Bạn đang ở đây

đầu tư

Các trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư và thủ thục doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đầu tư

Thời gian đọc: 5 Phút
Pháp luật quy định như thế nào về chấm dứt hoạt động đầu tư đối với dự án?

Kính chào luật sư. Doanh nghiệp của tôi đã được Ban quản lý khu Công nghiệp Bắc Thăng Long cấp cho giấy chứng nhận đầu tư, Công ty đã thực hiện đầu tư cơ bản một số hạng mục. Tuy nhiên, thời gian gần đây do việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, Ban lãnh đạo Công ty quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư đối với dự án. Vậy, luật sư cho tôi hỏi, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề này? Xin chân thành cảm ơn luật sư!


Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như  sau:

Các trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư gồm:

Theo quy định khoản 1 Điều 48 Luật đầu tư 2020 các trường hợp chấm dứt đầu tư bao gồm:

+ Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;

+ Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

+ Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

Các trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư và thủ thục doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đầu tư. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

Các trường hợp chấm dứt hoặc chấm dứt một phần dự án đầu tư gồm:

+ Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;

+ Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

+ Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;

+ Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;

+ Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;

+ Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.

Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. (Ảnh mình họa. Nguồn: Internet)

3. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư sau khi có ý kiến của cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư.

4. Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Thủ tục doanh nghiệp chấm dứt hoạt động đầu tư được thực hiện như sau:

Theo quy định điểm a khoản 2 điều 57 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Đầu tư 2020 thì việc doanh nghiệp quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư được thực hiện như sau:

Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Ngừng hoạt động của dự án đầu tư

Thời gian đọc: 7 Phút
Ngừng hoạt động của dự án đầu tư là gì? Thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư thực hiện như thế nào?

Kính chào luật sư, Công ty tôi đang thực hiện triển khai dự án đầu tư, đã được Cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh và việc tiếp cận nguồn vốn gặp nhiều khó khăn, Ban lãnh đạo Công ty có mong muốn tạm ngừng hoạt động đầu tư đối với dự án. Tuy nhiên, Công ty tôi chưa hiểu về việc ngừng hoạt động đầu tư, vì vậy, tôi mong luật sư có thể tư vấn, giải đáp cho tôi về việc ngừng hoạt động đầu tư đối với dự án.


Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Ngừng hoạt động của dự án.

Theo quy định tại điều 47 Luật Đầu tư 2020 việc nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư được quy định như sau:

Điều 47. Ngừng hoạt động của dự án đầu tư

1. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;

b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;

c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;

d) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;

đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cụ thể, về nội dung này đã được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2020.

Ngừng hoạt động của dự án đầu tư là gì? Thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư thực hiện như thế nào? (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

Về thời gian ngừng hoạt động đầu tư đối với dự án.

Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.

Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tại khoản này.

Thủ tục ngừng hoạt động đầu tư đối với dự án.

a) Trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;

b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì cơ quan đó căn cứ ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư và thông báo cho các cơ quan liên quan và nhà đầu tư.

Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư lập biên bản trước khi quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. Đối với việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết của trọng tài, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết có hiệu lực pháp luật của trọng tài để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần của dự án đầu tư;

c) Đối với dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thông báo gồm các nội dung sau: nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu, địa điểm, nội dung dự án, quá trình thực hiện dự án; đánh giá tác động hoặc nguy cơ ảnh hưởng của dự án đối với quốc phòng, an ninh quốc gia; kiến nghị về việc ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư?

Thời gian đọc: 4 Phút
Ban Quản lý khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư là một trong số các đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tùy thuộc quy mô của dự án.

Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện nay cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại điều 39 Luật Đầu tư 2020 thì các cơ quan sau có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư.

1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư? (Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Giao thông)

Nội dung về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư này được hướng dẫn cụ thể tại điều 34 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Cụ thể:

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau:

a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;

c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

a) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng trong khu kinh tế;

b) Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666;  Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Hợp đồng BBC có thể xem là hợp đồng hợp tác kinh doanh được không?

Thời gian đọc: 6 Phút
BBC là viết tắt của cụm từ tiếng anh Business Cooperation Contract có nghĩa là Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là một trong những hình thức đầu tư rất phổ biến hiện nay.

Thưa luật sư, xin luật sư giải thích cho tôi được biết hợp đồng BCC là gì, và các quy định của pháp luật nước ta hiện nay về loại hợp đồng này là như thế nào?
 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý     

- Luật Đầu tư 2020

Hợp đồng BCC là gì?

Tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định về Hình thức đầu tư như sau:

Điều 21 Hình thức đầu tư

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là một những hình thức đầu tư hợp pháp và được quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020. 

BBC là viết tắt của cụm từ tiếng anh Business Cooperation Contract có nghĩa là Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là một trong những hình thức đầu tư rất phổ biến hiện nay.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020

14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo quy định trên, có thể thấy hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa hai hay nhiều chủ thể có chung một dự án kinh doanh muốn thực hiện cùng nhau nhưng không muốn thành lập tổ chức kinh tế.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020

Hợp đồng BCC được ký kết giữa những chủ thể nào?

Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020 Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Như vậy, hợp đồng BCC được ký kết giữa:

- Các nhà đầu tư trong nước

- Nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài.

Nội dung hợp đồng BCC?

Theo quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020

Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC

1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Ưu điểm của hợp đồng BCC?

Không phải thành lập pháp nhân mới, cho nên sẽ nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc thành lập

Giúp các nhà đầu tư khắc phục được điểm yếu của mình và tận dụng được các lợi thế từ các đơn vị khác.

Khi ký hợp đồng BCC các bên độc lập và nhân danh chính mình trong quá trình hoạt động mà không bị ràng buộc bởi pháp nhân chung.

Hạn chế của hợp đồng BCC?

Vấn đề về trách nhiệm giữa các bên đối tác khi ký kết hợp đồng với bên thứ ba hiện nay vẫn chưa có những quy định cụ thể

Vấn đề về con dấu để phục vụ cho kí kết các hợp đồng với bên thứ ba nếu có bất đồng quan điểm sẽ làm cho dự án đầu tư phải dừng lại để giải quyết.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Các quy định của pháp luật đối với hình thức đầu tư PPP

Thời gian đọc: 7 Phút
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

Thưa luật sư, xin luật sư cho tôi được biết về Hình thức đầu tư PPP là gì, các quy định của pháp luật nước ta hiện nay đối với hình thức đầu tư này như thế nào?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý     

- Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

Hình thức đầu tư PPP là gì?    

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020:

10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

Hợp đồng dự án PPP là gì? Gồm những loại nào?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:

a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT);

b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO);

e) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO);

d) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M);

đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL);

e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT);

g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.

Giao thông vận tải, một trong những lĩnh vực thu hút đầu tư PPP. Ảnh minh họa

Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:

a) Giao thông vận tải;

b) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;

c) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;

d) Y tế; giáo dục - đào tạo;

đ) Hạ tầng công nghệ thông tin.

Quy mô đầu tư của dự án PPP?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:

a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;

b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.

Phân loại dự án PPP theo thẩm quyền quyết định

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

3. Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:

a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

c) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1

Điều 5 của Luật này;

d) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Nguồn vốn thực hiện dự án?

Vì đây là hình thức đầu tư đối tác công tư nên có hai loại nguồn vốn:

Vốn nhà nước (được quy định cụ thể tại mục 1 chương VI Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020)

Vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP (được quy định cụ thể tại mục 2 chương VI Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020)

Quy trình thực hiện dự án đầu tư?

Bước 1: Đề xuất dự án đầu tư

Bước 2: Thẩm định và phê duyệt dự án

Bước 3: Công bố dự án

Bước 4: Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Bước 5: Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết thỏa thuận đầu tư, ký kết hợp đồng dự án

Bước 6: Đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án

Bước 7: Triển khai thực hiện dự án

Bước 8: Quyết toán và bàn giao dự án

Ưu điểm của của hình thức đầu tư PPP?

Tăng cường hiệu quả trong việc phân phối, điều hành và quản lý dự án về hạ tầng.

Có các nguồn lực bổ sung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Có cơ hội tiếp cận và nắm bắt các công nghệ tiên tiến (cả phần cứng và phần mềm).

Giúp tăng cường cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cần thiết.

Áp dụng mô hình PPP có thể không yêu cầu bất kỳ chi tiêu tiền mặt ngay lập tức qua đó giúp làm giảm gánh nặng của chi phí thiết kế và xây dựng.

Cho phép chuyển nhượng nhiều rủi ro dự án sang khu vực tư nhân.

Mô hình PPP giúp đưa ra những lựa chọn tốt hơn về thiết kế, công nghệ, xây dựng, sự vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ hạ tầng.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn