Bạn đang ở đây

nhiệm vụ quyền hạn của cảnh sát giao thông

Chửi bới, lăng mạ Cảnh giao thông khi bị kiểm tra có thể bị đi tù.

Thời gian đọc: 7 Phút
Pháp luật quy định thế nào về người thi hành công vụ? Lăng mạ, chửi bới cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ có thể bị đi tù không?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp, khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra đo nồng độ cồn hay kiểm tra hành chính thì nhiều người dân đã tỏ thái độ bức xúc, nhiều người còn có hành vi chửi bới gây cản trờ người thi hành công vụ. Đối với những hành vi trên, thì sẽ bị  xử lý như thế nào?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau

Thứ nhất, thế nào là người thi hành công vụ?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, thì Người thi hành công vụ được hiểu là: cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Ngoài ra, theo quy định khoản 2 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 thì: Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.

Như vậy, từ các quy định trên thì cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn được coi là người thi hành công vụ. Các hành vi chửi bới, lăng mạ lực lượng chức năng của người dân được coi là hành vi gây rối, vi phạm pháp luật. 

Tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi thì người có hành vi chửi bới, lăng mạ người thi hành công vụ nói chung và Cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ nói riêng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa: VTV.vn

Thứ hai, hành vi chửi bới, lăng mạ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ bị xử lý như thế nào?

Tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi thì người có hành vi chửi bới, lăng mạ người thi hành công vụ nói chung và Cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ nói riêng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Xử lý vi phạm hành chính

Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ vào Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì: 

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

 

Lái xe không có vi phạm, Cảnh sát giao thông có được quyền yêu cầu dừng xe

Thời gian đọc: 5 Phút
Căn cứ nào để cảnh sát giao thông yêu cầu dừng phương tiện tham gia giao thông? Khi người tham gia giao thông không có lỗi nhưng bị dừng xe thì có phải Cảnh sát giao thông đang làm sai ?

Thưa luật sư. Xin luật sư cho tôi được hỏi: CSGT khi làm nhiệm vụ có được dừng xe để kiểm tra hành chính khi chưa phát hiện ra lỗi vi phạm của người lái xe?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Theo Thông tư 65/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, thì việc dừng các phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm soát được thực hiện như sau:

Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát

1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Theo quy định của pháp luật, trong 1 số trường hợp Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm soát khi không có vi phạm. Ảnh minh họa: Internet

Như vậy, có 03 trường hợp mặc dù không phát hiện vi phạm nhưng cảnh sát giao thông vẫn được quyền dừng phương tiện để kiểm tra theo quy định Điểm b, c, d Điều 16 theo Thông tư 65/2020/TT-BCA, cụ thể:

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện lỗi cảnh sát giao thông phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn