Bạn đang ở đây

tiêm vắc-xin

Từ chối tiêm tiêm vắc xin Covid – 19 có bị xử phạt không?

Thời gian đọc: 4 Phút
Đối với người đang sinh sống và làm việc hoặc có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng dịch bắt buộc phải tiêm vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng bệnh cho bản thân cũng như cộng đồng để tránh việc lây lan vùng dịch, dập tắt dịch bệnh một cách nhanh nhất.


Thưa luật sư tôi có vấn đề thắc mắc như sau mong luật sự giải thích giúp tôi. Việc từ chối tiêm vắc xin Covid – 19 có bị xử phạt không?
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn trả lời.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Hồng Bách. Đối với câu hỏi của bạn về vấn đề từ chối việc tiêm vắc xin Covid – 19 sẽ như thế nào? Có bị xử phạt hay không? Chúng tôi tư vấn đưa ra quan điểm và có những nhận định như sau:
Theo Bộ Y tế, việc tiêm vắc xin Covid-19 sẽ giúp người dân, cộng đồng và xã hội phòng tránh được sự lây lan của vi rút SARS-CoV-2 cũng như nguy cơ tử vong khi bị lây nhiễm bệnh.

Hà Nội đang thực hiện kế hoạch xét nghiệm sáng lọc trong cộng đồng, tiêm vắc - xin diện rộng
Người dân vùng bị phong tỏa thường xuyên được xét nghiệm theo đúng thời gian quy định

Tuy nhiên trên thực tế, có một số người từ chối việc tiêm vắc xin do chứng sợ tiêm hoặc lo ngại về các vấn đề tác dụng phụ của thuốc.
Về việc quy định về tiêm vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc được quy định rất rõ dàng theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 tại khoản 1 điều 29. như sau:
“1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh”.
Vậy đối với người đang sinh sống và làm việc hoặc có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng dịch bắt buộc phải tiêm vắc xin, sinh phẩm y tế để phòng bệnh cho bản thân cũng như cộng đồng để tránh việc lây lan vùng dịch, dập tắt dịch bệnh một cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó cũng có những bất cập hiện này, việc sản xuất vắc xin chúng ta vấn đang tiến hành và có nhiều sự khó khăn. Vắc xin hiện nay chúng ta vẫn đang nhập về có rất nhiều chủng loại từ các nước khác nhau như Mỹ, Anh, Trung Quốc...
 Tuy nhiên, theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế, Covid-19 không nằm trong danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin bắt buộc. Điều 2 Thông tư 38 yêu cầu tiêm chủng đối với 8 loại bệnh truyền nhiễm: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, tả, sởi, viêm não Nhật Bản B và bệnh dại.
Vì vậy việc không tiêm vắc xin Covid – 19 hoàn toàn chưa có một chế tài hay quy định nào về việc có đưa Covid – 19 vào danh sách dịch bệnh bắt buộc phải tiêm vắc xin hay không.

Liên quan đến vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, hiện có quy định bắt buộ̂c mộ̂t số tình huống. Tùy tình hình thực tiễn và yêu cầu chống dịch, cơ quan có thẩm quyền ban hành thì mới bắt buộc và khi đó mới xử phạt.
Theo nhiều chuyên gia y tế, Việt Nam cần bao phủ vắc xin Covid-19 đến 70% dân số, để có miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch, cuộc sống mới có thể trở lại bình thường. Do đó, tiêm vắc xin là quyền lợi và nghĩa vụ. Vắc xin được cấp phép an toàn, hiệu quả. Ngay cả khi không đảm bảo 100% người đã tiêm có kháng thể, nhưng tất cả những người tiêm đều giảm được tình trạng nặng, giảm nguy cơ tử vong nếu nhiễm vi rút SARS-CoV-2.
Chuyên viên: Nguyễn Tuấn Thành

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Phòng 403 tầng, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn