Bạn đang ở đây

Luật Hồng Bách

Từ 21/5/2022, tăng mức trợ cấp hằng tháng với cán bộ Công an

Thời gian đọc: 2 Phút
Mới đây, Bộ Công an ban hành Thông tư 14/2022/TT-BCA ngày 21/4/2022 quy định về việc điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ Công an thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng.

Theo nội dung Thông tư 14/2022/TT-BCA, thời điểm và mức điều chỉnh tăng thêm hằng tháng như sau:

- Kể từ ngày 01/01/2022, mức trợ cấp hằng tháng của các đối tượng quy định tại Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Mức hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/01/2022 = Mức hưởng trợ cấp tháng 12/2021 x 1,074

Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Văn A thuộc đối t­ượng đư­ợc hư­ởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC. Đồng chí A có thời gian công tác đ­ược tính hư­ởng chế độ là 18 năm 06 tháng; tháng 12/2021 đồng chí A hưởng mức trợ cấp 2.145.998 đồng.

Từ ngày 01/01/2022, mức trợ cấp hằng tháng của đồng chí Nguyễn Văn A là: 2.145.998 đồng x 1,074 = 2.304.802 đồng.

Thông tư 14/2022/TT-BCA ngày 21/4/2022 quy định về việc điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ Công an thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hằng tháng.

Ví dụ 2: Đồng chí Phạm Văn B thuộc đối t­ượng hư­ởng trợ cấp hằng tháng theo qui định tại Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC. Đồng chí B có thời gian công tác đ­ược tính hư­ởng chế độ là 16 năm 10 tháng; tháng 12/2021 đồng chí B hưởng mức trợ cấp 1.975.450 đồng.

Từ ngày 01/01/2022, mức trợ cấp hằng tháng của đồng chí Phạm Văn B là: 1.975.450 đồng x 1,074 = 2.121.633 đồng.

Thông tư 14/2022/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 21/5/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 14/2022/TT-BCA tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Quy định về lập dự phòng tổn thất đầu tư chứng khoán

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 07/4/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

Theo nội dung Thông tư 24/2022/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 5:Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư như sau:

- Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau: 

Mức trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm – (Số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x Giá chứng khoán thực tế trên thị trường).

- Đối với chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có đảm bảo đã niêm yết): giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

+ Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

+ Trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Thông tư 24/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

- Đối với cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng (Upcom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố.

+ Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoán đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

- Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch, giá trái phiếu trên thị trường là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính.

+ Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này.”

Thông tư 24/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/5/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 24/2022/TT-BTC tại đây:

Tệp đính kèm: 

Chiến lược cải cách chính sách thuế đến năm 2030

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 23/4/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 508/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

Theo Quyết định 508/QĐ-TTg, chiến lược cải cách chính sách thuế đến năm 2030 có những nội dung chính như sau:

Hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, bao gồm các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu sau đây:

- Thuế giá trị gia tăng;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt;

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Thuế thu nhập cá nhân;

- Thuế tài nguyên;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;

- Thuế bảo vệ môi trường;

- Các khoản phí, lệ phí và thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Quyết định 508/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

Về quy mô thu ngân sách từ thuế, phí, bảo đảm duy trì tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước từ thuế, phí ở mức ổn định, hợp lý và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 05 năm 2021 - 2025 và 2026 - 2030, trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Cụ thể:

- Đến năm 2025: tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 85 - 86%. Trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

- Đến năm 2030: tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 16 - 17% GDP, trong đó, tỷ lệ huy động từ thuế, phí khoảng 14 - 15% GDP; tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 86 - 87%.

Quyết định 508/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Quyết định 508/QĐ-TTg tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

3 danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực kiểm toán

Thời gian đọc: 2 Phút
Mới đây, Thủ tướng ban hành Quyết định 504/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 về Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kiểm toán.

Theo nội dung Quyết định 504/QĐ-TTg , bí mật nhà nước độ Mật gồm:

Một là, nội dung kết luận, kiến nghị xử lý của Kiểm toán nhà nước đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm nghiêm trọng được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.

Hai là, nội dung kết luận, kiến nghị xử lý của Kiểm toán nhà nước đối với vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.

Quyết định 504/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 về Danh mục bí mật nhà nước thuộc lĩnh vực kiểm toán.

Ba là, văn bản báo cáo, trao đổi của Kiểm toán nhà nước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc có dấu hiệu tội phạm, tham nhũng nghiêm trọng được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.

So với quy định trước đây, không còn danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật.

Quyết định 504/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 22/4/2022 và thay thế Quyết định 1663/QĐ-TTg ngày 26/10/2020.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Quyết định 504/QĐ-TTg tại đây:

Tệp đính kèm: 

Thay đổi mẫu biểu báo cáo trong rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo

Thời gian đọc: 2 Phút
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 sửa đổi Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và mẫu biểu báo cáo.

Theo nội dung Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 và mẫu biểu báo cáo (Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH) như sau:

Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022 sửa đổi Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và mẫu biểu báo cáo.

- Thay thế Phụ lục III Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

- Thay thế Phụ lục IV Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

- Sửa đổi các Mẫu số 7.8, Mẫu số 7.9, Mẫu số 7.10 Phụ lục VII Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH bằng các Mẫu số 7.8, Mẫu số 7.9, Mẫu số 7.10 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

- Sửa đổi Ghi chú 1 tại khoản 1 mục II Phụ lục VIII như sau: “Không tính khoản trợ cấp hoặc trợ giúp xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện”.

Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/5/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 02/2022/TT-BLĐTBXH tại đây:

Tệp đính kèm: 

Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 19/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.

Theo nội dung Quyết định 493/QĐ-TTg, định hướng xuất khẩu hàng hóa đến năm 2030 bao gồm:

1. Định hướng chung

- Phát triển xuất khẩu bền vững, phát huy lợi thế so sánh và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hợp lý theo chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Quyết định 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.

2. Định hướng phát triển ngành hàng

- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản: tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị kinh tế cao; nâng cao khả năng đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, môi trường; chủ động thích ứng và vượt qua các rào cản thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường nước ngoài.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo: gia tăng giá trị trong nước trong hàng hóa xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu; tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao; nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao.

- Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; chú trọng đầu tư phát triển xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

- Lộ trình và bước đi cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2021 - 2025: Nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ lực có lợi thế sản xuất, xuất khẩu, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng nông sản Việt; nâng cao giá trị gia tăng cho những mặt hàng thâm dụng lao động và có tính cạnh tranh cao như dệt may, da giày, điện tử, các sản phẩm công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình.

+ Giai đoạn 2026 - 2030: Phát triển các mặt hàng mới có giá trị gia tăng cao, hàng nông sản, thủy sản chế biến sâu; hàng công nghiệp chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Quyết định 493/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Quyết định 493/QĐ-TTg tại đây:

Tệp đính kèm: 

Dự kiến đến năm 2030, nợ nước ngoài không quá 45% GDP

Thời gian đọc: 2 Phút
Ngày 14/4/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 460/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030.

Theo nội dung Quyết định 460/QĐ-TTg 2022, mục tiêu của chiến lược nợ công đến năm 2030 như sau:

 Mục tiêu tổng quát
- Tổ chức huy động vốn vay đáp ứng nhu cầu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ với chi phí vay hợp lý, phù hợp với mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ ở mức an toàn, kiểm soát đối với nợ nước ngoài, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

Quyết định 460/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2021-2025

+ Kiểm soát chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ bao gồm trần, ngưỡng trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt.

+ Dự kiến đến năm 2030.

+Nợ công không quá 60%GDP, nợ Chính phủ không quá 50%GDP.

+ Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.

+ Nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Quyết định 460/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Quyết định 460/QĐ-TTg tại đây:

Tệp đính kèm: 

Đình chỉ giải quyết vụ án do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bị giải thể không đúng

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 18/4/2022, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Hướng dẫn 25/HD-VKSTC về một số nội dung kiểm sát giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại về "Tranh chấp hợp đồng tín dụng".

Theo Hướng dẫn 25/HD-VKSTC , Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ ra một số vi phạm phổ biến và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại về “tranh chấp hợp đồng tín dụng”. Trong đó, đình chỉ giải quyết vụ án do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bị giải thể không đúng là một nội dung quan trọng, cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bị giải thể, nhiều trường hợp, Tòa án đình chỉ giải quyết vì cho rằng không đủ điều kiện thụ lý, giải quyết là không đúng, vì trường hợp này phải xác định cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng để tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Ví dụ, vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng X với bị đơn là ông Bạch Ngọc T, người liên quan là Công ty T. Trước đây, Công ty T nợ của Ngân hàng X số tiền gốc 120.656,66 USD nên bị khởi kiện. Quá trình giải quyết, TAND thành phố H xác định: ngày 09/10/2000, Công ty T bị thu hồi Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh nên đã ra Quyết định số 13/2016/QĐST-KDTM đình chỉ giải quyết vụ án với lý do chưa đủ điều kiện khởi kiện, Tòa án cấp phúc thẩm cũng giữ nguyên quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng, vì Công ty T đã giải thể nên Ngân hàng X có quyền khởi kiện các thành viên của Công ty T trả nợ để tiếp tục giải quyết vụ án6.

- Quá trình kiểm sát, KSV cần lưu ý: Trong trường hợp nêu trên, căn cứ quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 74 BLTTDS năm 2015: “Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng”, để yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án

Hướng dẫn 25/HD-VKSTC về một số nội dung kiểm sát giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại về "Tranh chấp hợp đồng tín dụng".

Ngoài ra, Hướng dẫn 25/HD-VKSTC cũng có hướng dẫn về việc xác định thời hiệu khởi kiện.

- Thực tiễn giải quyết tranh chấp HĐTD, việc xác định thời hiệu khởi kiện vụ án có còn hay không có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án đúng quy định.

- Vấn đề này, KSV lưu ý tính đặc thù về thời hiệu giải quyết loại án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” mặc dù Điều 429 BLDS năm 2015 quy định chung về “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.

- Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 155 BLDS năm 2015 thì không áp dụng thời hiệu đối với “Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”, nên Tòa án vẫn thụ lý, giải quyết vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” theo thủ tục chung.

Hướng dẫn 25/HD-VKSTC có hiệu lực từ ngày 18/4/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Hướng dẫn 25/HD-VKSTC tại đây:

Tệp đính kèm: 

Trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 14/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định 26/2022/NĐ-CP áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Cơ quan lãnh sự do viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài đứng đầu tại Việt Nam, viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp thuận và hoạt động của viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam.

Theo nội dung Nghị định 26/2022/NĐ-CP, trình tự, thủ tục chấp thuận Lãnh sự danh dự bao gồm:

- Sau khi nhận được chấp thuận của Bộ Ngoại giao về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam, Nước cử gửi công hàm đến Bộ Ngoại giao đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo 01 bộ hồ sơ của Lãnh sự danh dự theo quy định tại Điều 7, dự kiến nơi đặt trụ sở Cơ quan lãnh sự danh dự và các chức năng lãnh sự mà Nước cử ủy nhiệm.

+ Trong trường hợp cần thiết, Bộ Ngoại giao có thể yêu cầu Nước cử bổ sung các thông tin liên quan khác.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công hàm và đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan về việc chấp thuận Lãnh sự danh dự để đảm bảo các yêu cầu về đối ngoại, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Ý kiến của các cơ quan gửi về Bộ Ngoại giao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao.

+ Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan có liên quan, Bộ Ngoại giao sẽ quyết định chấp thuận hay không chấp thuận người được đề cử làm Lãnh sự danh dự.

 Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam. (Ảnh minh họa. Nguồn Intenet)

- Sau khi thông qua ứng cử viên Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Nước cử và yêu cầu Nước cử nộp bản sao Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự để Bộ Ngoại giao cấp Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Hai bên trao đổi thống nhất về thời điểm tiếp nhận Giấy ủy nhiệm lãnh sự và trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự.

- Sau khi tiếp nhận Giấy ủy nhiệm Lãnh sự danh dự và trong thời hạn 05 ngày sau khi trao Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thông tin về Lãnh sự danh dự của Nước cử mới được chấp thuận tại Việt Nam bao gồm thông tin về cá nhân Lãnh sự danh dự, khu vực lãnh sự, chức năng lãnh sự và thời hạn nhiệm kỳ.

- Nước cử có thể gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao trao đổi ý kiến về việc lập Cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam đồng thời với việc đề nghị chấp thuận ứng cử viên Lãnh sự danh dự kèm theo hồ sơ lý lịch của Lãnh sự danh dự. Trong trường hợp này, hồ sơ gửi kèm phải phù hợp với các quy định Khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.

- Trường hợp Nước cử đã được chấp thuận thành lập Cơ quan lãnh sự danh dự tại Việt Nam và ủy nhiệm một người mới làm Lãnh sự danh dự thì không phải trao đổi lại ý kiến với Bộ Ngoại giao theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

Nghị định 26/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 26/2022/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

Định mức chi tiêu nguồn vốn viện trợ không hoàn lại

Thời gian đọc: 3 Phút
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 23/2022/TT-BTC ngày 06/4/2022 hướng dẫn quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu NSNN.

Thông tư 23/2022/TT-BTC áp dụng đối  với các đối tượng sau:

- Các cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án, phi dự án cơ quan tiếp nhận khoản viện trợ thuộc nguồn thu NSNN.

- Cơ quan tài chính bao gồm: Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan), Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Ngân hàng thương mại nơi chủ khoản viện trợ, chủ chương trình, dự án mở tài khoản tiếp nhận vốn viện trợ.

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác và cá nhân có liên quan đến việc quản lý, thực hiện các khoản viện trợ.

Thông tư 23/2022/TT-BTC ngày 06/4/2022 hướng dẫn quản lý tài chính Nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu NSNN.

Theo nội dung Thông tư 23/2022/TT-BTC, định mức chi tiêu nguồn vốn viện trợ được quy định như sau:

- Định mức chi tiêu nguồn vốn đối ứng: áp dụng theo các quy định pháp luật về quản lý chi ngân sách nhà nước.

- Định mức chi tiêu nguồn vốn viện trợ:

+ Việc chi tiêu từ nguồn vốn viện trợ áp dụng các định mức chi theo quy định của bên tài trợ, hoặc được quy định tại điều ước, thỏa thuận quốc tế.

+ Đối với các khoản chi đặc thù, trường hợp không có quy định của bên tài trợ và không có quy định tại điều ước, thỏa thuận quốc tế và quy định của pháp luật về định mức chi, cơ quan chủ quản xây dựng định mức chi, lấy ý kiến không phản đối của bên tài trợ và thống nhất với Bộ Tài chính để quyết định và thực hiện.

+ Đối với các khoản chi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này thì thực hiện theo định mức chi trong nước.

Thông tư 23/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/5/2022 và thay thế Thông tư 109/2007/TT-BTC ngày 10/9/2007, Thông tư 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 23/2022/TT-BTC tại đây:
 

Tệp đính kèm: