Bạn đang ở đây

nhiệm vụ

Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế theo quy định mới

Thời gian đọc: 2 Phút
Ngày 15/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.

Theo nội dung Nghị định 95/2022/NĐ-CP, các Cơ quan chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:

1. Vụ Bảo hiểm y tế.

2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.

3. Vụ Tổ chức cán bộ.

4. Vụ Kế hoạch - Tài chính.

5. Vụ Pháp chế.

6. Vụ Hợp tác quốc tế.

7. Văn phòng Bộ.

8. Thanh tra Bộ.

9. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.

10. Cục Y tế dự phòng.

11. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

12. Cục Quản lý Môi trường y tế.

13. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

14. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

15. Cục Quản lý Dược.

16. Cục An toàn thực phẩm.

Nghị định 95/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.  (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

17. Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế.

18. Cục Dân số.

19. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.

20. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.

21. Báo Sức khỏe và Đời sống.

Các Cơ quan chuyên môn quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều này là các Cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các Đơn vị quy định từ khoản 19 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng.

Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc Bộ.

Nghị định 95/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2022 và thay thế Nghị định 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 95/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao theo quy định mới

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 14/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

Theo nội dung Nghị định 81/2022/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao được quy định như sau:

1. Vụ Châu Âu.

2. Vụ Châu Mỹ.

3. Vụ Đông Bắc Á.

4. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.

5. Vụ Trung Đông - Châu Phi.

6. Vụ Chính sách đối ngoại.

7. Vụ Tổng hợp kinh tế.

8. Vụ ASEAN.

9. Vụ các Tổ chức quốc tế.

10. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.

11. Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.

12. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

13. Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.

14. Vụ Thông tin Báo chí.

15. Vụ Tổ chức cán bộ.

16. Văn phòng Bộ.

17. Thanh tra Bộ.

Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.
(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

18. Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

19. Cục Lãnh sự.

20. Cục Lễ tân Nhà nước.

21. Cục Ngoại vụ.

22. Cục Quản trị Tài vụ.

23. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Ủy ban Biên giới quốc gia.

25. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

26. Học viện Ngoại giao.

27. Báo Thế giới và Việt Nam.

28. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 27 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
Các tổ chức quy định tại khoản 28 Điều này là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.

Vụ Châu Âu được tổ chức 05 phòng; các Vụ: Tổ chức cán bộ, Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ: Châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 03 phòng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Học viện Ngoại giao; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ Ngoại giao.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc bộ, trừ các tổ chức quy định từ khoản 24 đến khoản 26 Điều này.

Nghị định 81/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2022, thay thế Nghị định 26/2017/NĐ-CP và Nghị định 29/2020/NĐ-CP .

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 81/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Dân tộc theo quy định mới

Thời gian đọc: 13 Phút
Ngày 20/9/2022, Thủ tướng Chính phủ bàn hành Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc.

Theo nội dung Nghị định  66/2022/NĐ-CP, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Dân tộc được quy định cụ thể như sau:

Ủy ban Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.

3. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội ban hành các chính sách dân tộc; tiêu chí xác định thành phần dân tộc, danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam; ban hành chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu; các chính sách đầu tư, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách, dự án hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; các chính sách, dự án bảo tồn và phát triển đối với các nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.

4. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực, thu hút, tăng cường cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; chính sách để đồng bào dân tộc thực hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa của dân tộc mình; chính sách đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo đáp ứng công tác giáo dục, đào tạo cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

5. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về công tác dân tộc theo phân công.

6. Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển, danh mục phân định các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; tiêu chí xác định các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.

7. Ban hành các thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc; kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành có liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc; tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách dân tộc theo quy định về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định hiện hành liên quan.

8. Chủ trì sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ định kỳ và đột xuất theo quy định; đầu mối thống nhất theo dõi, tổng hợp các chính sách dân tộc, rà soát, đôn đốc việc thực hiện chính sách dân tộc ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ở các địa phương; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách dân tộc cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước.

9. Phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trong việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và các nguồn lực khác cho các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đề xuất và tham gia thẩm định các chương trình, dự án, đề án, chính sách liên quan đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của pháp luật.

Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc.

10. Chỉ đạo, hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án, chương trình mục tiêu quốc gia, công trình quan trọng quốc gia, quyết định, chỉ thị đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.

11. Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng những điển hình tiên tiến là tập thể, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự và gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

12. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và các sự kiện khác liên quan đến công tác dân tộc nhằm tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

13. Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy những phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án tăng cường công tác truyền thông, đưa thông tin về cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, truyền phát trực tuyến các kênh phát thanh, truyền hình dân tộc trên mạng Internet; phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số.

14. Tổ chức, chỉ đạo nghiên cứu khoa học, những vấn đề chiến lược, cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc; nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn công tác dân tộc; ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các hoạt động thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; xây dựng hạ tầng kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu thuộc lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi Ủy ban Dân tộc và ngoài Ủy ban Dân tộc.

15. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật; thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoặc tham gia thực hiện các chương trình, dự án do nước ngoài, tổ chức quốc tế tài trợ, đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của pháp luật.

16. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với các trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác khi được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

17. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước về công tác dân tộc, hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc, bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam.

18. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu, tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc, thành phần dân tộc, tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và những vấn đề khác về dân tộc.

19. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.

20. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số.

21. Tiếp đón, thăm hỏi và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giải quyết nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ, chính sách và quy định của pháp luật.

22. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai các loại thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện các nhiệm vụ khác về cải cách hành chính theo quy định của pháp luật.

23. Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.

24. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Ủy ban Dân tộc theo quy định.

25. Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để trình Chính phủ; quản lý, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

26. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Nghị định 66/2022/NĐ-CP này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn 

Xem chi tiết và tải Nghị định  66/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Một số quy định mới về nhiệm vụ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 12/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

 

Theo đó, trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, giảm nghèo, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án về trợ giúp xã hội, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản, chủ trì thực hiện;

- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức chuẩn trợ giúp xã hội tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội;

- Hướng dẫn việc đăng ký, quản lý và cấp phép việc thành lập và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội;

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về cứu trợ xã hội trong việc khắc phục hậu quả thiên tai.

Nghị định 62/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 12/9/2022 và thay thế Nghị định 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 62/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Một số quy định mới về nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Truyền hình Việt Nam

Thời gian đọc: 6 Phút
Ngày 08/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.

Theo nội dung Nghị định 60/2022/NĐ-CP, Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ và Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án quan trọng khác của Đài Truyền hình Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

2. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng, trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia; ban hành tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức sản xuất, truyền dẫn, phát sóng, phát hành, lưu trữ các chương trình truyền hình, báo điện tử, báo in theo quy định của pháp luật.

4. Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình.

5. Quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình và thời lượng phát sóng hàng ngày trên các kênh chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định của pháp luật.

6. Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Truyền hình Việt Nam để sản xuất nội dung; truyền dẫn tín hiệu trên hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng; phát sóng trên các phương thức truyền hình vệ tinh, mặt đất và mạng truyền hình cáp; cung cấp trên nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam và nền tảng số khác các chương trình, kênh chương trình ở trong nước và ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.

7. Chủ trì, phối hợp với các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa phương về kế hoạch sản xuất các chương trình phát trên kênh chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.

8. Quản lý, quyết định các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

9. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc; được vận dụng cơ chế tài chính, tiền lương như doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Nghị định 60/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.
 (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)


10. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp do Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập và đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam; nghiên cứu, xây dựng nền tảng truyền hình số (trực tuyến) ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số để phát huy sự tham gia, sáng tạo nội dung của khán giả.

13. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền hình và truyền thông đa phương tiện khác theo quy định của pháp luật.

14. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Đài Truyền hình Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

15. Quản lý tổ chức bộ máy, viên chức và người lao động; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định của pháp luật.

16. Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công theo quy định của pháp luật.

17. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

18. Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

19. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

20. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Nghị định 60/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/9/2022 và thay thế Nghị định 02/2018/NĐ-CP ngày 04/01/2018, Nghị định 34/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 60/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc đăng ký kinh doanh

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 10/5/2022, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở KH&ĐT thuộc UBND cấp tỉnh và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện.

Nội dung Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc đăng ký kinh doanh cụ thể như sau:

- Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký doanh nghiệp; tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp;

- Hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh; kiểm tra giám sát cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh;

- Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; thu thập, lưu trữ, rà soát và quản lý thông tin về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

- Đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình doanh nghiệp; trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xử lý các vi phạm về đăng ký doanh nghiệp; phối hợp với các Sở, ngành kiểm tra, theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của các doanh nghiệp tại địa phương;

Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở KH&ĐT thuộc UBND cấp tỉnh và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện.

- Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và theo quy định về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;

- Đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; đầu mối xây dựng nội dung, đề án, chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn; đầu mối tổ chức triển khai, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 20/7/2022, thay thế Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 05/2022/TT-BKHĐT tại đây:

Tệp đính kèm: 

Thủ tướng yêu cầu xây dựng phương án tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh các cấp

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 03/9/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19.

1. Theo Chỉ thị, để thực hiện kế hoạch năm học 2021 – 2022 thì Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế thực hiện:
- Hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch cho học sinh, sinh viên và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường.
- Xây dựng phương án cụ thể về việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (đối tượng dưới 18 tuổi).


2. Bộ GD&ĐT cũng phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới như:
-  Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa bảo đảm sức khoẻ, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục của từng cấp học, chương trình đào tạo. Những nơi an toàn trong phòng, chống dịch thì vẫn khai giảng bình thường như mọi năm.
- Xác định các yêu cầu, nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở cho các địa phương, các cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
-  Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu của phương thức này. Quan tâm sâu sát, cụ thể đến điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ việc dạy, học đối với học sinh lớp 1, lớp 2.
-  Hướng dẫn các gia đình trong việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến.
Xem thêm chi tiết tại Chỉ thị 24/CT-TTg  ngày 03/9/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Chỉ thị 24/CT-TTg  tại đây:

Tệp đính kèm: