Bạn đang ở đây

Chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại là bao nhiêu?

14/09/21 15:27:46 | Lượt xem:
Thời gian đọc: 2 mins
Mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2021/TT-BTC ngày 08/7/2021 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

1. Đối tượng áp dụng
- Người ra quyết định cưỡng chế.
- Cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế (sau đây gọi là cơ quan ra quyết định cưỡng chế), cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế.
- Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án (sau đây gọi là đối tượng bị cưỡng chế).
- Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp.
-  Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.

2. Theo đó, quy định nội dung chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
- Các chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định 44/2020/NĐ-CP được thực hiện căn cứ vào:
Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên), hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.
- Người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế được chi bồi dưỡng theo mức sau:
+ Người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế;
+ Người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Thông tư 55/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/8/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 55/2021/TT-BTC tại đây:

Tệp đính kèm: 

Tin tức liên quan