Bạn đang ở đây

kiến nghị

Đơn khiếu nại trong CAND đủ điều kiện xử lý cần đáp ứng yêu cầu gì?

Thời gian đọc: 3 Phút
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 19/2022/TT-BCA ngày 29/4/2022 quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân.

Thông tư 19/2022/TT-BCA áp dụng đối với:

- Các cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an (sau đây gọi chung là Công an đơn vị, địa phương).

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên, công nhân Công an, lao động hợp đồng (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an).

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh.
Theo nội dung Thông tư 19/2022/TT-BCA, đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân đủ điều kiện xử lý phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hình thức đơn:

+ Đơn được viết bằng tiếng Việt; ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn. 

+Trường hợp đơn viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng;

- Nội dung đơn: 

+ Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; nội dung, lý do khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; yêu cầu của người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh;

- Các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, phản ánh (nếu có).

Thông tư 19/2022/TT-BCA ngày 29/4/2022 quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân.

Ngoài ra Thông tư 19/2022/TT-BCA cũng quy định rõ đơn không đủ điều kiện xử lý bao gồm:

- Đơn không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;

- Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết mà cơ quan, đơn vị tiếp nhận đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết;

- Đơn trùng nội dung đã chuyển đơn hoặc đã được hướng dẫn theo quy định;

- Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được.

Thông tư 19/2022/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2022 và thay thế Thông tư 68/2013/TT-BCA ngày 26/12/2013.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 19/2022/TT-BCA tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Quy trình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an Nhân dân

Thời gian đọc: 5 Phút
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công An ban hành Thông tư 98/2021/TT-BCA ngày 20/10/2021 quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an Nhân dân.

1. Đối tượng áp dụng

- Cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm tiếp công dân trong Công an nhân dân.

- Người đến địa điểm tiếp công dân của cơ quan Công an để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân trong Công an nhân dân.


2. Theo Thông tư 98/2021/TT-BCA, quy trình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi là khiếu nại, tố cáo) như sau:

2.1 Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định, trừ các trường tại Điều 9 Luật Tiếp công dân; yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân (nếu có); nếu là người được ủy quyền, người đại diện theo pháp luật phải có giấy tờ hợp pháp theo quy định.

2.2 Giải thích quyền, nghĩa vụ của công dân khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và đề nghị công dân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cho cơ quan Công an theo đúng quy định của pháp luật.

2.3 Trường hợp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn viết đơn. Trường hợp công dân không thể tự viết đơn thì cán bộ tiếp công dân ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì cán bộ tiếp công dân đề nghị công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh.

2.4 Trường hợp nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhau thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn riêng gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

2.5 Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cùng cấp thì cán bộ tiếp công dân tiếp nhận đơn và các thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

2.6 Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cùng cấp thì cán bộ tiếp công dân hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật (trừ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố).

2.7 Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cấp dưới trực tiếp, nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì cán bộ tiếp công dân tiếp nhận đơn, báo cáo Thủ trưởng cùng cấp giải quyết hoặc đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

2.8 Khi tiếp nhận đơn và thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, cán bộ tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin, tài liệu, chứng cứ và phải lập giấy biên nhận về việc tiếp nhận, có chữ ký của cán bộ tiếp nhận. Giấy biên nhận được lập thành hai bản, giao cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giữ một bản.

2.9 Sau khi tiếp nhận đơn và những thông tin, tài liệu, chứng cứ do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp, cán bộ tiếp công dân phải ghi vào sổ tiếp công dân hoặc cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính.

Thông tư 98/2021/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 03/12/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4 số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 98/2021/TT-BCA tại đây:
 

Tệp đính kèm: