Bạn đang ở đây

tài sản công

Thủ tục cho thuê tài sản công

Thời gian đọc: 5 Phút
Tài sản công có thể được cho thuê? Các trường hợp nào pháp luật cho phép thuê tài sản công? Các quy định của pháp luật về thuê tài sản công.

Kính chào luật sư. Mong luật sư tư vấn, hỗ trợ giải đáp cho tôi, nội dung pháp lý như sau: Doanh nghiệp tôi do UBND tỉnh quản lý, hiện nay do sắp xếp lại nhân sự nên có dư ra một số tài sản, lãnh đạo đơn vị tôi đề nghị phòng của tôi nghiên cứu quy định pháp luật để cho thuê các tài sản đó. Vậy, luật sư cho tôi hỏi pháp luật hiện nay quy định về vấn đề này như thế nào. Doanh nghiệp tôi có được cho thuê tài sản không? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo nội dung bạn trình bày doanh nghiệp của bạn thuộc UBND tỉnh quản lý căn cứ theo các quy định của pháp luật thì doanh nghiệp của bạn được xác định là doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, các tài sản tại doanh nghiệp của bạn được xác định là tài sản công. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật quản lý tài sản công thì khái niệm tài sản công được hiểu như sau: 

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Về điều kiện để cho đơn vị khác thuê tài sản

Căn cứ theo các quy định pháp luật thì doanh nghiệp của bạn chỉ được cho đơn vị khác thuê tài sản khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Tài sản được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;

+ Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xác định và niêm yết giá cho thuê tại trụ sở đơn vị. ẢNh:Internet

Về hình thức cho thuê tài sản

Tại luật quản lý tài sản công thì việc cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo các hình thức sau:

1) Đấu giá áp dụng đối với gói cho thuê tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp. Việc đấu giá cho thuê tài sản được thực hiện theo quy định tại Luật quản lý tài sản công và pháp luật liên quan về đấu giá tài sản;

2) Cho thuê trực tiếp áp dụng trong các trường hợp sau:

+ Tài sản là phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị;

+ Cho thuê từng hạng mục thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp (hội trường, phòng họp, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm, phòng điều trị...) trong thời gian dưới 15 ngày hoặc từ 15 ngày trở lên nhưng không liên tục.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xác định và niêm yết giá cho thuê tại trụ sở đơn vị; đồng thời, thông báo công khai giá cho thuê tài sản trên Trang thông tin của đơn vị (nếu có), Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Trang thông tin điện tử về tài sản công của Bộ Tài chính, Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.

Do bạn không trình bày chi tiết về đặc tính các tài sản mà doanh nghiệp của bạn có nhu cầu cho thuê nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho doan nghiệp của bạn về hình thức để doanh nghiệp của bạn cho thuê tài sản hợp lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

3 hình thức liên kết giữa đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, cá nhân

Thời gian đọc: 5 Phút
Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị...

Kính chào luật sư. Tôi có nội dung vướng mắc pháp lý như sau, mong luật sư tư vấn giải đáp cho tôi. Nội dung sự việc: Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản và do chưa có năng lực để sử dụng nên đơn vị tôi có mong muốn liên kết với đơn vị khác để sử dụng tài sản này tránh gây lãng phí.

Tuy nhiên, Đơn vị tôi chưa hiểu các hình thức hợp tác để mang lại hiểu quả nhất. Vậy luật sư có thể cho chúng tôi biết pháp luật hiện nay quy định thế nào về các hình thức hợp tác. Trân trọng cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: NGhị Định 151/2017/ NĐ-CP

Theo bạn trình bày do đơn vị của bạn là đơn vị sự nghiệp công lập nên căn cứ theo quy định của Luật quản lý tài sản công thì các tài sản của đơn vị bạn đang công tác được xác định là tài sản công. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 điều 3 Tài sản công được hiểu như sau:

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

3 hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

Việc quản lý, khai thác, tài sản tại đơn vị của bạn phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan. Theo bạn trình bày đơn vị của bạn có mong muốn liên kết với một đơn vị khác để khai thác tài sản của đơn vị bạn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, nhằm tránh gây thất thoát, lãng phí các tài sản của nhà nước. Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật thì đơn vị của bạn có thể thực hiện việc liên kết dưới các hình thức sau đây. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có các hình tức liên kết sau đây:

1)    Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên sử dụng tài sản của mình để thực hiện liên doanh, liên kết và tự quản lý, sử dụng tài sản của mình, tự bảo đảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia kết quả từ hoạt động liên doanh, liên kết theo hợp đồng;

2)    Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng kiểm soát việc quản lý, sử dụng;

3)    Hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; pháp nhân mới có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng liên doanh, liên kết.

Để đưa ra hình thức liên kết phù hợp với các bên thì đơn vị của bạn cần căn cứ vào yêu cầu, điều kiện khả năng của mỗi bên để đưa ra hình thức liên kết phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Thời gian đọc: 9 Phút
Nghị định 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tài sản công dưới đây sẽ không thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý theo quy định

Nghị định 67/2021/NĐ-CP sửa đổi về phạm vi áp dụng. Theo đó, nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 167/2017/NĐ-CP quản lý, sử dụng không thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý theo quy định gồm:

Nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ hộ, mượn của các tổ chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;
Đất (bao gồm cả tài sản gắn liền với đất (nếu có) thuộc trách nhiệm quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật về đất đai;

Đất, tài sản gắn liền với đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 167/2017/NĐ-CP quản lý, sử dụng đã có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai;

Đất, tài sản gắn liền với đất thuộc đất đã có Quyết định thu hồi và giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai;

Đất, tài sản gắn liền với đất thuộc: đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; đất rừng sản xuất, đất nông, lâm nghiệp;
Nhà, đất là sản phẩm hàng hóa của dự án đầu tư kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật, trừ phần nhà, đất tại dự án đã được xác định và hạch toán là tài sản cố định của doanh nghiệp;
Đất (bao gồm cả đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình), nhà, công trình gắn liền với đất là tài sản kết cấu hạ tầng: giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện (bao gồm cả các trạm điện), hệ thống dẫn xăng dầu, hệ thống dẫn khí, thông tin liên lạc, chợ;

Đất, nhà, công trình gắn liền với đất thuộc khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 167/2017/NĐ-CP);

Đất, công trình gắn liền với đất thuộc: đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất có mặt nước nội địa; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, công viên, khu vui chơi, giải trí công cộng và đất công trình công cộng khác do Nhà nước quản lý;

Nhà, đất của doanh nghiệp đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp;
Nhà, đất được hình thành bằng nguồn quỹ phúc lợi của doanh nghiệp;
Đất, nhà thuộc: quỹ nhà ở xã hội, nhà tái định cư; quỹ đất tiếp nhận từ dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị bàn giao lại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Nhà, đất của các ngân hàng thương mại mà các ngân hàng thương mại này được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua lại bắt buộc hoặc chuyển giao bắt buộc theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và quyết định của cấp có thẩm quyền
Nghị định số 67/2021/NĐ–CP cũng sửa đổi, bổ sung một số đối tượng doanh nghiệp áp dụng thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
Theo quy định mới, doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất bao gồm:

Doanh nghiệp cấp I là Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty độc lập do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ; công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp có vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ;

Doanh nghiệp cấp II là doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp cấp I quy định tại (a) mà: tỷ lệ % vốn nhà nước tại doanh nghiệp cấp I nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp I vào doanh nghiệp cấp II chiếm trên 50% vốn điều lệ;

Doanh nghiệp cấp III là doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp cấp II quy định tại (b) mà: tỷ lệ % vốn nhà nước tại doanh nghiệp cấp I nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp I vào doanh nghiệp cấp II nhân với (x) tỷ lệ % vốn góp của doanh nghiệp cấp II vào doanh nghiệp cấp III chiếm trên 50% vốn điều lệ;
Các doanh nghiệp không thuộc quy định ở trên, việc quản lý, sử dụng nhà, đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

Sửa đổi, bổ sung quy định về bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Nghị định số 67/2021/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định về bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Theo quy định mới, Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án và ban hành quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức đấu giá đối với nhà, đất có nguyên giá tài sản trên đất và giá trị quyền sử dụng đất từ 500 tỷ đồng trở lên tính trên một cơ sở nhà, đất thuộc trung ương quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và ý kiến của Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà, đất bán.
 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP bổ sung quy định: Nguyên giá tài sản trên đất và giá trị quyền sử dụng đất để xác định thẩm quyền quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác định tại thời điểm cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp lập báo cáo kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; cụ thể như sau:
Nguyên giá tài sản trên đất: Theo nguyên giá trên sổ kế toán; trường hợp nguyên giá tài sản chưa theo dõi trên sổ kế toán thì căn cứ vào hồ sơ chứng từ mua sắm (hoặc đầu tư) để xác định nguyên giá tài sản theo chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Đối với giá trị quyền sử dụng đất:
Đối với đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng: Xác định theo quy định tại Điều 101 và Điều 102 Nghị định sổ 151/2017/NĐ-CP.
Đối với đất do doanh nghiệp quản lý, sử dụng: Giá trị quyền sử dụng đất được xác định bằng (=) diện tích đất nhân (x) với giá đất theo mục đích sử dụng đất của loại đất đang sử dụng tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định áp dụng tại thời điểm lập báo cáo kê khai, đề xuất phương án bán.
Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong nguyên giá tài sản quy định trên chỉ sử dụng để xác định thẩm quyền quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định, không sử dụng để xác định giá khởi điểm để bán đấu giá, xác định giá bán để bán chỉ định.
Trường hợp bán một phần diện tích nhà, đất của một cơ sở nhà, đất thì nguyên giá để xác định thẩm quyền quyết định bán được xác định tương ứng với phần diện tích nhà, đất đề nghị bán.
Nghị định 67/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/9/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem và tải Nghị định 67/2021/NĐ-CP tại đây:

 

Tệp đính kèm: