Bạn đang ở đây

đơn vị sự nghiệp công lập

Chế độ hoạt động của Hội đồng quản lý trong trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 09/02/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 11/2023/TT-BTC hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính.

Theo nội dung Thông tư 11/2023/TT-BTC , chế độ hoạt động của Hội đồng quản lý trong trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được quy định như sau:

1. Họp Hội đồng quản lý

- Hội đồng quản lý họp ít nhất 03 tháng một lần và họp bất thường khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên Hội đồng quản lý hoặc có đề nghị của Chủ tịch hội đồng quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên hội đồng tham dự.

- Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của Hội đồng quản lý đồng ý. Các cuộc họp phải ghi thành biên bản, có ý kiến và chữ ký của các thành viên dự họp. Trong trường hợp không tổ chức cuộc họp thì phải lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên Hội đồng quản lý để thống nhất quyết nghị. Chủ tịch Hội đồng quản lý ký ban hành nghị quyết, gửi đến các thành viên Hội đồng và cơ quan quản lý cấp trên chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp.

2. Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập đề triển khai công việc của Hội đồng quản lý.

 

3. Về việc ủy quyền điều hành Hội đồng quản lý

- Khi chủ tịch Hội đồng quản lý không thể làm việc trong khoảng thời gian mà quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị đã quy định thì phải có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý đảm nhận thay trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản lý.

- Văn bản ủy quyền phải được thông báo đến các thành viên Hội đồng quản lý, gửi cơ quan quản lý cấp trên và thông báo công khai trong đơn vị. Thời gian ủy quyền không quá 06 (sáu) tháng.

4. Mức thù lao, phụ cấp của các thành viên Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong quy chế chỉ tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Chế độ báo cáo của Hội đồng quản lý:

Định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu, Chủ tịch Hội đồng quản lý báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả và hiệu quả hoạt động của tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.

Thông tư 11/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 31/3/2023.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn:

Xem chi tiết và tải Thông tư 11/2023/TT-BTC tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập gồm những gì?

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 02/08/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Nghị định số 50/2022/NĐ-CP áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;

- Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần;

- Viên chức có chuyên môn, kỹ thuật cao trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

 Nghị định số 50/2022/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

Điều kiện, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

Viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu có đủ các điều kiện sau đây:

- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;

- Có đủ sức khỏe;

- Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.

Trình tự, thủ tục xem xét, kéo dài thời gian công tác:

- Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ định hướng phát triển, tình hình nhân lực của tổ chức và yêu cầu của vị trí việc làm, thông báo chủ trương, nhu cầu kéo dài thời gian công tác;

- Viên chức đáp ứng các điều kiện quy định, có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác, gửi cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý quyết định kéo dài trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 06 tháng;

- Cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý xem xét, đánh giá các điều kiện của viên chức có nguyện vọng được kéo dài thời gian công tác và chủ trương, nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập để xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian công tác, thời gian được kéo dài đối với từng trường hợp viên chức;

- Quyết định kéo dài thời gian công tác của viên chức được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan trước thời điểm nghỉ hưu ít nhất 03 tháng.

Nghị định số 50/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định số 50/2022/NĐ-CP tại đây:

Tệp đính kèm: 

3 hình thức liên kết giữa đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, cá nhân

Thời gian đọc: 5 Phút
Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị...

Kính chào luật sư. Tôi có nội dung vướng mắc pháp lý như sau, mong luật sư tư vấn giải đáp cho tôi. Nội dung sự việc: Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản và do chưa có năng lực để sử dụng nên đơn vị tôi có mong muốn liên kết với đơn vị khác để sử dụng tài sản này tránh gây lãng phí.

Tuy nhiên, Đơn vị tôi chưa hiểu các hình thức hợp tác để mang lại hiểu quả nhất. Vậy luật sư có thể cho chúng tôi biết pháp luật hiện nay quy định thế nào về các hình thức hợp tác. Trân trọng cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: NGhị Định 151/2017/ NĐ-CP

Theo bạn trình bày do đơn vị của bạn là đơn vị sự nghiệp công lập nên căn cứ theo quy định của Luật quản lý tài sản công thì các tài sản của đơn vị bạn đang công tác được xác định là tài sản công. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 điều 3 Tài sản công được hiểu như sau:

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

3 hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

Việc quản lý, khai thác, tài sản tại đơn vị của bạn phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan. Theo bạn trình bày đơn vị của bạn có mong muốn liên kết với một đơn vị khác để khai thác tài sản của đơn vị bạn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, nhằm tránh gây thất thoát, lãng phí các tài sản của nhà nước. Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật thì đơn vị của bạn có thể thực hiện việc liên kết dưới các hình thức sau đây. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có các hình tức liên kết sau đây:

1)    Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên sử dụng tài sản của mình để thực hiện liên doanh, liên kết và tự quản lý, sử dụng tài sản của mình, tự bảo đảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia kết quả từ hoạt động liên doanh, liên kết theo hợp đồng;

2)    Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng kiểm soát việc quản lý, sử dụng;

3)    Hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; pháp nhân mới có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng liên doanh, liên kết.

Để đưa ra hình thức liên kết phù hợp với các bên thì đơn vị của bạn cần căn cứ vào yêu cầu, điều kiện khả năng của mỗi bên để đưa ra hình thức liên kết phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn