Bạn đang ở đây

Tổng quan về chế độ bảo hiểm thai sản mới nhất

22/02/22 09:37:04 | Lượt xem: 309
Thời gian đọc: 7 Phút
Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động.

Bảo hiểm thai sản là chế độ thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội bắt buộc, song hành cùng các chế độ như ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,... Ngoài chức năng đảm bảo thu nhập cho người lao động, chế độ thai sản còn góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em. Vậy chế độ bảo hiểm thai sản có những quy định nào?

1. Khái niệm và ý nghĩa của chế độ bảo hiểm thai sản

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

Ý nghĩa đặc biệt của chế độ bảo hiểm thai sản:

- Tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ và thực hiện công tác xã hội.

- Tạo điều kiện cho lao động nam thực hiện nghĩa vụ khi có vợ sinh con.

- Đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời gian hưởng thai sản.

- Đảm bảo sức khỏe cho người lao động và quyền được chăm sóc của trẻ sơ sinh.

2. Đối tượng nào được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản gồm:

- Lao động nữ mang thai;

- Lao động nữ sinh con;

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ mang thai hộ;

- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

- Lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai như đặt vòng tránh thai, triệt sản.

Tuy nhiên, để được hưởng thai sản, các đối tượng này cần phải đảm bảo điều kiện:

Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, người mẹ mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải có thời gian đóng BHXH tối thiểu 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà không đảm bảo sức khỏe, phải nghỉ việc dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì cần phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trước khi sinh.

3. Thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định

Quy định về thời gian nghỉ chế độ thai sản được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ chế độ bảo hiểm như sau:

a) Thời gian nghỉ khám thai

-  Lao động nữ được nghỉ việc để khám thai 05 lần, mỗi lần được nghỉ 01 ngày.

- Trường hợp người lao động ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý, có vấn đề về thai nhi thì mỗi lần khám thai được nghỉ 02 ngày.

- Thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc không kể ngày lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần của đơn vị.

b) Thời gian nghỉ thai sản khi lao động bị sảy thai, nạo, hút thai, lưu hoặc phá thai bệnh lý

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp này tuân theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh và được quy định tối đa:

- 10 ngày đối với trường hợp thai dưới 05 tuần tuổi.

- 20 ngày đối với trường hợp thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

c) Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Đối với lao động nữ:

Thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con tối đa là 6 tháng, trong đó nghỉ trước sinh không quá 02 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, cứ thêm mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Đối với lao động nam:

- Trường hợp thông thường, lao động nam đóng BHXH được nghỉ 05 ngày khi có vợ sinh con.

- Trường hợp vợ sinh con phẫu thuật, thời gian nghỉ là 07 ngày.

- Trường hợp sinh đôi: Nghỉ 10 ngày.

- Trường hợp sinh ba trở lên, cứ thêm mỗi con thì lao động nam được nghỉ thêm 03 ngày.

- Nếu vợ sinh đôi và phải phẫu thuật, lao động nam được nghỉ 14 ngày làm việc.

d) Thời gian nghỉ chế độ khi nhận nuôi con nuôi

e) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

f) Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

g) Lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai sẽ được nghỉ như sau:

- 7 ngày đối với trường hợp đặt vòng tránh thai.

- 15 ngày đối với trường hợp triệt sản.

4. Mức hưởng chế độ thai sản

Trợ cấp một lần khi sinh con

Căn cứ theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản:

Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 lần mức lương cơ sở.

Mức tiền hưởng thai sản sẽ được chia thành trợ cấp một lần và tiền thai sản.

Mức tiền hưởng thai sản sẽ được chia thành trợ cấp một lần và tiền thai sản.

Tiền chế độ thai sản

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

Mức hưởng thai sản của nam giới:

Trợ cấp một lần đối với lao động nam đóng BHXH và có vợ sinh con sẽ tính bằng 2 lần lương cơ sở.

Tiền thai sản của chồng sẽ được tính như sau:

Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24 x số ngày nghỉ.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tin tức liên quan