Bạn đang ở đây

Khi ly hôn, vợ không có điều kiện kinh tế thì có được nuôi con hay không?

23/10/21 14:59:38 | Lượt xem: 410
Thời gian đọc: 6 Phút
Vợ chồng tôi hiện đang phát sinh mâu thuẫn, chúng tôi muốn ly hôn nhưng hiện tại điều kiện kinh tế không ổn định. Vậy, tôi có được quyền nuôi con?

Câu hỏi: Kính chào luật sư. Mong luật sư có thể tư vấn hỗ trợ, giải đáp cho tôi nội dung sau đây: “Vợ chồng tôi gần đây phát sinh nhiều mâu thuẫn do chồng tôi hay ghen và chúng tôi đã nộp đơn dị hôn. Tuy nhiên, do hiện tại kinh tế của tôi không ổn định, tôi không biết mình có được quyền nuôi con khi chúng tôi ly dị hay không? Tôi nên làm gì, mong luật sư tư vấn cho em?” Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách có ý kiến tư vấn như sau:

Trước hết, để bạn có thể hiểu vấn đề của mình thì cần hiểu khái niệm ly dị là gì? Theo cách hiểu thông thường thì ly dị được hiểu là vợ chồng bỏ nhau một cách hợp pháp, các bên chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án quyết định dựa theo yêu cầu của một trong các bên vợ hoặc chồng, huỷ bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.

Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản pháp luật không dùng thuật ngữ ly dị mà thay vào đó bằng thuật ngữ “ly hôn”. Theo đó, tại khoản 14 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích từ ly hôn như sau: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án”. Vậy, khi vợ chồng ly hôn thì ai có quyền nuôi con?

Theo các quy định của luật hôn nhân và gia đinh thì vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dạy các con khi các bên ly hôn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho con có cuộc sống tốt nhất, đảm bảo con phát triển về mọi mặt thì Toà án sẽ quyết định giao con cho người có điều kiện để cho con có cuộc sống tốt nhất.

Do bạn không cung cấp con bạn bao nhiêu tuổi và có nguyện vọng chung sống với ai khi 2 vợ chồng bạn ly hôn, nên chúng tôi chia ra các trường hợp sau đây để bạn dễ hiểu vấn đề của mình.

Trường hợp: Con dưới 36 tháng tuổi.

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì căn cứ theo khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Toà án sẽ quyết định việc giao con cho mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không có mong muốn nguyện vọng chăm sóc, nuôi con hoặc vợ chồng bạn có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trường hợp này, nếu người mẹ có yêu cầu cấp dưỡng để nuôi con thì người cha có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng cho con theo mức sống hiện tại của con.

Luật Hồng Bách - Ảnh minh hoạ (Nguồn Internet)

Trường hợp con trên 36 tháng tuổi.

Trường hợp con bạn trên 36 tháng tuổi thì Toà án sẽ quyết định giao con cho ai có điều kiện hơn người kia được chăm sóc, nuôi dưỡng. Vậy, Toà án sẽ xem xét những điều kiện gì của các bên để quyết định việc giao con cho một trong các bên? 

Thực tiễn hiện nay khi giải quyết các vụ việc tranh chấp quyền nuôi con thì Toà án sẽ xem xét điều kiện về kinh tế, điều kiện về nhân thân, điều kiện về chỗ ở để quyết định việc giao con cho vợ hoặc chồng chăm sóc để con có thể phát triển toàn diện về mọi mặt. Cụ thể:

+ Về điều kiện kinh tế: Gồm những vấn đề có liên quan như sau: Có việc làm, có thu nhập ổn định đảm bảo cho việc sinh hoạt, học tập của con, điều kiện để con vui chơi, học tập, giải trí…

+ Về điều kiện nhân thân: gồm những vấn đề có liên quan sau đây: Có lối sống lành mạnh, tuân thủ các quy định pháp luật, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, sống gương mẫu… đảm bảo con có thể sống trong môi trường văn minh, có thời gian chăm sóc con…

+ Về điều kiện nơi ở: Một trong các bên vợ hoặc chồng phải đảm bảo có chỗ ở hợp pháp, đủ diện tích để con sinh sống, học tập, sinh hoạt cá nhân…

Như vậy, dựa vào việc xem xét tổng hợp các điều kiện nêu trên thì Toà án sẽ quyết định việc giao con cho vợ hoặc chồng được chăm sóc. Căn cứ theo khoản 2 điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nếu người được giao con yêu cầu phía còn lại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người kia phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để mang lại cuộc sống tốt nhất cho con.

Ngoài ra, trường hợp con bạn trên 7 tuổi thì Toà án sẽ quyết định việc giao con cho vợ hoặc chồng được quyền nuôi dựa vào các điều kiện nêu trên và dựa theo nguyện vọng chính đáng của con.

Như vậy, trường hợp bạn mặc dù không có đủ điều kiện về kinh tế thì bạn vẫn có cơ hội và điều kiện được nuôi con và bạn có thể yêu cầu người chồng của mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Phòng 403 tầng, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tin tức liên quan