Bạn đang ở đây

Luật đất đai năm 2013

Chuyển quyền sử dụng đất từ gia đình sang cá nhân

Thời gian đọc: 6 Phút
Chuyền quyền sử dụng đối với đất là tài sản chung của hộ gia đình có được không? Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào?

Bố mẹ tôi muốn tặng cho tôi mảnh đẩt hiện tại gia đình tôi đang sinh sống. Tuy nhiên, quyền sử dụng đất là của hộ gia đình. Vậy thì bố mẹ tôi có tặng cho tôi được không và trình tự thủ tục như thế nào?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

1.    Có được chuyển quyền sử dụng đất từ hộ gia đình sang cá nhân không?

Căn cứ vào khoản 29 Điều 3 luật Đất đai năm 2013 thì: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Vậy mảnh đất sẽ là tài sản chung của các thành viên trong gia đình.

Và căn cứ tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì: Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chỉ được phép chuyển quyền sử dụng đất từ hộ gia đình sang cá nhân, nếu được sự đồng ý của tất cả các thành viên khác trong gia đình.

Muốn chuyển quyền sử dụng đất từ hộ gia đình sang cá nhân thì có các phương thức như: tất cả các thành viên trong gia đình cùng đồng ý tặng cho hoặc chuyển nhượng cho cùng một người. 

Đất là tài sản chung của hộ gia đình thì chỉ được phép chuyển quyền sử dụng đất khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Ảnh minh họa:Internet. 

2.    Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ hộ gia đình sang cá nhân qua Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. 

Thủ tục chuyển sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân gồm các bước sau:

Bước 1: Lập và công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: Căn cứ vào Điều 40, Điều 41 Luật Công chứng năm 2014

•    Đối với bên tặng cho

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

Sổ hộ khẩu.

•    Đối với bên nhận tặng cho

Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Sổ hộ khẩu.

Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân

•    Nơi công chứng: Căn cứ tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 thì: “Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”. 

Như vậy, muốn công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì người dân phải đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính

Bước 3: Đăng ký biến động 

Thời hạn phải đăng ký biến động: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực (thông thường sẽ là ngày công chứng hoặc chứng thực).

•    Hồ sơ khai thuế, phí và đăng ký biến động bao gồm các giấy tờ như sau:

-    Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

-    Hợp đồng tặng cho được công chứng hoặc chứng thực;

-    Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

-    Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN;

-    Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01;

Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ như: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,…
Sau khi hoàn thiện các bước trên thì nộp hồ sơ tại: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu hoặc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, nơi đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.


Những vi phạm khi chuyển quyền sử dụng đất

Thời gian đọc: 7 Phút
Pháp luật quy định hiểu thế nào về chuyển quyền sử dụng đất? Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất là gì? Vi phạm pháp luật về chuyền sử dụng đất có bị xử phạt?

Thưa luật sư, luật sư cho tôi hỏi: chuyển quyền sử dụng đất phải đáp ứng những điều kiện gì? Nếu có hành vi vi phạm pháp luật xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Thế nào là chuyển quyền sử dụng đất ?

Tại khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013 việc chuyển quyền sử dụng đất được hiểu như sau:

10. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì việc chuyển quyền sử dụng đất phải đảm bảo một số điều kiện cơ bản sau đây:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất

huyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Ảnh minh họa:Internet

Ngoài những điều kiện chung trên đây, tùy một số mục đích sử dụng đất có những điều kiện riêng biệt. 

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với trường hợp người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng đất không đáp ứng đủ điều kiện sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 18. Chuyển quyền, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai

1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khác thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân mà không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều 190 của Luật đất đai;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 và Điều 190 của Luật đất đai.

2. Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai.

3. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất, bên thuê đất phải trả lại đất cho người sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền, thuê đất; trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận nhưng có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại khoản 54 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP;

c) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất mà bên chuyển quyền là tổ chức đã giải thể, phá sản, là cá nhân đã chuyển đi nơi khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm không xác định được địa chỉ hoặc cá nhân đã chết hoặc được tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế hợp pháp;

d) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, cho thuê lại đất đã thu trong thời gian sử dụng đất còn lại;

đ) Buộc bên chuyển nhượng, bên cho thuê, cho thuê lại đất, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất không đủ điều kiện trong thời gian vi phạm; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 7 của Nghị định này;

e) Thu hồi đất đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nhưng đã hết hạn sử dụng đất mà không được gia hạn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai;

g) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.