Bạn đang ở đây

Thành phố thực hiện Chỉ thị 16, hàng quán vẫn mở bán có bị truy cứu hình sự không?

17/08/21 14:52:58 | Lượt xem: 3
Thời gian đọc: 4 Phút
Trong trường chủ cớ sở đã bị xử phạt hành chính mà vẫn cố tình không chấp hành, không tuân thủ quy định phòng chống dịch thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Bạn Minh Thu quận Hà Đông Hà Nội hỏi: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều các địa phương tạm dừng hoạt động nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ sở không tuân thủ quy định phòng chống dịch trường hợp này  có bị xử lý hình sự không?

Bạn Minh Thu thân mến, căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm của chủ cơ sở kinh doanh có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Theo quy định tại điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2017 QH 12 quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm: 1) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. 2) Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nhi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của phấp luật.
Những năm gần đây, do dịch bệnh Covid-19 xảy ra nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, Chính phủ đã kịp thời có nghị định quy định cụ thể về các hình thức xử phạt đối với người không chấp hành quy định về phòng chống dịch.
Nghị Định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Về xử lý hành chính: Chủ cơ sở kinh doanh không tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19 chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định taị điều 12 Nghị Định 117/2020/ NĐ-CP. Điều 12: Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp  phòng chống dịch: Phạt tiền từ 1.000.000  đồng đến 3.000.000đ đối với 1 trong các hành vi sau: 
Không thực hiện quy định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt độngcủa các cơ sở dịch vu ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch. 
Về xử lý hình sự: Tại điều 295 bộ Luật Hình Sự (BLHS)năm 2015 quy định về tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn nơi ở đông người. 
1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động , vệ sinh lao động  về an toàn nơi ở đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc 1 trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 100.000.000đ phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.
3 - Phạm tội thuộc 1 trong các trường hợp sau đây thì bị pạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 
a - Làm chết 3 người trở lên; b - gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên  mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 201% trở lên. c - gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000đồng trở lên. 
4. Vi phạm quy định về an toàn lao động vệ sinh lao động, về an toàn nơi ở đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định a,b, và c khoản 3 điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Trong trường hợp bạn hỏi nếu đã bị xử phạt hành chính mà vẫn cố tình không chấp hành, không tuân thủ quy định phòng chống dịch thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định cuả pháp luật.
 

Tin tức liên quan