Bạn đang ở đây

Bầu cử

Nhờ người khác đi bầu cử được không?

Thời gian đọc: 5 Phút
Căn cứ các quy định tại Bộ luật dân sự thì quyền bầu cử được xác định là các quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và không thể  chuyển giao cho người khác.

Xin chào Luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Nếu nhờ người thân bầu cử giúp thì có được không? Việc nhờ người khác bỏ phiếu có đúng pháp luật hay không? Và việc xử lý với những hành vi ấy thế nào? Mong luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Đối với câu hỏi thứ nhất, việc bầu cử như bạn vừa trình bày có đúng pháp luật không?

Quyền bầu cử là quyền thiêng liêng cao cả của mỗi công dân trong việc xây dựng Bộ máy Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bầu cử không chỉ là quyền mà là nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi công dân trong việc sáng suốt lựa chọn những người đủ đức đủ tài để bầu vào Cơ quan quyền lực của Nhà nước.

Căn cứ các quy định tại Bộ luật dân sự thì quyền bầu cử được xác định là các quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác. Do là các quyền nhân thân nên tại điều 1 của luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồn nhân dân năm 2015 có quy định về nguyên tắc bầu cử phải được thực hiện như sau: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”, ngoài ra tại khoản 2 điều 69 Luật này quy định như sau: “Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri".

Do đó, mọi công dân khi đi bầu cử phải thực hiện đúng các nguyên tắc quy định của pháp luật về bầu cử trong đó có nguyên tắc quy định công dân phải trực tiếp thực hiện các quyền bầu cử mà không thể nhờ, mượn người khác thực hiện hộ, thực hiện thay được. Do các lá phiếu bầu các đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân được thực hiện không đúng theo nguyên tắc trực tiếp nên không được coi là phiếu hợp lệ để lựa chọn các đại biểu, và đồng nghĩa việc bầu cử không đúng theo các quy định được quy định tại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Về việc xử lý đối với hành vi “bầu cử hộ, bầu cử thay” sẽ bị xử lý như sau:

Do bạn cung cấp thông tin chưa rõ về việc người vi phạm thực hiện việc bầu cử hộ cho số lượng cử tri lớn không? Việc bỏ phiếu hộ có được tổ bầu cử biết, ngăn chặn không?...nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác được cho bạn về việc cử tri đã “bầu cử hộ bầu cử thay” sẽ phải chịu những chế tài xử phạt nào. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm các quy định của Luật bầu cử thì pháp luật có những chế tài xử lý phù hợp, người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, hoặc bị xử lý vi phạm theo Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp đặc biệt người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn, giải đáp của Luật sư về vấn đề bạn đang vướng mắc. Nếu có thông tin chưa rõ thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hồng Bách để được tư vấn và giải đáp. Mọi thông tin phản hồi về nội dung tư vấn đề nghị Qúy khách hàng liên hệ qua: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn