Ngày 30/9/2022, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
Theo nội dung Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH, bãi bỏ 06 văn bản Quy phạm pháp luật lĩnh vực Bảo hiểm xã hội bao gồm:
1. Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
2. Thông tư số 23/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15/06/2016 của Chính phủ.
3. Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
4. Thông tư số 18/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 điều 1 Nghị định số 76/2017/NĐ-CP ngày 30/6/2017 của Chính phủ.
5. Thông tư số 32/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Thông tư số 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 15/11/2022.
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Xem chi tiết và tải Thông tư 18/2022/TT-BLĐTBXH tại đây:
Ngày 22/9/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 19/2022/QĐ-TTg về chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2022-2024.
Quyết định 19/2022/QĐ-TTg quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024.
Theo đó, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024 được quy đinh như sau:
- Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Mức chi phí quản lý bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa 3,5% tiền đóng bảo hiểm y tế, được trích từ quỹ bảo hiểm y tế; trong đó, năm 2022 tối đa 3,55%, năm 2023 tối đa 3,5% và năm 2024 tối đa 3,45%. Dự toán chi phí quản lý bảo hiểm y tế hằng năm được xác định theo mức chi phí quy định tại khoản này tính trên dự toán thu tiền đóng bảo hiểm y tế hằng năm.
- Các đơn vị thực hiện sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được giao hằng năm theo chế độ quy định. Phần chênh lệch giữa chi phí quản lý quyết toán trong phạm vi dự toán được giao và chi phí quản lý theo tỷ lệ tính trên số thực thu, thực chi được bù trừ như sau:
+ Phần chênh lệch lớn hơn giữa số quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý theo tỷ lệ tính trên số thực thu, thực chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có), được trừ vào dự toán chi phí quản lý năm sau;
+ Phần chênh lệch lớn hơn giữa số quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm y tế và chi phí quản lý theo tỷ lệ tính trên số thực thu tiền đóng bảo hiểm y tế (nếu có) được trừ vào dự toán chi phí quản lý năm sau.
Trường hợp trong năm Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự kiến số thu tiền đóng bảo hiểm y tế cao hơn dự toán được giao, dẫn đến phát sinh tăng lớn chi phí quản lý bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung dự toán chi phí quản lý bảo hiểm y tế, nhưng không vượt quá tỷ lệ chi phí quản lý bảo hiểm y tế được trích tính trên số thu tiền đóng bảo hiểm y tế trong năm.
Quyết định 19/2022/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 10/11/2022.
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Xem chi tiết và tải Quyết định 19/2022/QĐ-TTg tại đây:
Theo Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), đại dịch Covid-19 đã làm 4.461 trẻ em Việt Nam rơi vào cảnh mồ côi; trong đó có 193 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Có 8-20% trẻ em và vị thành niên ở nước ta gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần chung. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến vấn đề sức khỏe, tâm lý, tâm thần của trẻ em. Vậy Đảng và Nhà nước có những chính sách hỗ trợ nào với nhóm đối tượng này.
Kính chào luật sư, tôi có thắc mắc về pháp lý, mong luật sư tư vấn, hỗ trợ cho tôi. Nội dung câu hỏi như sau: Thời gian trước do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, một số gia đình mất cả vợ và chồng, chỉ còn mấy đứa trẻ tự sống với nhau, không có nguồn thu nhập, để trang trải cuộc sống. Vậy, luật sư cho tôi hỏi Nhà nước có chính sách gì đối với những đối tượng trẻ em bị mồ côi này không? Xin cảm ơn luật sư!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Với nội dung câu hỏi của bạn, hongbach.vn có quan điểm tư vấn như sau:
Theo nguồn tin của Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), đại dịch Covid-19 đã làm 4.461 trẻ em Việt Nam rơi vào cảnh mồ côi; trong đó có 193 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Có 8-20% trẻ em và vị thành niên ở nước ta gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần chung. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến vấn đề sức khỏe, tâm lý, tâm thần của trẻ em.
Trong đó, Đảng Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách để kịp thời hỗ trợ, động viên các đối tượng trẻ em này vượt qua khó khăn, ổn định đời sống. Trong đó, một trong những chính sách đối với trẻ em mà bị mồ côi cả cha và mẹ thì được hưởng là hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Tại Điều 5 của Nghị định quy định các đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội gồm:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 và Điểm a, b Khoản 1 điều 6 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì tùy từng đối tượng trẻ em Nhà nước sẽ có mức hỗ trợ khác nhau theo hệ số. Trong đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng/1 đối tượng.
Đối với đối tượng trẻ em nêu tại khoản 1 nêu trên thì có hệ số hỗ trợ như sau:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
Đối với đối tượng trẻ em nêu tại khoản 2 nêu trên thì có mức hỗ trợ với hệ số 1.5.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Liệu người lao động có bị thiệt khi ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn? Người sử dụng lao động có được tự ý sa thải người lao động?
Kính chào Luật sư! Tôi được công ty báo sẽ ký hợp đồng lao động không thời hạn sau 4 năm làm việc nhưng nhiều người khuyên không nên đồng ý. Họ nói rằng, khi ký hợp đồng lao động vô thời hạn, công ty có thể đuổi việc tôi bất cứ khi nào mà không vi phạm luật lao động.
Tôi lại cứ nghĩ mình được ký hợp đồng không thời hạn, có nghĩa đã được công ty coi như "người nhà", các chế độ đãi ngộ cũng sẽ tốt hơn các nhân viên hợp đồng một năm, ba năm khác.
Vậy bản chất của hợp đồng lao động vô thời hạn là gì? Bạn tôi nói có đúng không? Những ưu và nhược điểm của việc ký hợp đồng lao động vô thời hạn với công ty có thể gặp phải là gì? Mong luật sư tư vấn cho tôi.
Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:
Trước tiên, bạn cần phải tìm hiểu khái niệm của hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Bộ Luật Lao động (BLLĐ) 2019 đưa ra định nghĩa về hai loại hợp đồng này như sau:
Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy điểm khác biệt lớn nhất của hai loại hợp đồng lao động (HĐLĐ) này nằm ở thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng. Với hợp đồng xác định thời hạn, thì bắt buộc không quá 36 tháng, tức 3 năm, người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải kí lại một hợp đồng lao động mới.
Khi HĐLĐ đầu tiên là hợp đồng xác định thời hạn hết hiệu lực, nếu muốn tiếp tục làm việc, bạn và NSDLĐ chỉ được phép kí tối đa 2 HĐLĐ xác định thời hạn nữa. Cần lưu ý luật bắt buộc các bên phải kí hợp đồng lao động không thời hạn khi 2 hợp đồng này hết hiệu lực
Thứ hai, về quyền lợi của NLĐ, dù thực hiện lao động theo HĐLĐ xác định thời hạn hay không xác định thời hạn thì NLĐ cũng được hưởng có quyền lợi như nhau theo quy định tại Điều 5 BLLĐ 2019:
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, BLLĐ 2019 quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ như sau:
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Do đó, không phụ thuộc vào HĐLĐ xác định thời hạn hay HĐLĐ không xác định thời hạn, NSDLĐ không được phép tự ý chấm dứt hợp đồng với NLĐ khi không có lí do. Đồng thời, khi có căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì NSDLĐ cũng cần phải tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục của BLLĐ 2019 và các văn bản liên quan.
Thứ tư, về ưu điểm của hợp đồng không xác định thời hạn với hợp đồng xác định thời hạn thì theo quan điểm của Luật sư:
Ưu điểm đầu tiên của hợp đồng này là do không xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng nên bạn không phải quan tâm nhiều đến thời hạn hợp đồng và cũng không phải kí nhiều hợp đồng lao động với NSDLĐ.
Ưu điểm thứ hai của hợp đồng lao động không xác định thời hạn là bạn được tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp; Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (nếu có); Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn thì việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc và thời hạn của hợp đồng. Với một số loại bảo hiểm như Bảo hiểm thất nghiệp thì bắt buộc hợp đồng lao động phải có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy bạn không cần phải lo lắng khi kí kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với NSDLĐ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Ngày 17/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thay thế Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Theo nội dung Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp có thể bị xử phạt lên đến 75 triệu đông đối với người sử dụng lao động, cụ thể:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội;
+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
( Trước đó, mức phạt từ 500.000-1.000.000 đồng)
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
( Trước đó không có quy định)
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Nghị định mới quy định mức phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
+ Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. (Đây là quy định mới, trước đó không có quy định này)
Ngoài ra, đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng
- Người sử dụng lao động có một trong các hành vi như trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật.
( Trước đó không quy định)
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định thêm các hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
(Trước đó không quy định)
Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/01/2022.
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn
Xem chi tiết và tải Nghị định 12/2022/NĐ-CP tại đây:
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021 quy định từ ngày 01/01/2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được quy cụ thể:
1. Mức lương theo công việc hoặc chức danh:
- Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động;
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
2. Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:
- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
3. Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương. Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/9/2021.
Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn