Bạn đang ở đây

tiền lương

Nghỉ lễ 2/9 theo quy định của pháp luật

Thời gian đọc: 6 Phút
Các quy định của pháp luât về nghỉ lễ? Ngoài nghỉ lễ, người lao động được hưởng các chế độ gì theo quy định của pháp luật

Thưa luật sư, xin luật sư cho tôi biết quy định của pháp luật về ngày nghỉ đối với kỳ nghỉ lễ Quốc khánh sắp tới, Chế độ mà người lao động được hưởng trong kỳ nghỉ lễ này như thế nào? Cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn về Hongbach.vn. Với nội dung câu hỏi của bạn, Luật sư Công ty Luật Hồng Bách có quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý     

- Bộ luật Lao động năm 2019

Quy định về ngày nghỉ Quốc Khánh?

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ Quốc khánh 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau). Nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Người lao động được nghỉ mà vẫn được hưởng nguyên lương.

Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về: Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo Công văn 245/VPCP-KGVX ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Văn phòng Chính phủ thì nghỉ lễ Quốc khánh năm nay của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ kéo dài từ ngày 01 tháng 9 năm 2022 đến hết ngày 02 tháng 9 năm 2022.

Ngày 2/9 năm nay rơi vào Thứ 6 nên nếu người lao động nghỉ lễ từ Thứ 5 ngày 1/9/2022  đến hết Chủ nhật ngày 4/9/2022  thì tổng số ngày nghỉ của dịp Quốc khánh năm nay là 4 ngày và không phải hoán đổi ngày nghỉ.

Nhiều người lao động vẫn phải làm việc vào những ngày nghỉ lễ do đặc thù công việc. Ảnh:Internet. 

Đi làm ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 được hưởng lương thế nào?

Do tính chất đặc thù của từng ngành nghề mà nhiều người lao động vẫn phải làm việc vào những ngày nghỉ lễ nêu trên. Trường hợp này người lao động sẽ được tính lương theo lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2019:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, khi đi làm ngày nghỉ lễ người lao động nếu làm việc vào ban ngày sẽ được nhận ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường (bao gồm lương của ngày nghỉ 100% và lương làm thêm giờ 300%); còn làm việc vào ban đêm nhận ít nhất 490% (400% + 30% + 20%x300 = 490%) lương của ngày làm việc bình thường (Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau)

Đối với tiền thưởng ngày lễ
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động quy định:

Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo quy định nêu trên có thể thấy khoản tiền thưởng sẽ không mang tính bắt buộc. Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động, căn cứ vào chế độ, chính sách của từng công ty mà công ty sẽ đưa ra quyết định thưởng hoặc không thưởng và mức thưởng là bao nhiêu cho người lao động của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666: Fax: 024.62.55.88.66
Email: bach@hongbach.vn; Web: hongbach.vn

Đi làm vào ngày tết dương lịch, người lao động được hưởng lương như thế nào ?

Thời gian đọc: 6 Phút
Tết dương lịch 1/1/2022, người lao động được nghỉ 3 ngày. Nếu đi làm vào ngày nghỉ tết dương lịch, người lao động có thể được hưởng ít nhất 400% lương.

Mới đây, thông tin trên báo chí, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, cách tính ngày nghỉ tết dương lịch đã quy định tại Bộ luật Lao động. Vì lịch tết dương 01/01/2022 rơi vào ngày thứ bảy cuối tuần, nên người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ hai của tuần kế tiếp. Thời gian liên tục từ 01/01/2022 đến hết ngày 03/01/2022.

Do đó, người lao động được nghỉ làm một ngày và hưởng nguyên lương dịp tết dương lịch hằng năm. Còn các ngày sau đó tính theo kỳ nghỉ cuối tuần.

Trước hết, về lịch nghỉ tết dương theo Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể về thời gian nghỉ Tết Dương lịch như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động cho ngày 01/01/2022.

Tuy nhiên, do ngày 01/01/2022 rơi vào thứ Bảy mà ngày này lại thường được sắp xếp là ngày nghỉ hằng tuần nên người lao động sẽ có cơ hội được nghỉ dài ngày hơn do được nghỉ bù.Cụ thể :

1. Đối với người lao động có chế độ nghỉ 02 ngày/tuần (vào thứ bảy và chủ nhật)

Do tết dương lịch 2022 rơi vào thứ bảy (là ngày nghỉ hàng tuần) nên người lao động sẽ được nghỉ bù thứ hai tuần kế tiếp (03/01/2022).

Như vậy, dịp tết dương lịch 2022, người lao động được nghỉ 03 ngày liên tục từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 03/01/2022.

2. Đối với người lao động có chế độ nghỉ 01 ngày/tuần (vào chủ nhật)

 Dịp tết dương lịch 2022, người lao động được nghỉ 02 ngày liên tục là từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 02/01/2022, gồm:

- 01 ngày nghỉ tết dương lịch 2022 (ngày 01/01/2022);

- 01 ngày nghỉ hàng tuần (ngày 02/01/2022).

3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ được nghỉ 03 ngày liên tục từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 03/01/2022, gồm:

- 01 ngày nghỉ tết dương lịch (ngày 01/01/2022);

- 01 ngày nghỉ hàng tuần (ngày 02/01/2022);

- 01 ngày nghỉ bù vào thứ hai tuần kế tiếp (ngày 03/01/2022).

Đi làm vào ngày tết Dương lịch , người lao động có thể được hưởng ít nhất 400% lương

Tuy nhiên, do yêu cầu công việc nên nhiều doanh nghiệp vẫn đề nghị người lao động đi làm vào ngày này.

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Như vậy, nếu đồng ý đi làm vào ngày tết dương lịch thì ngoài tiền lương cho ngày nghỉ đó, người lao động còn được tính thêm lương làm thêm giờ. Người lao động đi làm dịp tết dương lịch sẽ được hưởng ít nhất 400% lương, trong đó tiền làm thêm giờ tính ít nhất 300% lương. Ngoài ra, nếu làm việc vào ban đêm của ngày tết dương lịch, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm ban đêm và lương làm thêm giờ trong thời gian đó. 

Lưu ý, việc yêu cầu người lao động đi làm vào ngày nghỉ tết dương lịch chỉ được phép thực hiện khi người lao động đó đồng ý. Trường hợp ép buộc người lao động đi làm vào ngày này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội như sau:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề mà bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

 

Kéo dài thời gian thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với tập đoàn công nghiệp - viễn thông quân đội

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 6/9/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 121/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2016 đã được sửa đổi, bổ sung tại nghị định số 74/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với tập đoàn công nghiệp - viễn thông quân đội.

Theo Nghị định số 82/2021/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 6 của Nghị định số 121/2016/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 74/2020/NĐ-CP như sau:

“5. Trong năm 2020 và từ năm 2021 trở đi, khi thực hiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, thực hiện Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ phải tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới thì quỹ tiền lương của người lao động thực hiện như sau:

a) Trường hợp tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, từ khi tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới hoặc nhận sáp nhập, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương tối đa bằng mức tiền lương bình quân của người lao động đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đó tại công ty chuyển giao hoặc công ty bị sáp nhập trong năm liền kề trước thời điểm chuyển giao hoặc bị sáp nhập; trường hợp mức tiền lương bình quân này thấp hơn so với mức tiền lương bình quân của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tương tự tại công ty nhận sáp nhập thì được tính tối đa bằng mức lương bình quân trong năm liền kề ở công ty nhận sáp nhập trước thời điểm sáp nhập.
b) Trường hợp phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới (ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã được giao ổn định đơn giá tiền lương quy định tại khoản 1 Điều này và ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới tiếp nhận từ Công ty mẹ quy định tại điểm a khoản này), từ khi phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân do công ty quyết định bảo đảm tương quan chung nhưng tối đa bằng tiền lương của người lao động làm nghề, công việc tương tự trong Tập đoàn.
c) Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản này, công ty phải bảo đảm: hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, có lợi nhuận và phải báo cáo Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội cho ý kiến trước khi thực hiện.”
Nghị định số 82/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định số 82/2021/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: