Bạn đang ở đây

cổ phiếu

Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng

Thời gian đọc: 6 Phút
Các điều kiện để được chào bán trái phiếu ra công chúng với từng nhóm tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thưa luật sư pháp luật hiện nay quy định như thế nào về điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng? Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì trái phiếu được hiểu là: Loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Tại Khoản 3 điều 15 Luật Chứng khoán 2019 việc doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;

c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;

d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

đ) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

e) Đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;

g) Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;

h) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

 Doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại Điều 15 Luật chứng khoán 2019.Ảnh: Internet 

Nội dung về điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 19 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP. Theo đó, các điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng được pháp luật quy định như sau:

2. Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:

a) Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc

b) Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP thì tổ chức tài chính quốc tế muốn bán trái phiếu bằng đồng Việt Nam ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Tổ chức phát hành là tổ chức tài chính quốc tế quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trái phiếu chào bán là trái phiếu có kỳ hạn không dưới 10 năm.

3. Có phương án phát hành và phương án sử dụng toàn bộ số tiền huy động được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng cho các dự án tại Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

4. Tổng số tiền huy động từ đợt chào bán tại Việt Nam không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư của dự án.

5. Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.

6. Có cam kết thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Công ty cổ phần được niêm yết trên sàn chứng khoán khi nào?

Thời gian đọc: 6 Phút
Sở giao dịch chứng khoán và các công ty con là đơn vị có chức năng tổ chức các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán, cung cấp các thông tin về thị trường chứng khoán. Hay nói cách khác, Sở giao dịch chứng khoán và các công ty con là “sàn giao dịch chứng khoán”.

Kính chào luật sư, doanh nghiệp tôi là loại hình Công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 nên hoạt động thu hút vốn của Công ty có giảm, Tôi nghe mọi người bảo nên niêm yết trên sàn chứng khoán để dễ huy động vốn.

Vậy, luật sư cho tôi hỏi điều kiện để doanh nghiệp lên sàn chứng khoán hiện nay pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Trước hết cần hiểu khái niệm chứng khoán và “sàn chứng khoán” là gì?                                                                                                             

Theo quy định tại Khoản 1 điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì khái niệm chứng khoán được hiểu như sau:

1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

c) Chứng khoán phái sinh;

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

“Sàn chứng khoán” là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 42 Luật chứng khoán thì khái niệm “sàn chứng khoán” được hiểu như sau:

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty cổ phần;

Chứng khoán của các doanh nghiệp khác chưa đủ điều kiện niêm yết; chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ. 

Như vậy, theo quy định này, Sở giao dịch chứng khoán và các công ty con là đơn vị có chức năng tổ chức các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán, cung cấp các thông tin về thị trường chứng khoán. Hay nói cách khác, Sở giao dịch chứng khoán và các công ty con là “sàn giao dịch chứng khoán”.

Tại Việt Nam hiện nay có 02 sàn chứng khoán lớn là: 

+ Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX);

+ Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

Luật Hồng Bách - Ảnh minh họa (Nguồn Internest)
 

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 điều 42 Luật chứng khoán thì sàn chứng khoán và công ty con được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán đủ điều kiện niêm yết. Theo quy định tại khoản 24 điều 4 Luật chứng khoán 2019 thì khái niệm niêm yết chứng khoán được hiểu như sau:

Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết. Như vậy, một doanh nghiệp muốn đưa tài sản của mình tham gia thị trường chứng khoán phải đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Cụ thể, về các điều kiện để doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán như sau:

Theo quy định tại khoản 1 điều 15 Luật Chứng khoán 2019 để Công ty cổ phần được chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng những điều kiện sau đây:

+ Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

+ Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

+ Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

+ Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

+ Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

+ Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

+ Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

+ Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

+ Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn