Bạn đang ở đây

Giải toả nỗi bực xúc 17 năm

15/07/21 16:04:00 | Lượt xem: 23
Thời gian đọc: 6 mins
>> Ông Bùi như  Hải (trú tại phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội) tố cáo UBND phường thu hồi đất, cưỡng chế  phần đất xây thêm của nhà ông là trái pháp luật. Bên cạnh đó, mảnh đất ông và gia đình đang sinh sống do ông khai hoang năm 1973 và sống yên ổn từ đó đến nay, nhưng không được UBND phường Bưởi giải quyết việc cấp sổ đỏ. Hai gia đình hàng xóm cũng nhường lại được cấp sổ đỏ. Hai hàng xóm cũng như ông lại được cấp. Ông Hải còn cho rằng chính quyền đã nhận tiền để làm sổ đỏ cho các cán hộ kia mà không giải quyết cho ông.       Luật sư Đào Trung Kiên khẳng định: Bác Hải không thể  tố cáo UBND phường Bưởi khi không có bằng chứng. Bác cần cung cấp bắng chứng để luật sư có cơ sở tư vấn. Nếu sự trên dơn thư của một phía của bác thì rất khó để các cơ quan chức năng để giải quyết. Luật sư Kiên cũng hứa giúp đỡ, đòi lại công bằng cho ông Hải khi đã có đầy đủ tài liệu.        17 năm làm đơn khiếu nại       Có  mặt từ rất sớm, ông Lê Văn Vy (58 tuổi, trụ tại Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, đã gần 17 năm, gia đình ông liên tục có đơn khiếu nại về việc bị hàng xóm lấn chiếm đất mà chưa được cấp giải quyết thỏa đáng. Ông Vy trình bày: Thửa đất 78 tờ bản đồ số 02, từ năm 1935 – 1983 do ông Đỗ Duy Lỳ (vợ là Nguyễn Thị Oanh) quản lý, sử dụng có diện tích 267m2. Sau khi ông Lỳ mất, ngày 28-6-1983, bà Oanh chuyển nhượng cho và Hy Thị Bình với diện tích 225m2, có giấy viết tay.       Ngày 28-5-1992, bà Bình bán cho bà Nguyễn Thị Vấn (vợ ông Vy) 209m2(trong đó có 16m2). Việc mua bán được UBND xã Phú Thượng chứng thực. Từ đó đến nay, gia đình ông Lê Văn Vy quản lý, sử dụng và đóng thuế đầy đủ. Thế nhưng, diện tích đất trên đã bị ông Đỗ Duy An xây tường lấn chiếm 15m2. Tuy nhiên thông báo này không được ông An thực hiện, chính quyền cũng không có biện pháp giải quyết dứt điểm. Từ đó hai gia đĩnhayr ra tranh chấp khiến ông Vy không được làm sổ đổ bình thường trên phần đất lấn chiếm.       Tư  vấn cho ông Lê Văn Vy, luật sư Đào Trung Kiên cho rằng, ông phải chứng minh được mình đã mua lại thửa  đất số 78 là hợp pháp; luacs mua không có tranh chấp và có chứng nhận của chính quyền địa phương. Việc UBND xã Phú Thượng  (thời điểm năm 1998) ra thông báo số 07 cho rằng ông Anh lấn chiếm 15m2và yêu cầu trả lại ông Vy cấn có tài liệu đầy đủ chứng minh với cơ quan chức năng, Luật sư Kiên cũng tư vấn thêm: “khi đã có đủ chứng cứ, tài liệu, cơ sở mà không được giải quyết thỏa đáng, ông Vy có thể khiếu kiện ra tòa”. Nghe tư vấn, ông Vy như trút được nỗi bức xúc mà ông và gia đình 17 năm qua phải gánh chịu.        Vượt hơn 300km để được tư  vấn       Chị  Nguyễn Thị Phẩm và em gái (trú tại Thị  trấn Tằng Loỏng, Bảo Thắng, Lào Cai) đã phải đi tàu cả đêm, vượt hơn 300 km từ Lào Cai xuống Hà Nội để kịp buổi tư vấn.       Theo Chị Phẩm, tháng 10-2009, Chính phủ phê duyết dự án khu công nghiệp Tằng Loỏng, người dân  địa phương hết sức ủng hộ. Tuy nhiên, chị  và một số hộ dân khác đã được  đến bù thấp hơn so với quy định. Chị Phẩm còn bị Ban giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Tằng Loỏng ép ký các văn bản giải phóng mặt bằng… “Nhiều hộ dân đã nhận tiền đền bù, bồi thường nhưng tội chưa nhận vì thấy nhiều vướng mắc.”-chị Phẩm nói.       Tư  vấn cho chị Phẩm và em gái, luật sư Đinh Thị Thu Hòa nói cần phải biết rõ mức bồi thường đền bù đối với đát và tài sản khác khi bị thu hồi. Muốn vậy, gia đình có thể làm đơn yêu cầu xin trích lược quyết định thu hồi đất và phương án đền bù khi giải phóng mặt bằng từ các cơ quan chức năng địa phương. Khi có những tài liệu đó, các chị chắc chắn sẽ đối chứng được đúng hay không. “ Nếu khó khăn trong việc lấy tài liệu, văn phòng luật sư sẽ có công văn yêu cầu cung cấp tài liệu trên từ địa phương”-luật sư Hòa khẳng định.  

Tin tức liên quan