Bạn đang ở đây

đăng ký bảo hộ

Văn bằng bảo hộ đối với cây trồng hết hiệu lực khi nào?

Thời gian đọc: 6 Phút
Quyền đối với giống cây trồng được hiểu như thế nào? Pháp luật Việt Nam quy định thế nào về thời hạn của văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng?

Thưa luật sư hiện nay những tổ chức, cá nhân nào có quyền đăng ký quyền đối với giống cây trồng. Bằng bảo hộ giống cây trồng chấm dứt khi nào? Rất mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. 


Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

1. Khái niệm về giống cây trồng, Quyền đối với giống cây trồng.

Theo khoản 24 điều 4 Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH ngày 25/6/2019 thì giống cây trồng được hiểu như sau: 
"Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Theo quy định tại khoản 5 điều 4 Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH thì Quyền đối với giống cây trồng được hiểu như sau:
"Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu".

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng.

2. Các cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký quyền bảo hộ đối với giống cây trồng

Để được nhà nước ghi nhận tổ chức, cá nhân có quyền đối với giống cây trồng thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện đăng ký quyền đối với giống cây trồng. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng (sau đây gọi là người đăng ký) bao gồm:

a) Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

c) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

3. Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản này.

Để được nhà nước ghi nhận tổ chức, cá nhân có quyền đối với giống cây trồng thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện đăng ký quyền đối với giống cây trồng. Ảnh minh họa: Internet.

3. Các trường hợp chấm dứt Văn bằng bảo hộ

Theo quy định tại điều 171 luật sở hữu trí tuệ 2006 được sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 thì Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

"1. Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng do người không có quyền đăng ký đứng tên, trừ trường hợp quyền đối với giống cây trồng được chuyển lại cho người có quyền đăng ký;

b) Giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng các điều kiện về tính mới hoặc tính khác biệt tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng;

c) Giống cây trồng không đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất hoặc tính ổn định trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký thực hiện.

2. Trong thời hạn hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng, mọi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.

Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ra thông báo từ chối hủy bỏ hoặc ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng.

3. Trong trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng bị hủy bỏ, mọi giao dịch phát sinh trên cơ sở giống cây trồng được cấp Bằng bảo hộ đó bị vô hiệu. Việc xử lý giao dịch vô hiệu thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự."

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn