Bạn đang ở đây

Chia di sản khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế

15/07/21 16:04:00 | Lượt xem: 5
Thời gian đọc: 5 mins
Hiện nay, tôi đã chuyển về quê làm việc nên muốn em trai tôi chia cho tôi 1 phần nhà đất trên, để làm nơi sinh sống nhưng em trai tôi không đồng ý. Do đó, tôi đã làm đơn lên UBND xã đề nghị UBND xã buộc em tôi phải chia đất cho tôi. Tại các cuộc họp hòa giải của UBND xã, hai anh em tôi đều thừa nhận hai anh em tôi là đồng thừa kế đối với nhà đất do bố mẹ tôi để lại và nhà đất đó cũng chưa được chia cho tôi dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, em trai tôi vẫn không chấp nhận chia đất cho tôi. Xin cho hỏi pháp luật quy định như thế nào về trường hợp của tôi? (Nguyễn Khắc Hạnh- Lai Châu)   Luật sư Nguyễn Hồng Bách trả lời:   Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản thừa kế của bố mẹ bạn là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm bố mẹ bạn chết (năm1997). Do đó đến nay, thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản thừa kế của bố mẹ bạn đã hết. Bạn không còn quyền khởi kiện yêu cầu em trai bạn phải chia thừa kế đối với nhà đất trên cho bạn nữa. Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có quy định: Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: - Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. - Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. - Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. - Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản. Căn cứ vào quy định trên, do hai anh em bạn đã cùng thừa nhận hai anh em bạn là các đồng thừa kế và di sản là nhà đất trên chưa được chia, nên nhà đất trên sẽ được coi là tài sản chung của hai anh em bạn. Do đó, nếu hai anh em bạn không tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia nhà đất đó, thì bạn có quyền khởi kiện ra Toà án, đề nghị Toà án buộc em trai bạn phải chia nhà đất trên cho bạn theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.   Nguồn: Báo Dân Trí   Văn phòng Luật sư Hồng Bách và Cộng sự. Số 6 - Đường Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.  Điện thoại: 84.4. 37868574                Fax: 84.4. 37868575.  Website: www.hongbach.vn    

Tin tức liên quan