông báo mua hoặc bán giấy tờ có giá cho các thành viên. Đối với phiên bản (phát hành) tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, ngoài việc thông báo cho các thành viên, Sở giao dịch đăng tải thông báo bán (phát hành) tín phiếu Ngân hàng Nhà nước trên Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước chậm nhất vào 13 giờ 30 phút ngày đấu thầu. 


2. Nội dung thông báo cơ bản gồm:
a) Ngày đấu thầu;
b) Phương thức đấu thầu;
c) Phương thức xét thầu;
d) Phương thức mua, bán;
đ) Khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán hoặc tính theo mệnh giá (trừ trường hợp không thông báo trước khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước);
e) Các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán;
g) Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua);
h) Kỳ hạn của giấy tờ có giá;
i) Ngày phát hành của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán);
k) Phương thức thanh toán lãi của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán);
l) Ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán);
m) Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán);
n) Thời hạn mua, bán (số ngày);
o) Lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi mua hoặc bán (trường hợp đấu thầu khối lượng);
p) Lãi suất phát hành trên thị trường sơ cấp của giấy tờ có giá (trường hợp Ngân hàng Nhà nước bán);
q) Thời gian nhận đơn dự thầu của thành viên;
r) Thời gian đóng thầu.”
Thông tư 09/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 25/8/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 09/2021/TT-NHNN tại đây:

Tệp đính kèm: 

Chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại là bao nhiêu?

Thời gian đọc: 2 mins
Mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2021/TT-BTC ngày 08/7/2021 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

1. Đối tượng áp dụng
- Người ra quyết định cưỡng chế.
- Cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế (sau đây gọi là cơ quan ra quyết định cưỡng chế), cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế.
- Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án (sau đây gọi là đối tượng bị cưỡng chế).
- Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp.
-  Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.

2. Theo đó, quy định nội dung chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
- Các chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định 44/2020/NĐ-CP được thực hiện căn cứ vào:
Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên), hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.
- Người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế được chi bồi dưỡng theo mức sau:
+ Người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế;
+ Người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Thông tư 55/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/8/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 55/2021/TT-BTC tại đây:

Tệp đính kèm: 

Các đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm chủng vắc xin phòng covid-19

Thời gian đọc: 2 mins
Mới đây, Bộ Y tế có Quyết định 4355/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Theo Nghị quyết, các đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng khi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 bao gồm:


- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.
- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
+ Nhiệt độ <35,5°C và >37,5°C.
+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.
+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc >140 mmHg hoặc cao hơn 30mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp hoặc đang điều trị và có hồ sơ y tế).
+ Nhịp thở > 25 lần/phút.
Quyết định 4355/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày ký ban hành và bãi bỏ Quyết định 3802/QĐ-BYT ngày 10/8/2021

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Quyết định 4355/QĐ-BYT tại đây:

Tệp đính kèm: 

Hướng dẫn dự toán gói thầu tư vấn xây dựng

Thời gian đọc: 3 Phút
Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 về việc hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

1. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 10/2021/NĐ-CP).


2. Theo Thông tư, các thành phần chi phí của dự toán gói thầu bao gồm các chi phí sau:
-  Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các thành phần chi phí sau: chi phí xây dựng, chi phí khác có liên quan và chi phí dự phòng của gói thầu.
-  Dự toán gói thầu mua sắm thiết bị gồm một số hoặc toàn bộ các thành phần chi phí sau: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí gia công, chế tạo thiết bị; chi phí quản lý mua sắm thiết bị; chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị; chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ; chi phí vận chuyển; chi phí khác có liên quan và chi phí dự phòng của gói thầu.
- Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị gồm một số hoặc toàn bộ các thành phần chi phí sau: chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật; chi phí khác có liên quan và chi phí dự phòng của gói thầu.
- Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các thành phần chi phí sau: chi phí thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác có liên quan và chi phí dự phòng của gói thầu.
- Dự toán gói thầu hỗn hợp (bao gồm cả dự toán gói thầu quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP): tùy theo phạm vi, tính chất, điều kiện cụ thể của gói thầu, dự toán gói thầu hỗn hợp gồm một số hoặc toàn bộ các thành phần chi phí thuộc các gói thầu nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này
Thông tư 11/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 15/10/2021

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 11/2021/TT-BXD tại đây:

Tệp đính kèm: 

Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19

Thời gian đọc: 9 Phút
Chính phủ ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Theo Nghị quyết, để hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Chính phủ giao Bộ LĐTB&XH:


a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan khẩn trương trình cấp có thẩm quyền và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành chính sách liên quan đến giảm mức đóng hoặc hỗ trợ từ kết dư quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn nhằm kịp thời hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các đối tượng sử dụng lao động khác, hoàn thành trong tháng 9 năm 2021.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất miễn tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 theo quy định, hoàn thành trong tháng 9 năm 2021.
b) Bộ Giao thông vận tải:
- Trong tháng 9 năm 2021, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan xem xét quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chính sách giá dịch vụ liên quan đến hoạt động hàng không nhằm hỗ trợ các hãng hàng không trong giai đoạn đang bị tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
- Yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết công khai, minh bạch về giá cước vận tải biển; tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vận tải biển, chống tình trạng lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để tăng giá cước vận tải bất hợp lý, tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đồng thời, phối hợp với Bộ Công Thương, các hiệp hội, đơn vị liên quan nâng cao năng lực đàm phán, công khai, minh bạch về giá cước và phụ thu ngoài giá cước dịch vụ vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
c) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện theo đúng trình tự, thủ tục và quy định pháp luật; bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không để bị trục lợi chính sách.
d) Bộ Tài chính:
- Khẩn trương triển khai các chính sách về giãn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành; triển khai chính sách thuế ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 sau khi được Chính phủ thông qua.
- Xem xét, nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch COVID-19.
đ) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan sớm cho phép doanh nghiệp dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023, giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 60 ngày xuống còn 30 ngày.
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trong tháng 9 năm 2021 về việc gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Báo cáo Chính phủ trong tháng 9 năm 2021 về việc áp dụng hậu kiểm đối với các thủ tục hành chính, cấp phép trong lĩnh vực môi trường trong thời gian dịch COVID-19, cho phép thực hiện cấp phép trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý chuyên môn tại địa phương mà không phải tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được dịch bệnh; thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vi phạm quy định pháp luật.
g) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ pháp lý, trong đó có giải quyết tranh chấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
h) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
- Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi, thời gian được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh, hoàn thành trong tháng 9 năm 2021.
- Trong tháng 9 năm 2021, chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định các cơ chế về hỗ trợ tín dụng giúp các hãng hàng không giải quyết thanh khoản, đảm bảo nguồn lực để duy trì và phát triển.
i) Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:
- Xem xét miễn nộp đoàn phí công đoàn cho đoàn viên tại doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 và 2022 để người lao động có thêm điều kiện khắc phục khó khăn, gắn bó với doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được giảm đóng kinh phí công đoàn trong năm 2021 và 2022 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
- Trong quá trình sửa đổi Luật Công đoàn, nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.
- Đề xuất bổ sung các giải pháp thiết thực để hỗ trợ người lao động, chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp, hợp tác xã vượt qua khó khăn do dịch COVID-19
k) Các địa phương:
- Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương và nguồn huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho phòng, chống dịch COVID-19, quyết định việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đóng trên địa bàn thông qua các cơ sở xét nghiệm.
- Xem xét giảm mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển loại I và IA trên địa bàn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có hoạt động xuất, nhập khẩu theo tình hình thực tế của dịch COVID-19 và lùi thời gian bắt đầu thu phí tại khu vực cửa khẩu và cảng biển nêu trên đối với địa phương chưa thực hiện thu phí để hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Nghị quyết 105/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 09/9/2021

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị quyết 105/NQ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Khi kết thúc thời gian công tác lực lượng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 cần lưu ý những gì?

Thời gian đọc: 3 Phút
Bộ Y tế đã có Công văn 7316/BYT-MT ngày 03/6/2021 về hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 đối với các lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.

1. Đối tượng áp dụng
Lực lượng được cử tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh dịch tại các địa phương, bao gồm:
- Nhân viên y tế.
- Sinh viên khối ngành sức khỏe.
- Các lực lượng khác: cán bộ y tế nghỉ hưu, giáo viên, thanh niên, tăng ni phật tử/tu sĩ, lái xe,…

2. Người làm nhiệm vụ có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm Covid-19 khi kết thúc thời gian tham gia công tác cần lưu ý:
2.1 Được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi về đơn vị.
2.2 Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 6386/BYT-MT ngày 06/8/2021 của Bộ Y tế về việc áp dụng biện pháp phòng chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19 hoặc các văn bản thay thế (nếu có).
2.3 Đối với người làm nhiệm vụ có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm SARS-CoV-2 (điều tra dịch tễ; lấy mẫu xét nghiệm; phục vụ các cơ sở cách ly tập trung; làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; hỗ trợ trạm y tế lưu động cấp thuốc cho người nhiễm SARS-CoV-2,...):
- Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19: Thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày đến/về địa phương. Thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR (02 lần) vào ngày đầu và ngày thứ 07 kể từ ngày đến/về địa phương. Tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo, thực hiện đầy đủ 5K.
- Chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương Thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 bằng phương pháp RT-PCR (02 lần) vào ngày đầu và ngày thứ 14 kể từ ngày đến/về địa phương. Tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo, thực hiện đầy đủ 5K./
Công văn 7316/BYT-MT có hiệu lực từ ngày ký.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Công văn 7316/BYT-MT tại đây:

Tệp đính kèm: 

Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà

Thời gian đọc: 2 Phút
Ngày 28/8/202Bộ Y tế ban hành Quyết định 4156/QĐ-BYT về Tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà.

Nếu có những triệu chứng đơn giản, hãy xử trí như sau:


1. Nếu sốt: 
• Đối với người lớn: > 38.5° C hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
• Đối với trẻ em: > 38.5° C, uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần.
• Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để xử lý.
2. Nếu ho: dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sỹ.
3. Có thể dùng thêm các vitamin theo đơn thuốc của bác sỹ.
Quyết định 4156/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày ban hành.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Quyết định 4156/QĐ-BYT tại đây:

Tệp đính kèm: 

Những trường hợp được nghỉ học tạm thời trong quá trình đào tạo thạc sĩ

Thời gian đọc: 3 mins
Mới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021, về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Quy chế này quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, cấp bằng thạc sĩ.
- Quy chế này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ thạc sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Quy chế này là căn cứ để cơ sở đào tạo xây dựng và ban hành các quy định chi tiết về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, cấp bằng thạc sĩ áp dụng tại cơ sở đào tạo (sau đây gọi là quy chế của cơ sở đào tạo).
- Quy chế này không áp dụng đối với việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo những chương trình đào tạo thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng (bao gồm cả các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục)
2. Theo Thông tư, học viên được phép nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:
a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b) Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác của quốc gia, của ngành;
c) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
d) Vì lý do cá nhân khác nhưng phải hoàn thành ít nhất một học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 15/10/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT tại đây: