Bạn đang ở đây

Đòi giữ bằng, chứng chỉ gốc của người lao động, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 25 triệu đồng

04/01/22 10:08:45 | Lượt xem: 23
Thời gian đọc: 6 Phút
Bằng cấp, chứng chỉ là một trong các loại giấy tờ nhân thân thuộc quyền sở hữu của cá nhân, được pháp luật bảo vệ.

Bạn Thùy Trang ở Hà Nội hỏi: Tôi mới được nhận vào công ty. Công ty yêu cầu trước khi vào làm tôi phải nộp bằng đại học và tất cả các chứng chỉ gốc của tôi cho công ty, công ty sẽ giữ bằng của tôi trong vòng 3 năm sau đó mới trả lại. Đây là lần đầu tiên tôi thấy có công ty yêu cầu như vậy. Thưa luật sư, việc công ty yêu cầu tôi như vậy thì có đúng không, pháp luật có quy định nào về việc này không?

Luật Hồng Bách xin cảm ơn sự quan tâm của Qúy khách hàng đã tin tưởng và sử dụng các dịch vụ pháp lý do Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự cung cấp. Với nội dung câu hỏi của bạn Hongbach.vn có quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý 

- Luật lao động 2019

- Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Bằng cấp, chứng chỉ là một trong các loại giấy tờ nhân thân thuộc quyền sở hữu của cá nhân và được pháp luật bảo vệ

Hiện nay, nhiều công ty yêu cầu người lao động trước khi được vào làm việc phải nộp chứng chỉ bằng cấp gốc của mình cho công ty, công ty sẽ giữ bằng của người lao động trong vòng 1 năm, 2 năm,.. nhằm mục đích giữ chân người lao động, không để cho người lao động trong công ty chuyển việc gây xáo trộn trong nhân sự, mất thời gian tuyển dụng và đào tạo. 

Đòi giữ bằng, chứng chỉ gốc của người lao động, doanh nghiệp có thể bị phạt đến 25 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Nhiều người lao động sau khi nộp chứng chỉ bằng cấp gốc đã gặp nhiều các rắc rối như không thể rời khỏi công ty, phải lệ thuộc và buộc phải thực hiện các công việc theo yêu cầu của công ty nếu như muốn lại được giấy tờ. 

Điều 17 Luật lao động 2019 quy định về Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

Điều 165 Luật lao động 2019 quy định về Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.

3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.

Theo các quy định trên, hành vi người sử dụng lao động Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động là trái với quy định của pháp luật. Người sử dung lao động Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:

Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, đơn vị người sử dụng lao động không được phép giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, nếu thực hiện sẽ bị phạt tiền trong mức từ 20 triệu đến 25 triệu đồng đồng thời phải thực hiên biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tin tức liên quan