Bạn đang ở đây

xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 26/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông, liên kết đào tạo có thể bị xử phạt lên đến 50.000.000 đồng, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo liên thông không đủ điều kiện theo quy định.

2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về liên kết đào tạo theo các mức phạt sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng liên kết đào tạo không đủ các nội dung thực hiện liên kết đào tạo; quyền, trách nhiệm của đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp liên kết đào tạo theo quy định;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết đào tạo theo quy định;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi liên kết đào tạo không bảo đảm đủ điều kiện liên kết đào tạo theo quy định.

 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động đào tạo liên thông có thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với ngành, nghề đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với ngành, nghề đào tạo khác khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc bảo đảm đủ điều kiện đào tạo liên thông hoặc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, kết quả học tập, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp, thu hồi văn bằng tốt nghiệp đã cấp cho người học, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

- Buộc bảo đảm đủ điều kiện liên kết đào tạo hoặc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác, hoàn trả các khoản đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Nghị định 88/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/12/2022 và thay thế Nghị định 79/2015/NĐ-CP.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 88/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Bỗng dưng nhận được tiền chuyển tới tài khoản, cẩn thận bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Thời gian đọc: 6 Phút
Nhận được tiền từ số tài khoản ngân hàng lạ cần xử lý như thế nào?Trường hợp không trả lại tiền có bị xử lý hình sự không?

Kính chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Vừa qua tài khoản ngân hàng của tôi có thông báo nhận được một khoản tiền từ một số tài khoản không rõ thông tin và cũng không liên quan đến giao dịch trong hoạt động kinh doanh của tôi. Tôi rất hoang mang không biết số tiền này liên quan đến nội dung gì? Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm gì để giải quyết sự việc? Trường hợp tôi chiếm giữ số tiền nêu trên pháp luật xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư! 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thời gian gần đây bạn nhận được một số tiền chuyển đến tài khoản của mình nhưng bạn không biết số tiền này liên quan đến giao dịch gì thì Luật sư có quan điểm bạn nên đến địa điểm giao dịch mở tài khoản Ngân hàng để xin sao kê tài khoản Ngân hàng để biết về thông tin tài khoản Ngân hàng đã chuyển tiền cho bạn để bạn thực hiện việc chuyển hoàn tiền cho người đó. 

Trường hợp bạn chiếm giữ số tiền nêu trên mà không hoàn trả cho người chuyển tiền cho bạn thì căn cứ theo số tiền, ý thức, hành vi của bạn thì theo quy định pháp luật bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính 

Trường hợp bạn cố tình chiếm giữ tiền của người đã chuyển tiền cho bạn thì theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì bạn có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều này thì bạn có thể bị tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là thẻ Ngân hàng.

Đồng thời theo quy định bạn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 điều này. Theo đó:

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

+ Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

Người nhận được tiền từ tài khoản lạ nên đến các quầy giao dịch của Ngân hàng, yêu cầu sự hỗ trợ của nhân viên để tìm thông tin tài khoản lạ đã chuyển tiền và gửi trả lại tiền. Ảnh:Internet

Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ số tiền bạn chiếm giữ, tính chất mức độ, hành vi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thì căn cứ quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” với mức phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm. 

Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ88.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Hành hung để tẩu thoát;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Chế tài xử phạt hành vi cơi nới và chở quá tải trọng

Thời gian đọc: 5 Phút
Điểm e Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung tại Điểm l Khoản 17 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi cơi nới thành thùng xe ô tô tải sẽ bị xử phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi và xử phạt từ 12 đến 18 triệu đối với tổ chức. 

Kính chào luật sư, tôi có nội dung câu hỏi vướng mắc như sau, mong luật sư tư vấn, giải đáp cho tôi: Hiện nay, tôi thấy trên đường quốc lộ nơi tôi sinh sống có nhiều ô tô tải cơi nới thành thùng và chở quá tải làm hư hỏng đường. Vậy, theo quy định pháp luật thì các cơ quan chức năng xử lý các hành vi này như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Trong tình huống bạn trình bày nêu trên chủ thể tham gia giao thông thực hiện 02 hành vi vi phạm pháp luật, đó là hành vi cơi nới, thành thùng xe và hành vi chở quá tải trọng cho phép của cầu, đường. Do đó, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính về 02 lỗi:

Đối với hành vi cơi nới, thành thùng xe tải:

Theo quy định tại Điểm e Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung tại Điểm l Khoản 17 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi cơi nới thành thùng xe ô tô tải sẽ bị xử phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi và xử phạt từ 12 đến 18 triệu đối với tổ chức. 

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm k Khoản 14 Điều 30 của Nghị định số 100 được sửa đổi, bổ sung Điểm r Khoản 17 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi cơ nới thành, thùng xe tải sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 3 tháng.

Trường hợp gây hư hại cầu, đường người thực hiện hành vi vi phạm về chở quá tải trọng còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Ảnh:Internet

Đối với hành vi chở quá tải:

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 100/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 123/NĐ-CP quy định:

+ Phạt từ 4 đến 6 triệu đối với trường hợp chở quá tải trọng từ 10% đến 20% so quy định của cầu, đường người vi phạm sẽ bị xử, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

+ Phạt tiền từ 13 triệu đến 15 triệu đối với hành vi:  Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

+ Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 5 tháng; Đặc biệt, nếu gây hư hại cầu, đường người thực hiện hành vi vi phạm về chở quá tải trọng còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 07/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

-  Gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường hoặc hoạt động công vụ của người có thẩm quyền;

- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ;

- Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Không tổ chức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Không hợp tác hoặc cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường;

- Không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tham gia buổi công bố quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.

 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.
Ảnh minh họa: Internet.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tẩu tán tang vật vi phạm, tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Trì hoãn, trốn tránh không thi hành quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm

Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/8/2022 và thay thế Nghị định 155/2016/NĐ-CP , Nghị định 55/2021/NĐ-CP .

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 45/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ có thể bị xử phạt lên đến 75 triệu đồng

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 6/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo nội dung Nghị định 37/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ bị xử phạt lên đến 75.000.000 đồng.

Cụ thể:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
 

 Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, Nghị định quy định hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt lên đến 35.000.000 đồng, cụ thể:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

- Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

+ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
 

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 22/07/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 37/2022/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

Mức xử phạt mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Thời gian đọc: 5 Phút
Ngày 17/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thay thế Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Theo nội dung Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp có thể bị xử phạt lên đến 75 triệu đông đối với người sử dụng lao động, cụ thể:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
( Trước đó, mức phạt từ 500.000-1.000.000 đồng)

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
( Trước đó không có quy định)

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Nghị định mới quy định mức phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

+ Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

+ Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. (Đây là quy định mới, trước đó không có quy định này)

Ngoài ra, đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị  phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng 

- Người sử dụng lao động có một trong các hành vi như trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật.
( Trước đó không quy định)

- Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định thêm các hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
(Trước đó không quy định)

Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/01/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 12/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Vượt đèn đỏ bị phạt 800 nghìn đồng, cơ sở nào để cảnh sát giao thông quy định mức tiền phạt?

Thời gian đọc: 6 Phút
Tôi vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông phạt 800.000 đồng. Cơ sở nào để họ quy định mức tiền phạt đó?

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau mong luật sư hỗ trợ giải đáp. Sự việc cụ thể: Do có việc gấp nên tôi đã điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nên bị cảnh sát giao thông bắt và xử phạt 800.000 đồng. Theo tôi được biết, mức xử phạt cho lỗi vượt đèn đỏ là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, vậy họ dựa vào cơ sở nào để quy định mức tiền phạt trong khung đó?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trường hợp của bạn vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" với mức tiền phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. 

Vậy cơ sở nào để quy định mức tiền phạt trong khung tiền phạt ?

Căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông phạt 800.000 đồng. Ảnh minh họa

Theo đó, dù mức phạt tiền không được quy định là một khoản cố định nhưng nếu như không có tình tiết giảm nhẹ hoặc không có tình tiết tăng nặng thì sẽ lấy ở mức trung bình. Ví dụ như trong trường hợp của bạn, khung tiền phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng thì mức phạt bình thường sẽ là 800.000 đồng.

 - Mức phạt là 600.000 đồng sẽ được áp dụng khi có các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như :

a) Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

c) Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

d) Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

đ) Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

e) Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

g) Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

h) Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

- Mức phạt là 800.000 sẽ được áp dụng khi có các tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như:

a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;

đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;

g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;

h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;

l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;

m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề mà bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn