Bạn đang ở đây

cố ý gây thương tích

Con dâu bỏ trốn, bố mẹ chồng có phải trả nợ thay? 

Thời gian đọc: 11 Phút
Con dâu vay tiền, bố mẹ chồng có nghĩa vụ trả nợ không? Phải làm gì khi bị các đối tượng đòi nợ gây rối, đe dọa,..

Kính chào Luật sư! Con trai tôi cưới vợ năm 2008. Vì công việc nên con tôi luôn phải đi làm ăn xa, không ở nhà thường xuyên. Vợ chồng tôi có cho con dâu và các cháu ở nhờ nhà để tiện chăm sóc.

Con dâu tôi giấu chồng và chúng tôi đi vay nặng lãi của nhóm đối tượng tự xưng làm ở công ty tài chính. Khi không trả được nợ thì cháu mới nói cho chúng tôi biết. Giờ con dâu tôi đã bỏ trốn, con trai tôi lại đi làm ăn xa. Vợ chồng tôi chắt góp trả được một phần nợ.

Những ngày gần đây, có nhiều nhóm đối tượng đến đe dọa, tạt sơn, ném gạch vào nhà tôi. Đỉnh điểm, chúng còn đánh liên tục vào mặt, người tôi và chỉ dừng đến khi người xung quanh can thiệp.

Tôi muốn hỏi luật sư trong trường hợp này tôi phải làm gì để nhóm người kia dừng lại? Tôi có trách nhiệm phải trả số nợ cho con dâu không? 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Trước hết về nghĩa vụ trả nợ, ông cần nắm rõ các thông tin cơ bản như về đối tượng cho vay? Hợp đồng cho vay? Việc vay tiền con dâu ông thực hiện dưới hình thức nào, thời gian, địa điểm? Lãi suất? Việc vay mượn có được đảm bảo bằng tài sản không?

Biết được các thông tin này giúp ông tìm hiểu được các vấn đề như: Bên cho vay tự nhận là công ty tài chính có đủ điều kiện luật định để được nhà nước cho phép, công nhận là một tổ chức tài chính không? Nội dung, hình thức hợp đồng cho vay có hợp pháp? Lãi suất của hợp đồng cho vay có vượt quá lãi suất pháp luật quy định không? Từ đó làm rõ các tính hợp pháp trong hoạt động vay tiền giữa con dâu ông và công ty tài chính. 

Theo Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên vay tài sản, Điều 466 BLDS 2015 quy định:   

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Những ngày gần đây, nhiều nhóm đối tượng đến nhà tôi để đe dọa, tạt sơn, ném gạch vào nhà. Ảnh minh họa: Internet. 

Trong trường hợp của ông, do không phải là người trực tiếp vay nợ nên ông không có nghĩa vụ phải trả tiền. Tuy nhiên, cần lưu ý, trong trường hợp con dâu của ông vay tiền và sử dụng tiền vào các mục đích phục vụ sinh hoạt chi tiêu trong gia đình và các thành viên biết không phản đối thì các thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm và nghĩa vụ trả khoản nợ này.

Cụ thể, Điều 103 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định. 

Điều 103. Trách nhiệm dân sự của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

1. Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên. 

Do không xác định được phạm vi trách nhiệm trả nợ của từng thành viên, vậy nên trong trường hợp này, các thành viên có nghĩa vụ liên đới trả khoản nợ mà người con dâu thực hiện vay.

Theo quy định tại Điều 288 BLDS 2015: 

Điều 288. Thực hiện nghĩa vụ liên đới.

1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Trường hợp khi người con dâu thực hiện khoản vay không nhằm mục đích sử dụng khoản vay không nhằm mục đích chi tiêu, sinh hoạt cho các thành viên trong hộ gia đình thì khoản nợ này được xác định là nghĩa vụ của vợ chồng con trai ông bao gồm con trai và con dâu. Mặc dù, người đứng tên vay tiền là vợ.

Theo quy định của BLDS 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (HN&GĐ 2014), vợ chồng phải chịu liên đới trách nhiệm với các giao dịch sau: 

Luật HN&GĐ 2014 quy định cụ thể: 

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng: 

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Việc nhóm người đòi nợ có hành vi đánh đập, đe dọa, ném đá, tạt sơn,… là những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản của công dân. Để chấm dứt hành vi này, ông cần gửi Đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án tại địa phương để được giải quyết. 

Việc nhóm người đòi nợ có hành vi đánh đập, đe dọa, ném đá, tạt sơn,… là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản của công dân. Ảnh minh họa: Internet. 

Xem xét hành vi của nhóm đối tượng, Luật sư có quan điểm như sau: 

Thứ nhất, đối với hành vi đe dọa ông gây hư hỏng tài sản của ông, nhóm đối tượng có thể bị truy cứu tội danh Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tại Điều 178 BLHS 2015 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Trường hợp chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhóm đối tượng có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021 NĐ-CP: 

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này. 

Thứ hai, đối với hành vi đe dọa, chửi bới, ném gạch đá, tạt sơn bẩn,...  có thể phạm tội Gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 BLHS 2015 với khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù. Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhóm đối tượng có thể chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021 NĐ-CP: 

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;

Thứ ba, đối với hành vi đe dọa gây ra tổn hại đến sức khỏe người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác tại Điều 134 BLHS 2015. Khung hình phạt cao nhất của tội lên đến chung thân. Trong trường hợp không đủ cấu thành tội phạm, nhóm đối tượng có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021 NĐ-CP: 

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Ngoài ra, trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ,… giải quyết tin tố giác của ông nếu thấy có đủ các căn cứ, nhóm đối tượng cho con dâu ông vay tiền có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 BLHS 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Thuê người đánh ghen có phải chịu trách nhiệm hình sự? 

Thời gian đọc: 8 Phút
Tổ chức đánh ghen có thể giúp người trong cuộc giải tỏa được cơn tức giận vì bị lừa dối nhưng trong pháp luật thì người đi đánh ghen có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Kính chào Luật sư! Em bắt quả tang vợ em nhắn tin yêu đương với một đồng nghiệp trong cơ quan. Vợ em cũng đã thú nhận và xin em tha thứ. Nhưng trong lúc nóng giận, em đã nhờ em họ em và mấy đứa bạn của nó đến nơi làm việc của vợ em đánh ghen, cũng chỉ chửi bới, túm tóc, tạt tai vài cái chứ không gây hậu quả gì nghiêm trọng.

Em cũng không trực tiếp có mặt khi đó. Nhưng giờ đồng nghiệp của vợ em nói sẽ kiện em ra Tòa cho em đi tù. Luật sư cho em hỏi liệu anh ta có kiện em được không? Em có thể bị đi tù không? Cảm ơn Luật sư.

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Trong trường hợp của bạn, tuy bạn không là người trực tiếp tham gia vào hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân nhưng lại là người có vai trò chỉ đạo người khác thực hiện các hành vi xâm phạm trên.

Do đó, dù không tham gia trực tiếp nhưng bạn vẫn sẽ bị coi là đồng phạm với vai trò là người tổ chức. Bộ Luật Hình sự năm 2015 đưa ra khái niệm về đồng phạm như sau:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Người đồng nghiệp bị đánh ghen hoàn toàn có quyền yêu cầu khởi tố vụ án, yêu cầu xác minh khi có căn cứ cho rằng các quyền, lợi ích của bản thân bị xâm hại, căn cứ tại Điều 155 BLTTHS 2015: 

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Trong trường hợp các người bị hại đề nghị khởi tố, căn cứ vào các hành vi mà bạn chia sẻ thì bạn và nhóm người đánh ghen có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh Làm nhục người khác quy định tại Điều 155 BLHS 2015: 

Dù không tham gia trực tiếp nhưng vẫn có thể bị coi là đồng phạm. Ảnh minh họa: Internet.

Điều 155. Tội làm nhục người khác: 

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đồng thời, phù hợp với các cấu thành tội phạm luật định thì bạn và nhóm người đánh ghen có thẻ bị truy cứu với tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với mức phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. 

Trường hợp không đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn và người đánh ghen vẫn phải chịu chế tài xử phạt hành chính căn cứ theo Nghị định 41/2021/NĐ-CP: 

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng. 

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản

2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Đồng thời, căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự, bạn và nhóm người đánh ghen có thể phải bồi thường thiệt hại do có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác căn cứ tại Điều 592 BLDS 2015, các chi bồi thường có bao gồm các khoản sau: 

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định;

+Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. 

Bạn và nhóm người đánh ghen phải có trách nhiệm liên đới trong việc bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của mỗi người sẽ được xác định tương ứng với phần lỗi họ gây ra, nếu không xác định được mức độ lỗi thì mỗi người bồi thường theo phần bằng nhau. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

 

Vô ý làm người khác bị thương có bị xử lý hình sự không?

Thời gian đọc: 12 Phút
Việc bạn đạp cánh cửa rơi vào đầu của người hàng xóm là nằm ngoài ý muốn của bạn thì hành vi của người bạn của bạn có dấu hiệu vi phạm Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Vài ngày trước, bạn của tôi có tổ chức nhậu tại nhà đến tối khuya. Một người hàng xóm cạnh nhà bạn tôi có đi sang nhắc nhở thì 2 bên lời qua tiếng lại và gây ra mâu thuẫn.

Sau đó, người hàng xóm đi về nhà đóng cửa. Do bực tức vì bị nhắc nhở nên bạn tôi đã đi sang nhà người hàng xóm, thấy cửa khóa bạn tôi đã dùng chân đạp cửa đòi người hàng xóm ra ngoài để nói chuyện. Lúc này người hàng xóm bật điện đứng sau cửa xem ra bên ngoài thì đúng lúc đó bạn tôi đạp cửa làm cánh cửa đổ xuống rơi ngay vào đầu người hàng xóm và phải đi viện cấp cứu.

Xin hỏi người bạn tôi vô tình làm bị thương người hàng xóm như vậy thì có bị xử lý hình sự không thưa luật sư?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý                                       

- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Theo như trình bày thì bạn của bạn sang nhà của người hàng xóm, thấy cửa khóa nên đã dùng chân đạp cửa, đòi người hàng xóm ra ngoài để nói chuyện. Ở đây cần làm rõ các trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Bạn của bạn chỉ dùng chân đạp cửa để đòi người hàng xóm ra ngoài nói chuyện chứ không hề có ý định gây thương tích cho người hàng xóm. Việc cánh cửa bị đạp và rơi vào đầu của người hàng xóm là nằm ngoài ý muốn của bạn của bạn thì hành vi của người bạn của bạn có dấu hiệu vi phạm Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu người hàng xóm bị tổn hại sức khỏe từ 31% trở lên.

Ảnh minh hoạ.(Nguồn: Internet)

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Trường hợp thứ 2: Bạn của bạn mặc dù đã biết người hàng xóm đang đứng ngay sau cánh cửa mà vẫn cố tình đạp cửa nhằm làm thương tích đến hàng xóm thì hành vi của người đạp cửa có dấu hiệu phạm tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1.

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Ngoài ra, nếu kết quả định giá tài sản đối với các tài sản bị huỷ hoại do hành vi đạp cửa là trên 2.000.000 đồng thì bạn của bạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1.107 Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2.108 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3.109 Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4.110 Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

 

Vợ cắt của quý của chồng bị xử lý như thế nào?

Thời gian đọc: 9 Phút
Theo quy định của Bộ luật hình sự nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, hoặc khi có yêu cầu của anh H, chị N có trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại về sức khỏe, chi phí điều trị, tổn thất tinh thần cho anh N do hành vi dùng dao cắt “của quý” của anh H.

Kính chào luật sư, tôi có nội dung vướng mắc pháp lý, mong luật sư tư vấn, giải đáp cho tôi.

Thời gian gần đây, theo các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh: Thông tin từ Bệnh viên đa khoa tỉnh Sơn La cho biết, rạng sáng ngày 20/3 bệnh viện tiếp nhận cấp cứu cho 1 bệnh nhân nam nhập viện với tình trạng bị cắt cụt toàn bộ bộ phận sinh dục, đang chảy máu đã được băng ép.

Vậy, trong trường hợp này, hành vi của người vợ đối với người chồng thì pháp luật xử lý như thế nào? Người vợ phải gánh chịu những hậu quả gì thưa luật sư? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo nguồn tin luật sư được biết, thông tin ban đầu, rạng sáng ngày 20/3/2022, chị H.T.N (36 tuổi sinh năm 1986, trú tại bản Huổi Sét, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã dùng dao cắt đi bộ phận sinh dục của chồng là anh N.V.H.

Chị N cho biết chị và anh H kết hôn năm 2016 và có 2 người con chung. Ngoài ra chị có 1 người con gái là con riêng 15 tuổi.

Thời gian gần đây, do nghi ngờ tiền bán hàng bị mất trong nhà nên chị đã mua camera, bí mật lắp ở trên cao đầu giường ngủ để theo dõi khi mình vắng nhà. Tuy nhiên vào khoảng 14 giờ chiều ngày 19/3/2022, chị đã kiểm tra thẻ nhớ camera thì đã phát hiện ra sự việc động trời. Anh H có hành vi không tốt, xâm phạm tình dục đối với con riêng của vợ là chị H.T.N. Chị đã hỏi cháu gái và cháu cho mẹ tất cả sự việc kinh hoàng kể từ tháng 8/2020. Chị sẽ lên trình báo Công an sự việc vào sáng hôm sau cùng bằng chứng.

Chị đã đi ra ngoài ăn uống rượu cùng một số người bạn, đêm muộn chị về nhà thì thấy đối tượng trong tình trạng không mặc quần áo nằm trên giường ngủ (đối diện là giường ngủ của 3 cháu). Khi thấy đối tượng như vậy, chị đã lấy một con dao thái thịt cắt bộ phận sinh dục của anh H đứt rời rồi vứt bỏ.

Tuy nhiên, nội dung sự việc nêu trên là theo thông tin ban đầu của chị N trình bày và được công khai trên các phương tiện truyền thông. Sự thật khách quan về vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng huyện Yên Châu kiểm tra, xác minh, thu thập, lấy lời khai của các bên để làm rõ và xử lý hành vi của các bên có liên quan.

Quá trình điều tra sự việc có căn cứ, tài liệu chứng minh lời trình bày của chị N là có căn cứ, đúng sự thật khách quan thì trong trường hợp này, luật sư nhận định chị N có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Bởi, những lý do sau đây:

 

Anh H có hành vi trái pháp luật đối với con gái chị N

Theo chị N, thông qua hệ thống camera để theo dõi, chị có căn cứ vững chắc để khẳng định anh H đã có hành vi đồi bại với con gái riêng của vợ mình, những hành vi của anh H đối với cháu T là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quyền nhân thân, sức khỏe của cháu T được pháp luật bảo vệ.

Anh H đã thực hiện các hành vi xâm phạm tình dục đối với cháu T nhiều lần, diễn ra trong thời gian dài, hành vi anh H đi ngược lại luân lý đời thường, đạo đức xã hội, ứng xử giữa những người thân thuộc trong gia đình. Việc anh H quan hệ tình dục với cháu T trên cơ sở cưỡng bức, ép buộc cháu T, cháu T không đồng ý quan hệ tình dục với anh H. Chính vì vậy, theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì Hành vi của anh H có thể bị khởi tố về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân, hoặc tử hình.

Bệnh nhân Nguyễn Văn H. tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. Ảnh: BVĐK tỉnh Sơn La

Chị N gây thương tích cho anh H trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Với tư cách của người mẹ cháu N khi chứng kiến những hình ảnh người cha xâm phạm các quyền thiêng liêng của người con chị N đã hết sức bất bình, không kiểm soát được hành vi của mình, trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chị N đã dùng dao cắt “của quý” của anh H. Theo quy định tại điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” được hiểu như sau:

Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”. Do đó, có thể khẳng định được chị N đã gây thương tích cho anh H trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Tuy nhiên, để khẳng định chị N có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Yên Châu bắt buộc phải tiến giám định tỷ lệ thương tật của anh H, từ đó có căn cứ xử lý hành vi của chị N. Việc xác định chính xác tỷ lệ thương tật sẽ do cơ quan, hội đồng y khoa thực hiện và kết luận, trên cơ sở tham chiếu Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định, tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể để xác định tỷ lệ thương tích của nạn nhân.

Theo luật sư được biết tại Mục VI Chương 5 của Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu-sinh dục-sinh sản-sản khoa như sau:

Với tổn thương niệu đạo mà trị nội khoa phục hồi, không có di chứng, tỷ lệ thương tích từ 11% đến 15%. Trường hợp hậu quả tổn thương niệu đạo mà có di chứng hẹp niệu đạo phải nong hoặc can thiệp tạo hình, tỷ lệ thương tích từ 16% đến 45%. Với hậu quả mất cả hai bên tinh hoàn, tỷ lệ thương tích sẽ là từ 36 % đến 40 %. Với hậu quả mất một phần dương vật , tỷ lệ thương tích sẽ từ 21% đến 25%. Nếu đứt hoàn toàn dương vật, không nối lại được, đã phẫu thuật tạo hình dương vật, tỷ lệ thương tích là 31% đến 35 %. Nếu mất hoàn toàn dương vật, tỷ lệ thương tích sẽ là từ 36% đến 40 %.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật dân sự nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, hoặc khi có yêu cầu của anh H chị N có trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại về sức khỏe, chi phí điều trị, tổn thất tinh thần cho anh N do hành vi dùng dao cắt “của quý” của anh H.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

 

 

 

Học sinh đánh nhau gây thương tích có bị xử lý hình sự?

Thời gian đọc: 9 Phút
Nếu đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thì người vi phạm có thể bị phạt hành chính.

Chào Luật sư! Tôi xin hỏi một việc như sau: Cháu tôi bị một nam sinh học cùng trường đánh, đổ máu mũi, người bầm tím và phải nhập viện. Xin Luật sư cho tôi hỏi, cháu học sinh đánh người như vậy có bị xử lý không? Xin cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý     

- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020)

- Bộ luật Dân sự 2015

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP 

Gây thương tích cho người khác bị xử lý thế nào?

Trường hợp xử lý hành chính

Nếu đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thì người vi phạm có thể bị phạt hành chính theo quy định điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
Như vậy, mức phạt hành chính với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.

Trường hợp xử lý hình sự

Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Như vậy, nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 thì bị xử lý hình sự về tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khung hình phạt nhẹ nhất của tội này là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Với các trường hợp có tình tiết tăng nặng hoặc tùy vào mức độ thương tích của người bị hại cũng như tính chất, mức độ vi phạm, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Còn là học sinh thì có bị xử lý hình sự?

Theo quy định của pháp luật, việc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện gây ra tội phạm để áp dụng biện pháp xử lý.
Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290,

299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Theo quy định trên, nếu có hành vi thuộc trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự thì người dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý hình sự như sau:

- Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;

- Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại

Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự. 

Đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì tại Điều 9 Bộ luật Hình sự có quy định:

Điều 9. Phân loại tội phạm

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, đối với câu hỏi “Học sinh đánh nhau gây thương tích cho bạn có bị xử lý hình sự hay không?” thì cần chia ra các trường hợp như sau:

- Nếu từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích.

- Nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi phạm tội cố ý gây thương tích thuộc các trường hợp tại khoản 3, 4, 5 Điều 134

- Nếu dưới 14 tuổi thì sẽ không đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên người dưới 14 tuổi phạm tội sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý theo Điều 90, 92

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020):

+ Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý theo BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

+ Áp dụng biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Ngoài quy định trên, trong trường hợp người trên14 tuổi phạm tội gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015:

+ Trường hợp người dưới 14 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

+ Trường hợp người dưới 14 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Do câu hỏi của bạn chung chung nên nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Thế nào là khiển trách?

Thời gian đọc: 5 Phút
Khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự là một biện pháp thay thế khi người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Đồng thời, khi được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự em bạn có thể phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ theo quy định của Luật.

Tôi có một người em ruột 17 tuổi trong thời gian đi học em với một số người trong nhóm bạn đã đánh một người khác. Công an huyện đã gọi các bên lên làm việc và thông báo em tôi bị khiển trách do thực hiện hành vi đánh người bạn kia. Tuy nhiên, tôi không hiểu thế nào là khiển trách, luật sư có thể thông tin cho tôi được biết thế nào là khiển trách được không? Xin cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn căn pháp lý

Bộ Luật hình sự năm 2015  sửa đổi  bổ sung năm 2017

Khiển trách có phải là tội?

Khiển trách theo quy định của Bộ luật hình sự là một biện pháp thay thế khi người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Việc cơ quan điều tra cấp huyện (Công an huyện) quyết định cho em bạn được áp dụng biện pháp khiển trách có thể hiểu đây là một biện pháp giám sát, giáo dục em bạn khi được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, khi được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự em bạn có thể phải thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ sau trong thời hạn từ 03 tháng đến 01 năm:

Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

Việc áp dụng biện pháp khiển trách do Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án áp dụng đối với người em của bạn khi và chỉ khi em bạn hoặc người đại diện hợp pháp của em bạn đồng ý với biện pháp khiển trách.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách. (Ảnh minh họa. Nguồn Nguoiduatin.vn)

Tại điều 92 và 93 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về áp dụng biện pháp khiển trách như sau:

Điều 92. Điều kiện áp dụng

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này.

Điều 93. Khiển trách

1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;

b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

3. Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;

b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;

c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.

4. Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

 

Án lệ số 1: Về vụ án “Giết người”

Thời gian đọc: 15 Phút
Án lệ 01/2016/AL Quyết định giám đốc thẩm số 04/2014/HS-GĐT ngày 16-4-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người”...

Án lệ 01/2016/AL Quyết định giám đốc thẩm số 04/2014/HS-GĐT ngày 16-4-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người” đối với bị cáo: Đồng Xuân Phương, sinh năm 1975; trú tại nhà số 11/73 phố Đinh Tiên Hoàng, Phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; là công nhân xây dựng; con ông Đồng Xuân Chì và bà Dương Thị Thông; bị bắt giam ngày 22-6-2007;

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 04/2014/HS-GĐT ngày 16-4-2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người” đối với bị cáo: Đồng Xuân Phương, sinh năm 1975; trú tại nhà số 11/73 phố Đinh Tiên Hoàng, Phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; là công nhân xây dựng; con ông Đồng Xuân Chì và bà Dương Thị Thông; bị bắt giam ngày 22-6-2007;

Người bị hại: Nguyễn Văn Soi, sinh năm 1971 (đã chết).

Khái quát nội dung của án lệ:

Trong vụ án có đồng phạm, nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người); người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Điểm m, n khoản 1 Điều 93 của Bộ luật Hình sự năm 1999;       

  - Khoản 3 Điều 104 của Bộ luật Hình sự năm 1999.

Từ khóa của án lệ:

“Giết người”; “Cố ý gây thương tích”; “Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”; “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe”; “Thuê người khác gây thương tích”.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Khoảng 15 giờ ngày 21-6-2007, Công an quận Long Biên, thành phố Hà Nội nhận được tin báo đã xảy ra vụ án, nạn nhân bị chết tại khu vực đúc dầm bê tông thi công cầu Thanh Trì thuộc địa phận tổ 12, phường Thạch Bàn, quận Long Biên; nạn nhân là anh Nguyễn Văn Soi (kỹ sư xây dựng thuộc Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng). Qua điều tra, xác minh, Công an quận Long Biên đã bắt khẩn cấp Đồng Xuân Phương.

Quá trình điều tra xác định: Anh Nguyễn Văn Soi và Đồng Xuân Phương cùng làm việc tại Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (được giao nhiệm vụ thi công, xây dựng cầu Thanh Trì). Khoảng tháng 02-2007, Phương uống rượu say trong giờ làm việc, bị anh Soi dùng điện thoại di động chụp ảnh, báo cáo lãnh đạo nên Phương có ý định trả thù anh Soi.

Ngày 14-6-2007, Đồng Xuân Phương gọi điện thoại cho bạn là Đoàn Đức Lân sinh năm 1975 (trú tại nhà số 11 C98 Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) nói việc mâu thuẫn nêu trên và thuê Lân đánh trả thù.

Lân nói sẽ giới thiệu người khác thực hiện. Tối ngày 17-6-2007, Phương từ Hà Nội về Hải Phòng gặp Lân và bạn của Lân là Hoàng Ngọc Mạnh sinh năm 1982 (còn gọi là Thắng; trú tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) kể lại việc mâu thuẫn và thuê Lân, Mạnh đánh anh Soi, bằng cách dùng dao đâm vào chân, tay nạn nhân để gây thương tích. Đồng Xuân Phương hỏi giá bao nhiêu, Mạnh và Lân nói tùy nên Phương đã đưa cho Mạnh 1.500.000 đồng. Lân và Mạnh đồng ý.

Khoảng 20 giờ ngày 20-6-2007, Hoàng Ngọc Mạnh đi cùng Nam (là bạn Mạnh; không xác định được địa chỉ) lên Hà Nội gặp Đồng Xuân Phương thống nhất là sẽ đánh anh Soi vào ngày 21-6-2007; sau đó Phương đưa thêm 500.000 đồng để Mạnh thuê chỗ ngủ. Đến khoảng 9 giờ ngày 21-6-2007, Phương dẫn Mạnh và Nam đến đoạn đường anh Soi sẽ qua để đi họp vào đầu giờ buổi chiều hôm đó; rồi quay về Công ty.

Khoảng 11 giờ, Hoàng Ngọc Mạnh đến quán nước tại ngã ba quốc lộ 5 – 1B (quán của chị Phạm Thị Miến) thuê điện thoại di động của chị Miến gọi điện thoại cho Đồng Xuân Phương yêu cầu mô tả đặc điểm nhận dạng và thông báo số điện thoại di động của anh Soi; Phương đã thực hiện theo yêu cầu của Mạnh.

Đến khoảng hơn 13 giờ chiều, Mạnh lại thuê điện thoại di động của chị Miến gọi cho Phương thông báo là đã nhận dạng được anh Soi và Mạnh sẽ thực hiện một mình vì hiện Nam đã bỏ đi đâu không thông báo lại, Đồng Xuân Phương đồng ý.

Khoảng 14 giờ 16 phút cùng ngày, Mạnh đã thuê máy điện thoại di động của chị Miến gọi điện thoại hẹn gặp anh Soi tại khu vực đúc dầm bê tông. Khi anh Soi đến, Mạnh đã dùng dao nhọn chuẩn bị từ trước đâm 02 nhát vào mặt sau đùi phải, làm anh Soi chết.

Án lệ số 01/2016/AL về vụ án “Giết người” ( Ảnh minh họa )

 Tại Bản giám định pháp y số 146/PC21-PY ngày 17-7-2007, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội kết luận: Nạn nhân bị 02 vết thương tại mặt sau đùi phải, vết phía trên xuyên vào cơ đùi 3cm. Vết phía dưới cắt đứt động mạch, tĩnh mạch đùi sau gây chảy mất nhiều máu. Nguyên nhân chết: Sốc mất máu cấp không hồi phục do vết thương động mạch.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra Đồng Xuân Phương còn khai: Ngoài lý do mâu thuẫn giữa bị cáo và anh Soi, việc thuê đâm anh Soi còn có nguyên nhân do bị anh Ngô Văn Toản (là Phó Ban điều hành dự án cầu Thanh Trì) kích động, vì trước đó anh Toản cũng có mâu thuẫn với anh Soi. Cơ quan điều tra đã lấy lời khai của anh Toản, nhưng anh Toản không thừa nhận việc này. Kết quả điều tra không có cơ sở kết luận anh Toản có liên quan đến vụ án.

Đoàn Đức Lân và Hoàng Ngọc Mạnh bỏ trốn, Cơ quan điều tra đã có quyết định truy nã và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với Đoàn Đức Lân và Hoàng Ngọc Mạnh, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Trong quá trình điều tra, cán bộ và Công ty cổ phần xây dựng 204 đã tự nguyện quyên góp, trợ cấp cho gia đình người bị hại tổng cộng 123.000.000 đồng, trong đó có chi phí mai táng 63.000.000 đồng và 03 sổ tiết kiệm cho gia đình anh Soi, với tổng số tiền gửi là 60.000.000 đồng.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 164/2008/HSST ngày 17-11-2008, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự; xử phạt Đồng Xuân Phương 17 năm tù về tội “Giết người”.

Buộc Đồng Xuân Phương bồi thường cho gia đình người bị hại tiền tổn thất tinh thần là 32.400.000 đồng và cấp dưỡng hàng tháng cho 02 con và mẹ người bị hại.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Đồng Xuân Phương kháng cáo đề nghị xem xét lại vụ án.

Đại diện hợp pháp của người bị hại là chị Nguyễn Thị Thanh kháng cáo đề nghị tăng hình phạt, tăng mức bồi thường đối với bị cáo.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 262/2009/HSPT ngày 05-5-2009, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội căn cứ khoản 1 Điều 250 Bộ luật Tố tụng Hình sự, hủy Bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để điều tra lại theo thủ tục chung.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 167/2010/HSST ngày 31-3-2010, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự; xử phạt Đồng Xuân Phương 17 năm tù về tội “Giết người”.

Buộc Đồng Xuân Phương bồi thường các khoản gồm: Chi phí mai táng 34.583.000 đồng, tiền tổn thất tinh thần cho vợ con người bị hại tổng số là 39.000.000 đồng và cấp dưỡng hàng tháng cho mẹ và con người bị hại.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 02-4-2010, Đồng Xuân Phương kháng cáo xin giảm hình phạt và đề nghị xem xét lại vụ án vì chưa bắt được Mạnh nên không có đủ căn cứ khẳng định việc Mạnh đâm chết anh Soi.

Ngày 13-4-2010, vợ người bị hại là chị Nguyễn Thị Thanh kháng cáo đề nghị tăng hình phạt, tăng mức bồi thường đối với bị cáo.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 475/2010/HSPT ngày 15-9-2010, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng các điểm m, n khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự; xử phạt Đồng Xuân Phương tù chung thân về tội “Giết người”; buộc Đồng Xuân Phương bồi thường tiền bù đắp tổn thất tinh thần là 43.800.000 đồng và giữ nguyên các quyết định khác về bồi thường thiệt hại.

Tại Kháng nghị số 13/KN-HS ngày 22-7-2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về các phần: Tội danh, hình phạt và án phí hình sự phúc thẩm đối với Đồng Xuân Phương; chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định:

Căn cứ vào các lời khai nhận tội của bị cáo Đồng Xuân Phương trong quá trình điều tra và tại các phiên tòa sơ thẩm, phiên Tòa Phúc thẩm; lời khai và kết quả nhận dạng của những người làm chứng về các đối tượng liên quan đến vụ án; Biên bản khám nghiệm hiện trường; Bản giám định pháp y cùng các tài liệu, chứng cứ khác của vụ án; có đủ căn cứ kết luận do mâu thuẫn trong sinh hoạt, Đồng Xuân Phương đã thuê Hoàng Ngọc Mạnh và Đoàn Đức Lân dùng dao đâm anh Nguyễn Văn Soi, với mục đích gây thương tích cho nạn nhân để trả thù.

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án; có căn cứ xác định về mặt chủ quan, Phương chỉ muốn gây thương tích cho anh Soi mà không muốn tước đoạt tính mạng, cũng không muốn thuê Mạnh đâm bừa, đâm ẩu vào anh Soi để mặc mọi hậu quả xảy ra. Vì thế, bị cáo chỉ yêu cầu tấn công vào chân, tay mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể, là những vị trí nếu bị tấn công thì sẽ có nhiều khả năng xâm hại đến tính mạng nạn nhân.

Khi thực hiện tội phạm, Mạnh đã đâm 02 nhát đều vào đùi nạn nhân theo đúng yêu cầu của Phương. Hành vi phạm tội của Hoàng Ngọc Mạnh khó thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Việc nạn nhân bị chết do sốc mất máu cấp không hồi phục là ngoài ý muốn của Đồng Xuân Phương và đồng phạm. Hành vi của Đồng Xuân Phương thuộc trường hợp phạm tội Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án Đồng Xuân Phương về tội “Giết người” là không đúng pháp luật.

Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285 và Điều 287 Bộ luật Tố tụng hình sự,

QUYẾT ĐỊNH

1. Hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 475/2010/HSPT ngày 15-9-2010 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về các phần: Tội danh, hình phạt và án phí hình sự phúc thẩm đối với Đồng Xuân Phương; chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

2. Tiếp tục tạm giam Đồng Xuân Phương cho đến khi Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội thụ lý lại vụ án.

3. Các quyết định khác của Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên đã có hiệu lực pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án; có căn cứ xác định về mặt chủ quan, Phương chỉ muốn gây thương tích cho anh Soi mà không muốn tước đoạt tính mạng, cũng không muốn thuê Mạnh đâm bừa, đâm ẩu vào anh Soi để mặc mọi hậu quả xảy ra. Vì thế, bị cáo chỉ yêu cầu tấn công vào chân, tay mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể, là những vị trí nếu bị tấn công thì sẽ có nhiều khả năng xâm hại đến tính mạng nạn nhân.

Khi thực hiện tội phạm, Mạnh đã đâm 02 nhát đều vào đùi nạn nhân theo đúng yêu cầu của Phương. Hành vi phạm tội của Hoàng Ngọc Mạnh khó thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra. Việc nạn nhân bị chết do sốc mất máu cấp không hồi phục là ngoài ý muốn của Đồng Xuân Phương và đồng phạm.

Hành vi của Đồng Xuân Phương thuộc trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã kết án Đồng Xuân Phương về tội “Giết người” là không đúng pháp luật.”

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403 tầng, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn