Bạn đang ở đây

BH Media xác nhận bản quyền đối với ca khúc Tiến quân ca có đúng pháp luật?

13/11/21 11:26:31 | Lượt xem: 29
Thời gian đọc: 7 Phút
Việc Công ty truyền thông BH Media xác nhận bản quyền đối với tác phẩm Tiến quân ca có đúng các quy định của pháp luật hay không?

Câu hỏi: Kinh chào luật sư. Tôi có nội dung vướng mắc pháp lý, mong luật sư tư vấn cho tôi. Nội dung câu hỏi như sau: Ca khúc Tiến quân ca là Quốc ca của Việt Nam, theo tôi được biết đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc vào năm 2016. Tuy nhiên, thời gian gần đây thì BH Media xác nhận bản quyền với ca khúc này trên nền tảng số.

Vậy, luật sư cho tôi được biết BH Media xác nhận bản quyền đối với ca khúc này có đúng các quy định của pháp  luật hay không?

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách có ý kiến tư vấn như sau:

Thời gian gần đây theo các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh thì BH Media có đưa ra thông báo về việc xác nhận bản quyền đối với ca khúc Tiến quân ca và yêu cầu người nghe ca khúc trả phí khi sử dụng. Việc này đã gây ra bất bình cho rất nhiều người dân Việt Nam và gia đình cố nhạc sỹ Văn Cao.

Về các quy định của pháp luật, thì luật sư có ý kiến như sau:

Căn cứ theo luật sở hữu trí tuệ năm 2006 được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009, 2019 thì BH Media xác nhận bản quyền với ca khúc tiến quân ca hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và thực tiễn. Bởi, những lý do sau đây:

Thứ nhất, theo như chúng ta được biết thì cố nhạc sỹ Văn Cao là người đã đầu tư trí tuệ, công sức, thời gian để sáng tác ra ca khúc Tiến quân ca vào năm 1944 và cố nhạc sỹ đã được Nhà nước ghi nhận và bảo hộ là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm “Tiến quân ca”. Theo quy định tại điều 18 của luật này thì quyền tác giả bao gồm 2 quyền năng nhỏ khác là quyền nhân thân và quyền tài sản.

- Trong đó, quyền nhân nhân bao gồm các quyền sau đây:

+ Quyền đặt tên cho tác phẩm;

+ Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Về nguyên tắc các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển giao cho người khác.

  • Còn về nội dung quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

+ Quyền làm tác phẩm phái sinh;

+ Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Quyền sao chép tác phẩm;

+ Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Các quyền này tác giả có thể thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, chuyển giao cho người khác theo các quy định của Bộ luật dân sự.

Đối với nội dung của quyền chủ sở hữu tác giả thì chủ sở hữu tác phẩm đồng thời có những quyền về tài sản đối với tác phẩm nghệ thuật.

Luật Hồng Bách - Ảnh minh hoạ (Nguồn VTV)

Thứ hai, về thời hạn bảo hộ các quyền này. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả được nhà nước bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả nhạc sỹ Văn Cao qua đời. Theo chúng ta được biết thì nhạc sỹ Văn Cao qua đời vào năm 1995 như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì vào năm 2045 các quyền tác giả đối với tác phẩm Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao mới không được nhà nước bảo hộ, khi đó thì công chúng mới có quyền tự do cắt xén, sửa chữa tác phẩm, cải biên… mà không cần sự đồng ý của cố nhạc sỹ Văn Cao hay một chủ thể nào khác.

Đối với nội dung quyền tài sản thì do được xác định là một loại tài sản “sở hữu trí tuệ” nên các quyền này do nhạc sỹ Văn Cao định đoạt khi còn sống, khi nhạc sỹ Văn Cao qua đời theo các quy định về luật thừa kế thì các quyền tài sản này được coi là di sản thừa kế và để lại cho những người thừa kế của nhạc sỹ tiếp tục chiếm hữu, sử dụng và định đoạt theo các quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo đó, vào năm 2016, thì gia đình cố nhạc sỹ đã cố nhạc sỹ đã có văn bản tặng cho các quyền tài sản của ca khúc tiến quân ca cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam.Theo Website chính thức Cục Bản quyền tác giả, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý bài Tiến quân ca quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền. Như vậy, theo các quy định của luật dân sự thì quyền tài sản đối với ca khúc tiến quân ca là sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Do đó, việc BH Media xác nhận bản quyền đối với ca khúc Tiến quân ca là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và thực tiễn và có thể hành vi này sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tin tức liên quan