Bạn đang ở đây

Vụ cưỡng chế tại Hải Phòng: Các bị can tại ngoại đã trình diện Cơ quan Điều tra

15/07/21 16:04:00 | Lượt xem: 5
Thời gian đọc: 5 Phút
Sáng ngày 2/2/2012, bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu (tức Hiền) là hai bị can được tại ngoại đã trình diện tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Hải Phòng, theo lời tư vấn trước đó của luật sư Công ty luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự.

Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Tại buổi làm việc ngày 1/2/2012, giữa điều tra viên và các luật sư thuộc Công ty luật Hợp danh Hồng Bách và Cộng sự thì các điều tra viên đã nói rằng đã có giấy triệu tập lần 2 nhưng chưa thấy bà Nguyễn Thị Thương (vợ bị can Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền) vợ bị can Quý đã không lên làm việc với điều tra viên. Tuy nhiên, thực tế hai bà không hề nhận được giấy triệu tập.

Ngôi nhà tạm của gia đình ông Vươn
Ngôi nhà tạm của gia đình ông Vươn

Ngay sau buổi làm việc thì luật sư đã gặp bà Thương và bà Hiền trao đổi về việc này và đề nghị các chị lên gặp điều tra viên để làm rõ về việc này. Sáng ngày 2/2/2012, bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu (tức Hiền) là hai bị can được tại ngoại đã trình diện tại Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Hải Phòng, theo lời tư vấn trước đó của luật sư Công ty luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự. Bởi lẽ, việc trình diện sẽ cho thấy hai bị can vẫn có ý thức chấp hành tốt quy định pháp luật và giữ được tinh thần tỉnh táo trong mối quan hệ làm việc với cơ quan điều tra.

Việc trình diện cũng cho thấy, bản chất ngay thẳng, dũng cảm không run sợ của hai người đàn bà, đặc biệt đã có sự bảo trợ pháp lý của luật sư. Cùng trong buổi sáng cơ quan điều tra đã làm việc với nội dung: Bàn giao thông báo bắt người tạm giam đối với hai bị can Đoàn Văn Vươn, Đoàn  Văn Quý là chồng của bà Thương, bà Báu.

Về vấn đề này, Luật sư thấy rằng: Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Điều 85.Thông báo về việc bắt Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay”.

Việc bắt giam Đoàn Văn Vươn từ ngày 6/1/2012 tới nay mới thông báo cho gia đình theo luật sư Nguyễn Hồng Bách là chậm và việc làm này không có nhiều ý nghĩa đối với gia đình bị can, chỉ có ý nghĩa giúp cho Cơ quan Điều tra hoàn tất thủ tục tố tụng. Buổi làm việc kết thúc trong buổi sáng.

Đến chiều ngày 2/2/2012 chị Thương, chị Báu nhận được điện thoại từ điều tra viên yêu cầu sáng mai (ngày 3/2/2012) tiếp tục làm việc. Như vậy là việc triệu tập bị can tại ngoại không thực hiện bằng giấy triệu tập mà gọi điện thoại. Chiều ngày 2/2, hai bà Thương và Báu đã trao đổi với luật sư Nguyễn Hồng Bách và luật sư Bách tư vấn cho bà Thương, bà Báu vẫn nên hợp tác và có mặt đúng giờ để làm việc theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Đồng thời, điều tra viên cũng tiện thể nhờ bà Thương, bà Hiền nhắn hộ hai bà là bà Thao (vợ bị can Sịnh) và bà Tươi (vợ bị can Vệ) sáng ngày 3/2 lên để làm việc với Điều tra viên.

Cũng theo thông tin từ Luật sư Nguyễn Hồng Bách thì các luật sư đang đợi Cơ quan Điều tra Công an TP. Hải Phòng trả lời về việc cấp giấy chứng nhận cho các luật sư bào chữa cho các bị can. Trước đó ngày 01/2/2012 Cơ quan Điều tra đã nhận hồ sơ và theo luật định thì trong thời hạn 03 ngày cơ quan điều tra phải cấp hoặc nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời cho các luật sư vì lý do gì mà không cấp.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Phòng 403 tầng, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

 

Tin tức liên quan