Bạn đang ở đây

lập doanh nghiệp

3 hình thức liên kết giữa đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, cá nhân

Thời gian đọc: 5 Phút
Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị...

Kính chào luật sư. Tôi có nội dung vướng mắc pháp lý như sau, mong luật sư tư vấn giải đáp cho tôi. Nội dung sự việc: Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp công lập có tài sản và do chưa có năng lực để sử dụng nên đơn vị tôi có mong muốn liên kết với đơn vị khác để sử dụng tài sản này tránh gây lãng phí.

Tuy nhiên, Đơn vị tôi chưa hiểu các hình thức hợp tác để mang lại hiểu quả nhất. Vậy luật sư có thể cho chúng tôi biết pháp luật hiện nay quy định thế nào về các hình thức hợp tác. Trân trọng cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý: NGhị Định 151/2017/ NĐ-CP

Theo bạn trình bày do đơn vị của bạn là đơn vị sự nghiệp công lập nên căn cứ theo quy định của Luật quản lý tài sản công thì các tài sản của đơn vị bạn đang công tác được xác định là tài sản công. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 điều 3 Tài sản công được hiểu như sau:

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

3 hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập. (Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

Việc quản lý, khai thác, tài sản tại đơn vị của bạn phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan. Theo bạn trình bày đơn vị của bạn có mong muốn liên kết với một đơn vị khác để khai thác tài sản của đơn vị bạn nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, nhằm tránh gây thất thoát, lãng phí các tài sản của nhà nước. Hiện nay, căn cứ theo quy định của pháp luật thì đơn vị của bạn có thể thực hiện việc liên kết dưới các hình thức sau đây. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4 điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có các hình tức liên kết sau đây:

1)    Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên sử dụng tài sản của mình để thực hiện liên doanh, liên kết và tự quản lý, sử dụng tài sản của mình, tự bảo đảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia kết quả từ hoạt động liên doanh, liên kết theo hợp đồng;

2)    Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng kiểm soát việc quản lý, sử dụng;

3)    Hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; pháp nhân mới có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng liên doanh, liên kết.

Để đưa ra hình thức liên kết phù hợp với các bên thì đơn vị của bạn cần căn cứ vào yêu cầu, điều kiện khả năng của mỗi bên để đưa ra hình thức liên kết phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn