Bạn đang ở đây

Cá nhân muốn mua bản quyền của bài hát Tiến quân ca

24/08/21 15:03:34 | Lượt xem: 148
Thời gian đọc: 6 Phút
Bà Nghiêm Thúy Băng, với tư cách người đại diện gia đình, đang hưởng quyền thừa kế đã trân trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công chúng tác phẩm Tiến quân ca được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay.

Chào luật sư, tôi có vướng mắc pháp lý này mong luật sư tư vấn, giải đáp cho tôi. Nội dung câu hỏi như sau: Tôi muốn mua bản quyền của bài hát Tiến quân ca thì có được không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?  Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với nội dung bạn đang vướng mắc Luật sư có quan điểm tư vấn như sau:


1.Văn bản pháp luật;
Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ;
Bộ luật dân sự 2005;
Bộ luật dân sự 2015;

2. Nội dung tư vấn.

Lời bài hát Tiến quân ca được cố nhạc sỹ Văn Cao (1923 -1995) sáng tác vào năm 1944 và đã được sử dụng làm Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976.

Trước đó, bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Công hòa từ năm 1945 đến năm 1976.

Căn cứ theo các quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm Tiến quân ca được coi là tác phẩm hình thành trong lĩnh vực văn học nghệ thuật – tác phẩm âm nhạc.

Theo đó, thì nhà nước xác lập quyền bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm này trong đó có quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu tác giả theo cơ chế tự động từ lúc tác phẩm được hình thành mà không phụ thuộc vào việc tác tác giả có đăng ký bản quyền đối với tác phẩm Tiến quân ca hay không?

Khi tác phẩm đã được bảo hộ thì nghiêm cấm mọi cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm các quyền đã được nhà nước bảo hộ như thực hiện hành vi cắt xén, sửa chữa xuyên tạc tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh…và mọi người khi sử dụng tác phẩm vào mục đích thương mại thì phải trả tiền nhuận bút cho tác giả.

ẢNh minh họa. (Nguồn: VOV.VN)

Trong khi đó thời hạn nhà nước xác lập cơ chế bảo hộ quyền nhân thân đối với tác phẩm văn học nghệ thuật được quy định như sau: Tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết, sau thời hạn này thì mọi người mới được quyền sử dụng tác phẩm mà không cần sự đồng ý của tác giả; Như vậy, nhạc sỹ Văn Cao mất từ năm 1995, do đó thời hạn bảo hộ tác phẩm được được kéo dài đến năm 2045 mới chấm dứt và đương nhiên sau thời điểm đó thì mọi người có quyền được sử dụng tác phẩm mà không cần sự đồng ý của tác giả. Tuy nhiên, do cố nhạc sỹ đã mất nên các quyền tác giả và quyền chủ sở hữu quyền tác giả vẫn đang trong thời hạn bảo hộ nên sẽ thuộc về những người thừa kế của cố nhạc sỹ Văn Cao, bao gồm người vợ và các con của của cố nhạc sỹ trực tiếp kế thừa tác giả quản lý, sử dụng.

Ngày 21 tháng 6 năm 2010, Cục Bản quyền tác giả nhận được thư ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bà Nghiêm Thúy Băng, với tư cách người đại diện gia đình, đang hưởng quyền thừa kế đã trân trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công chúng tác phẩm Tiến quân ca được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay.

Sau đó, ngày 15 tháng 7 năm 2016, gia đình của nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho "nhân dân và Tổ quốc Việt Nam". Lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội. Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà vợ góa của nhạc sĩ Nghiêm Thúy Bằng để ghi nhận những nỗ lực của bà trong việc bảo tồn các tác phẩm của nhà soạn nhạc.Theo Website chính thức Cục Bản quyền tác giả, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý bài Tiến quân ca quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền

Như vậy, các quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu quyền tác giả của bài hát Tiến quân ca đã chính thức thuộc sở hữu của Nhà nước và bạn không thể tiến hành mua bán đối với các tài sản đã xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Trên đây là những nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu cần tư vấn giải đáp cụ thể, bạn phản hồi lại cho chúng tôi để được giải đáp.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Email: info@hongbach.vn

Tin tức liên quan