Bạn đang ở đây

Các quy định của pháp luật đối với hình thức đầu tư PPP

24/01/22 09:12:30 | Lượt xem: 55
Thời gian đọc: 7 Phút
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

Thưa luật sư, xin luật sư cho tôi được biết về Hình thức đầu tư PPP là gì, các quy định của pháp luật nước ta hiện nay đối với hình thức đầu tư này như thế nào?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý     

- Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

Hình thức đầu tư PPP là gì?    

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020:

10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

Hợp đồng dự án PPP là gì? Gồm những loại nào?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

16. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:

a) Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BOT);

b) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build - Transfer - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BTO);

e) Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, sau đây gọi là hợp đồng BOO);

d) Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage, sau đây gọi là hợp đồng O&M);

đ) Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer - Lease, sau đây gọi là hợp đồng BTL);

e) Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease - Transfer, sau đây gọi là hợp đồng BLT);

g) Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này.

Giao thông vận tải, một trong những lĩnh vực thu hút đầu tư PPP. Ảnh minh họa

Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:

a) Giao thông vận tải;

b) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;

c) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;

d) Y tế; giáo dục - đào tạo;

đ) Hạ tầng công nghệ thông tin.

Quy mô đầu tư của dự án PPP?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:

a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;

b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.

Phân loại dự án PPP theo thẩm quyền quyết định

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020

3. Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:

a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

b) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

c) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1

Điều 5 của Luật này;

d) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Nguồn vốn thực hiện dự án?

Vì đây là hình thức đầu tư đối tác công tư nên có hai loại nguồn vốn:

Vốn nhà nước (được quy định cụ thể tại mục 1 chương VI Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020)

Vốn của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP (được quy định cụ thể tại mục 2 chương VI Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020)

Quy trình thực hiện dự án đầu tư?

Bước 1: Đề xuất dự án đầu tư

Bước 2: Thẩm định và phê duyệt dự án

Bước 3: Công bố dự án

Bước 4: Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Bước 5: Lựa chọn nhà đầu tư, ký kết thỏa thuận đầu tư, ký kết hợp đồng dự án

Bước 6: Đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án

Bước 7: Triển khai thực hiện dự án

Bước 8: Quyết toán và bàn giao dự án

Ưu điểm của của hình thức đầu tư PPP?

Tăng cường hiệu quả trong việc phân phối, điều hành và quản lý dự án về hạ tầng.

Có các nguồn lực bổ sung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Có cơ hội tiếp cận và nắm bắt các công nghệ tiên tiến (cả phần cứng và phần mềm).

Giúp tăng cường cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cần thiết.

Áp dụng mô hình PPP có thể không yêu cầu bất kỳ chi tiêu tiền mặt ngay lập tức qua đó giúp làm giảm gánh nặng của chi phí thiết kế và xây dựng.

Cho phép chuyển nhượng nhiều rủi ro dự án sang khu vực tư nhân.

Mô hình PPP giúp đưa ra những lựa chọn tốt hơn về thiết kế, công nghệ, xây dựng, sự vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ hạ tầng.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tin tức liên quan