Bạn đang ở đây

Luật hình sự

“Bắt vợ” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 12 năm tù

Thời gian đọc: 6 Phút
Trường hợp khi cô gái không đồng ý đã được can ngăn mà những thanh niên vẫn cố tình thực hiện hành vi “bắt vợ” thì hành vi của những thanh niên này có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Thưa luật sư trong một số ngày gần đây trên mạng xuất hiện một số Video Clip của một thanh niên vùng cao đã “bắt vợ” mặc dù cô gái trong clip kêu khóc, chống đối không đi theo chàng trai trước sự chứng kiến của nhiều người, nhưng không ai giúp đỡ hỗ trợ cô gái. Sau đó, có một đồng chí công an đã kịp thời hỗ trợ cô gái và chàng trai này đã thả cô gái ra.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi của chàng trai nêu trên có vi phạm pháp luật không? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Trong một số năm gần đây cứ mỗi dịp tết đến xuân về lại nổi lên tình trạng một số thanh niên vùng cao “bắt vợ” theo phong tục tập quán của dân tộc mình. Vậy, tục “bắt vợ” là gì?

Ý kiến của ông Vương Duy Bảo (cháu nội Vua Mèo hay Vua H`Mông Vương Chí Sinh – Nguyên hàm Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH, TT&DL) cho hay: Người H`Mông tại Việt Nam cũng như trên thế giới không cóc hủ tục “bắt vợ” như một số thông tin trên mạng nêu, người H`Mông chỉ có phong tục kéo dâu mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Theo ông Bảo, phong tục kéo dâu là một hình thức rút ngắn giai đoạn tìm hiểu, cưới xin của đôi nam nữ để sớm trở thành vợ chồng. Điều kiện để được kéo dâu là đôi nam nữ phải tìm hiểu “ưng, kết” nhau rồi và tự nguyện, muốn sớm trở thành vợ chồng.

Theo phong tục của người H`Mông, để trở thành vợ chồng phải trải qua rất nhiều công đoạn như tìm hiểu, cưới hỏi, xin dâu, tổ chức cưới… chưa kể vấn đề sính lễ, thách cưới tốn kém, mất thời gian. Do đó, để giảm thủ tục cưới tốn kém, cậu con trai phải báo cho bố mẹ, họ hàng biết, mình đã ưng “vợ” và họ quyết định sớm trở thành vợ chồng. 

Như vậy, với những phân tích của ông Vương Duy Bảo thì tục dẫn vợ được các bên tiến hành dựa trên cơ sở các bên có sự đồng tình, ưng thuận với nhau.

“Bắt vợ” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 12 năm tù. Ảnh Internet
 

Tuy nhiên, trong clip ngày 7/02/2022 chúng ta có thể thấy cô gái trong clip liên tục phản kháng, kêu khóc, quyết liệt chống đối trước hành động “bắt vợ” của chàng trai. Như vậy việc bắt vợ phải được sự đồng ý của cô gái, việc bắt vợ chỉ nhằm giảm bớt một số thủ tục, trong đó có những hủ tục lạc hậu.

Trường hợp khi cô gái không đồng ý đã được can ngăn mà những thanh niên vẫn cố tình thực hiện hành vi “bắt vợ” thì hành vi của những thanh niên này có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Hành vi của các thanh niên nêu trong clip có thể phạm tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:  

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, hành vi “bắt vợ” của thanh niên trong clip có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 12 năm tù.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Ssố 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử

Thời gian đọc: 2 Phút
Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 về việc giải đáp một số vướng mắc trong xét xử
Theo đó, giải đáp một số vướng mắc trong giải quyết các vụ án dân sự, hình sự, đơn cử như:
- Trường hợp bị cáo phạm tội lúc chưa đủ 70 tuổi. Tại thời điểm xét xử, bị cáo đã trên 70 tuổi thì có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” không?


Quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự không phân biệt người phạm tội là người đã đủ 70 tuổi trở lên tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do đó, trường hợp khi phạm tội bị cáo chưa đủ 70 tuổi nhưng trong quá trình xét xử họ đã đủ 70 tuổi trở lên thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” đối với họ.
- Người sử dụng phương tiện giao thông của người khác gây tai nạn thì thiệt hại đối với tài sản này có bị coi là gây “thiệt hại cho người khác” không?
Thiệt hại cho người khác quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự được hiểu là thiệt hại không bao gồm thiệt hại của người gây tai nạn và phương tiện mà người gây tai nạn sử dụng.
Vì vậy, các trường hợp nêu trên không coi thiệt hại từ chính phương tiện mà họ điều khiển là “thiệt hại cho người khác” dù đó không phải là tài sản của họ.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết nội dung giải đáp tại Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 tại đây: 

Tệp đính kèm: 

Thành phố thực hiện Chỉ thị 16, hàng quán vẫn mở bán có bị truy cứu hình sự không?

Thời gian đọc: 4 Phút
Trong trường chủ cớ sở đã bị xử phạt hành chính mà vẫn cố tình không chấp hành, không tuân thủ quy định phòng chống dịch thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Bạn Minh Thu quận Hà Đông Hà Nội hỏi: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều các địa phương tạm dừng hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ sở không tuân thủ quy định phòng chống dịch trường hợp này  có bị xử lý hình sự không?

Bạn Minh Thu thân mến, căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm của chủ cơ sở kinh doanh có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Theo quy định tại điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2017 QH 12 quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm: 1) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. 2) Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nhi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của phấp luật.
Những năm gần đây, do dịch bệnh Covid-19 xảy ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, Chính phủ đã kịp thời có nghị định quy định cụ thể về các hình thức xử phạt đối với người không chấp hành quy định về phòng chống dịch.
Nghị Định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Về xử lý hành chính: Chủ cơ sở kinh doanh không tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19 chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định taị điều 12 Nghị Định 117/2020/ NĐ-CP. Điều 12: Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp  phòng chống dịch: Phạt tiền từ 1.000.000  đồng đến 3.000.000đ đối với 1 trong các hành vi sau: 
Không thực hiện quy định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt độngcủa các cơ sở dịch vu ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch. 
Về xử lý hình sự: Tại điều 295 bộ Luật Hình Sự (BLHS)năm 2015 quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn nơi ở đông người. 
1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động , vệ sinh lao động  về an toàn nơi ở đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc 1 trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 100.000.000đ phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.
3 - Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau đây thì bị pạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 
a - Làm chết 3 người trở lên; b - gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên  mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 201% trở lên. c - gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000đồng trở lên. 
4. Vi phạm quy định về an toàn lao động vệ sinh lao động, về an toàn nơi ở đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định a,b, và c khoản 3 điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Trong trường hợp bạn hỏi nếu đã bị xử phạt hành chính mà vẫn cố tình không chấp hành, không tuân thủ quy định phòng chống dịch thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định cuả pháp luật.