Bạn đang ở đây

Tự ý mua bán ngoại tệ, coi chừng đi tù

06/10/22 16:54:16 | Lượt xem: 10893
Thời gian đọc: 10 Phút
Người dân có được tự do thu mua ngoại tệ? Các quy định của pháp luật liên quan về hoạt động thu mua ngoại tệ

Thưa luật sư, thời gian gần đây, tôi thấy tỉ giá giữa đồng tiền Việt Nam so với tiền của một số quốc gia trên thế giới có sự biến động manh, do có nguồn vốn nên tôi muốn thực hiện việc đổi tiền để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, tôi chưa nắm bắt được các vấn đề pháp lý liên quan đến việc này, Luật sư cho tôi hỏi pháp luật luật hiện nay quy định về vấn đề này như thế nào? Xin cảm ơn luật sư

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN thì hoạt động thu mua ngoại tệ là một trong những ngành nghề kinh doanh của tổ chức tín dụng và chỉ có tổ chức tín dụng mới được phép thu mua ngoại tệ. Các cá nhân, tổ chức khác thực hiện hành vi thu, mua ngoại tệ đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Căn cứ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, nhân thân của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người thực hiện hành vi thu mua ngoại tệ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính

Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

i) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

g) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

h) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, các điểm h, i, k khoản 3, điểm h khoản 4, các điểm e, g, h khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đại lý đối ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ khoản 4 Điều này (đối với nội dung không thực hiện việc điều chỉnh giấy phép);

d) Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn 01 đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm o khoản 4 Điều này;

đ) Đình chỉ hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 5, điểm c khoản 6 Điều này.

Hoạt động thu mua ngoại tệ là một trong những ngành nghề kinh doanh của tổ chức tín dụng và chỉ có tổ chức tín dụng mới được phép thu mua ngoại tệ. Ảnh:Internet

Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.

2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tin tức liên quan