Bạn đang ở đây

xử phạt hành chính

Có phải xem bói, xem tarot lúc nào cũng vi phạm pháp luật?.

Thời gian đọc: 5 Phút
Pháp luật quy định xử phạt hành vi tổ chức mê tín dị đoan như thế nào?

 Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang lan truyền hình ảnh chủ nhân của câu nói “Đúng nhận, sai cãi” bị cơ quan cảnh sát điều tra mời lên làm việc. Vậy, hành vi xem bói, xem tarot lúc nào cũng vi phạm pháp luật?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

1. Thế nào là xem bói?

Bói toán là một tập tục đã xuất hiện từ thời xa xưa và được sử dụng để dự đoán tương lai, xem các sự kiện trong quá khứ. Thầy bói sử dụng các yếu tố bên ngoài, như ngày sinh hoặc đường chỉ tay của một người để đưa ra dự đoán. Có hai loại bói toán: khoa học (sử dụng các phép tính) và phi khoa học (dựa vào trực giác). Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các thầy bói đều kết hợp cả hai hình thức. Bói toán, là hành động dự đoán các sự kiện trong tương lai, thường được gọi là lời tiên tri. Tuy nhiên, bản chất của bói toán là nó có thể được tính toán và có mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện trong quá khứ và tương lai của một người. Khi chuẩn bị làm những việc quan trọng trong đời như cưới vợ, làm nhà, mua xe, người ta thường tìm đến thầy bói để được hướng dẫn. Bói toán là một loại hoạt động thường gắn liền với tôn giáo vì nó dựa trên niềm tin cá nhân của một người vào thế giới tâm linh. Xem bói là cách để con người trút bỏ tâm lý lo lắng, vạch cho mình một dự tính cho tương lai.

Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng. Ảnh minh họa: Internet

2. Hành vi tổ chức xem bói bị xử phạt như thế nào?

Về xử lý vi phạm hành chính 

Khi việc xem bói biến tướng trở thành hành vi mê tín dị đoan với những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, thì hành vi mê tín dị đoan này được xem là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính. 

Cụ thể căn cứ tại khoản 4 và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có quy định:

- Hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội có thể bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng

- Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng.

Như vậy, hành vi tổ chức xem bói nhằm mục đích xấu, trục lợi thì được xem như là hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan, cá nhân có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng.

Đối với người tham gia cũng sẽ bị phạt, cao nhất có thể bị phạt tiền lên đến 05 triệu đồng.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định Tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

- Làm chết người;

- Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng.

Như vậy, đối với hành vi xem bói mà không đúng theo quy định của pháp luật thì tuỳ vào từng trường hợp nhẹ thì bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Tuyên truyền clip mê tín dị đoan có vi phạm pháp luật?

Thời gian đọc: 5 Phút
Đăng tải, truyền bá các clip xem bói toán, "bổ cau" xem bói có phải hành vi vi phạm pháp luật

Chào Luật sư, những ngày gần đây tôi thấy nhiều người quay video xem bói, cổ súy cho hành động mê tín dị đoan, xuất hiện trên mạng xã hội ngày càng tràn lan. Cho tôi hỏi hành vi này có bị pháp luật cấm không và mức xử phạt như nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Mê tín dị đoan là gì?

Hiện nay, mê tín dị đoan được thể hiện đa dạng dưới nhiều hành vi. Mặc dù chưa có khái niệm cụ thể nhất cho mê tín dị đoan nhưng trên thực tế, có thể tổng hợp được rằng: “mê tín dị đoan chính là việc mà con người ta đặt niềm tin quá lớn hay còn gọi là mù quáng vào những điều không có thật, những điều hết sức vô lý và thường đi ngược lại với những quy luật tự nhiên”. 

Đây là một hành vi gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội.  Trong thời buổi hiện nay, có nhiều cá nhân lợi dụng vấn đề này để lừa đảo, trục lợi từ những người nhẹ dạ cả tin, những người có quan điểm, cách nhìn nhận dễ bị lung lay.

Một số ví dụ về mê tín dị đoan phổ biến nhất như sau:

- Các hình thức gọi hồn, cúng cô hồn;

- Xem bói khi có vấn đề xảy ra hoặc xem bói đầu năm;

- Chữa bệnh bằng ma thuật, cúng bái thần linh, trừ tà,….

Mức xử phạt đối với hành vi cổ súy mê tín dị đoan thông qua mạng xã hội

Căn cứ Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

Cá nhân cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan thì bị xử phạt 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. Ảnh minh họa: Internet

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 4 Nghị định này quy định nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, trong trường hợp cá nhân cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan thì bị xử phạt 5.000.000 đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP và buộc phải gỡ bỏ những video này trên mạng xã hội. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Chế tài xử phạt người trốn nghĩa vụ quân sự

Thời gian đọc: 6 Phút
Những đối tượng nào phải thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự? Pháp luật quy định các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự như thế nào? Chế tài xử phạt với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự

Chào Luật sư, Tôi thấy một số thanh niên trong xã không tham gia nghĩa vụ quân sự, vậy cho tôi hỏi trường hợp nào không phải tham gia nghĩa vụ quân sự, nếu trốn nghĩa vụ thì sẽ bị xử phạt như nào?

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân

Về các trường hợp bắt buộc tham gia nghĩa vụ quân sự

Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Từ đủ 18 đến hết 25 tuổi (Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi);

- Lý lịch rõ ràng;

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

- Có trình độ văn hóa phù hợp.

Do đó, công dân có đủ các điều kiện trên phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự,

Tuy nhiên, pháp luật quy định một số trường hợp được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Cụ thể, khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về các trương hợp được miễn nghĩa vụ quân sự như sau:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Về chế tài xử phạt với người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự. 

Theo các thông tin bạn cung cấp, Luật Hồng Bách chưa thể xác định rõ một số thanh niên trong xã bạn có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự hay không? Do đó, những thanh niên trong xã bạn có thể là những người đang tạm hoãn hoặc được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp có hành vi trốn tham gia nghĩa vụ thì tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. ẢNh minh họa: Internet. 

Về xử lý hành chính: 

Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/02013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng, cơ yếu quy định:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

• Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

• Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;

• Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;

• Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;

• Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Ngoài việc phạt hành chính, người trốn nghĩa vụ quân sự có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Chế tài với người tiêu thụ thực phẩm bẩn

Thời gian đọc: 9 Phút
Tiêu thụ thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc có vi phạm quy định pháp luật? Chế tài xử phạt với cá nhân, tổ chức có hành vi này.

Kính chào Luật sư, gần thời điểm tết tôi thấy có nhiều vụ thu giữ được thịt lợn, chân gà,… đều các loại thực phẩm đông lạnh, không rõ nguồn gốc, thời gian thậm chí còn có dấu hiệu phân hủy, hôi thối. Tôi rất lo sợ mình có thể ăn phải những thực phẩm này. Luật sư có thể cho tôi hỏi pháp luật có xử phạt những người tiêu thụ thực phẩm bẩn này không? 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Việc người bán hàng tiêu thụ, sử dụng thực phẩm đông lạnh, không rõ nguồn gốc, thời hạn sử dụng, có dấu hiệu phân hủy,.. hay gọi là thực phẩm bẩn được coi là một trong các hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. 

Về xử phạt hành chính. 

Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của sự việc thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền căn cứ Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: 

Điều 4. Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm

1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

…b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

…3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

…b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài bị phạt tiền thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung sau: 

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;

Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm. 

Cá nhân, tổ chức có hành vi tiêu thụ thực phẩm bẩn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Về xử lý hình sự

Không chỉ phải chịu chế tài xử phạt hành chính mà người có hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ hành vi, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm. Theo đó, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về an toàn thực phẩm như sau: 

Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
.....
e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Làm chết người;
c) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
….
g) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
…..
i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
….
đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
….

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
…đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn


 

Chế tài xử phạt người chế tạo thuốc pháo nổ

Thời gian đọc: 8 Phút
Chế tạo pháp nổ là hành vi như thế nào? Pháp luật có chế tài gì với những người chế tạo pháo nổ trái phép? Cùng Luật Hồng Bách tìm hiểu qua bài tư vấn pháp luật.

Xin chào luật sư, ngày lễ tết sắp đến thì việc chế tạo pháo nổ của 1 số đối tượng diễn ra nhiều hơn. Việc chế tạo gây nguy hiểm cho những người xung quanh và cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật có xử phạt những người chế tạo pháo nổ không? 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Chế tạo pháo nổ là gi? 

Chế tạo pháo nổ là hành vi cực kỳ nguy hiểm cho cả người chế tạo và những người xung quanh. Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐTP ngày 09/09/2022 của Hội Đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 304, Điều 305, Điều 306, Điều 307 và Điều 308 của Bộ luật Hình sự, chế tạo pháo nổ được hiểu là: 

Điều 3. Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội

7. “Chế tạo trái phép vật liệu nổ” quy định tại khoản 1 Điều 305 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan, người có thẩm quyền.

Cũng được coi là chế tạo trái phép vật liệu nổ đối với những cơ sở, doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại chế tạo vật liệu nổ khác nằm ngoài danh mục hoặc chế tạo nhiều hơn số lượng cho phép. Trừ một số trường hợp đặc biệt được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm cá nhân, tổ chức chế tạo pháo nổ trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất. Do vậy, tùy theo tính chất. mức độ, hậu quả,... của hành vi thì người thực hiện hành vi chế tạo pháo nổ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nghiệm hình sự. 

Về xử phạt hành chính: 

Người thực hiện hành vi chế tạo pháo có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vụ an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể: 

Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

Ngoài ra người chế tạo pháo nổ còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phụ hậu qua như sau: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm liên quan đến chế tạo phụ kiện nổ. 

Chế tạo thươc nổ là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan, người có thẩm quyền. Ảnh minh họa: Internet. 

Về xử lý trách nhiệm hình sự: 

Người có hành vi chế tạo thuốc nổ có tùy theo các dấu hiệu có thể chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 190 hoặc Điều 305 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: 

Điều 190. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
….
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
….
l) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
…..
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
….
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 305. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
c) Làm chết 02 người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
c) Làm chết 03 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

 

Trêu nghẹo, đụng chạm thân thể người khác coi chừng xử phạt dâm ô

Thời gian đọc: 8 Phút
Pháp luật quy định như thế nào là hành vi dâm ô? Chế tài xử phạt nào đối với đối tượng dâm ô người dưới 16 tuổi?

 Thưa luật sư, con gái tôi vừa vào học lớp 10 tại một trường trên địa bàn huyện. Thời gian gần đây cháu có phản hồi với tôi về việc có một số anh học lớp trên   khi đi đường có trêu ghẹo, đụng chạm vùng nhạy cảm của cháu liên quan đến tình dục. Cháu rất hoảng loạn lo sợ tôi cũng đã động viên tinh thần cho cháu. Luật sư cho tôi hỏi: Theo quy định pháp luật, những đối tượng có hành vi trêu ghẹo con gái tôi thì sẽ bị xử lý như nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Nếu con bạn không đi học muộn hơn so với tuổi thì theo quy định cháu đang theo học lớp 10 thì tuôi của cháu là 15. Do đó, những đối tượng trêu gheo cháu là những đối tượng học trên cháu 1, 2 lớp có độ tuổi là 16, 17. Pháp luật nghiêm cấm thực hiện các hành vi trái pháp luật đối với một người nhằm thỏa mãn tình dục, ở đây các đối tượng trêu, ghẹo con bạn đang có hành vi, biểu hiện của việc dâm ô đối với con gái của bạn. 

Tại khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 06/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hành vi dâm ô biểu hiện qua những hành vi khách quan sau đây:

Dâm ô quy định tại Khoản 1 Điều 146 của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).

Do đó, bạn có thể trình báo tới Cơ quan Công an có thẩm quyền để được giải quyết, nhằm bảo vệ an toàn cho con gái. Luật sư nhận định tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi, nhân thân, điều kiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng có hành vi trêu, ghẹo con bạn liên quan đến tình dục sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính số 31/VBHN-VPQH ngày 07/12/2020 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên là đối tượng bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì các đối tượng này sẽ bị xử phạt tiền với mức phạt như sau:

Căn cứ theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi,... những đối tượng có hành vi trêu, ghẹo con bạn liên quan đến tình dục sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa: Internet

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;

e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;

Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều 7 Nghị định này các đối tượng có hành vi dâm ô con gái của bạn sẽ phải xin lỗi công khai đối với con gái bạn.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì các đối tượng có hành vi dâm ô con gái bạn sẽ bị các cơ quan chức năng điều tra, truy tố, xét xử về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi theo quy định tại điều 146 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

 Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%59;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên60;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Đập hỏng điện thoại người khác có thể... đi tù

Thời gian đọc: 6 Phút
Chế tài nào cho hành vi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản của người khác? Trong trường hợp nào người có hành vi hủy hoại tài sản phải chịu trách nhiệm hình sự?

Thưa luật sư mấy ngày trước trong lúc ngồi nhậu tôi với bạn tôi có tranh cãi một vài chuyện, khi đó tôi có để điện thoại của mình trên bàn, người bạn của tôi do tức giận đã đập vỡ điện thoại của tôi, sau đó bỏ về nhà. Tôi đã đến nhà yêu cầu người bạn này bồi thường cho tôi nhưng người này bảo không có tiền nên không bồi thường cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi hành vi này của người bạn tôi pháp luật sẽ xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Do bạn đã nhiều lần đến nhà người bạn yêu cầu người bạn này bồi thường thiệt hại về điện thoại bị vỡ nhưng người bạn này không có thiện chí bồi thường cho bạn, nên theo quan điểm của luật sư bạn có thể làm đơn trình báo sự việc gửi tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi xảy ra sự việc. Theo đó, khi tiếp nhận đơn của bạn thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác định giá trị của chiếc điện thoại của bạn tại thời điểm bị vỡ. Trên cơ sở xác định giá trị chiếc điện thoại bị vỡ thì người bạn của bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính

Nếu chiếc điện thoại có giá trị dưới 2.000.000 đồng và vụ việc của bạn không có tình tiết đặc biệt thì người bạn của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều này, người bạn của bạn sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a)    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này; 

Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP người bạn của bạn sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậy quả là Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chiếc điện thoại.

Trên cơ sở xác định giá trị tài sản bị hủy hoại thì hủy hoại tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”. Ảnh: Internet

Về truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp chiếc điện thoại có giá trị trên 2.000.000 đồng thì người bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Ghi lô đề có thể bị phạt tù?

Thời gian đọc: 8 Phút
Hành vi tổ chúc ghi lô đề có thể được coi là một dạng đánh bạc không? Pháp luật có chế tài xử phạt với các cá nhân thực hiện ghi lô đề hay không?

Kính chào luật sư, tôi có nội dung vướng mắc như sau mong luật sư tư vấn, giải đáp cho tôi. Nội dung câu hỏi như sau:
Thời gian gần đây tôi thấy 1 cửa hàng tạp hóa gần nhà tôi có ghi số lô, đề. Thường ngày rất nhiều người tụ tập đến đây để bàn luận ghi con đề. Việc tụ tập đông người ảnh hưởng đến an ninh trật tự, tiếng ồn tại khu vực dân cư chúng tôi sinh sống. Luật sư cho tôi hỏi chủ quán có hành vi ghi số lô, đề thì pháp luật xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật hành vi ghi số lô, đề là một dạng của hành vi đánh bạc bởi người chơi bỏ ra một số tiền nhất định để mua một con số nếu kết quả của sổ số kiến thiết trùng với con số người chơi đã mua thì chủ cửa hàng phải trả cho người chơi 1 khoản tiền tương ứng với tỷ lệ người chơi cá cược và người bán đã thống nhất. Ngược lại nếu kết quả sổ số kiến thiết không trùng với con số người chơi đã mua thì người chơi bị mất số tiền đã mua.

Hành vi đánh bạc sẽ bị xử phạt theo các chế tài Nhà nước quy định. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả số tiền các bên dùng để đánh bạc, nhân thân, các tình tiết năng tặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì sẽ có các chế tài xử phạt khác nhau đối với người có hành vi đánh bạc. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính:

Căn cứ theo điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Phòng chống bạo lực gia đình thì chủ thể tham gia đánh bạc sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này. 

Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả số tiền các bên dùng để đánh bạc, nhân thân, các tình tiết năng tặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì người có hành vi đánh bạc có thể bị xử lý theo chế tài hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: Internet.

Về xử lý hình sự:
Người chơi lô, đề có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo quy định tại điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể điều luật quy định như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Đi xe đạp có thể bị xử phạt những lỗi nào?

Thời gian đọc: 8 Phút
Người đi xe đạp có bị xử phạt nếu vi phạm giao thông đường bộ không? Pháp luật quy định các chế tài xử phạt nào với người tham gia giao thông bằng xe đạp?

Thưa luật sư tôi và người bạn tôi đang tranh cãi về việc người đi xe đạp tham gia giao thông có bị xử phạt hành chính không? Vậy, luật sư tư vấn cho tôi được biết:
Người đi xe đạp mà tham gia giao thông có bị xử phạt hành chính không? Các lỗi mà người đi xe đạp tham gia giao thông có thể bị xử phạt. Trân trọng cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn về Hongbach.vn. Với nội dung câu hỏi của bạn, Luật sư Công ty Luật Hồng Bách có quan điểm tư vấn như sau:

Tại khoản 19 điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 thì phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm: Xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự

Theo quy định khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông bao gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Như vậy, với khái niệm nêu trên thì người đạp xe khi tham gia giao thông đường bộ được coi là người tham gia giao thông. Người đạp xe đạp có các hành vi vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt. 

Theo đó, tại điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì người đi xe đạp có thể bị xử phạt về các lỗi sau đây:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;

b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;

c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản

3 Điều này;

d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);

i) Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang;

k) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;

l) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;

m) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;

n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

o) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;

p) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;

q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Người đạp xe khi tham gia giao thông đường bộ được coi là người tham gia giao thông và bị xử phạt nếu vi phạm các quy định về giao thông đường bộ. Ảnh:Internet. 

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

c) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;

đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

c) Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Địa chỉ: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666: Fax: 024.62.55.88.66
Email: bach@hongbach.vn; Web: hongbach.vn

Hành vi sử dụng, mua bán trái phép thông tin cá nhân thì bị xử lý thế nào?

Thời gian đọc: 5 Phút
Hiện nay một số đối tượng có thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người dân trong việc chia sẻ hình ảnh căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ khẩu trên mạng xã hội (Zalo, Facebook...) để mua bán, sử dụng vào các hoạt động trái phép. Pháp luật Việt Nam quy định chế tài xử phạt hành vi này như thế nào?

Bố tôi do bị một số cá nhân lừa dối qua mạng nên đã gửi hình ảnh chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu bản gốc cho đối tượng đó, sau đó chúng đã sử dụng những thông tin đó để thực hiện vay tiền dưới tên của bố tôi. Tôi muốn hỏi, hành vi sử dụng, mua bán trái phép thông tin cá nhân sẽ bị xử lý như thế nào?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Hành vi mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân mà không được phép của chủ sở hữu thông tin là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật.

Người có hành vi mua bán dữ liệu điện tử chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Khoản 5 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:

Điều 102: Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
1.    ….
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;
b) Che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình hoặc giả mạo tên, địa chỉ điện tử của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thư điện tử, tin nhắn.

Ngoài ra còn bị tước Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của vấn đề mà những đối tượng chiếm đoạt thông tin cá nhân có thể bị xử lý theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP hoặc Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015. Ảnh: Internet. 

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015 (Bổ sung và sửa đổi năm 2017):

Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, tùy vào mức độ nặng nhẹ của vấn đề mà những đối tượng chiếm đoạt thông tin cá nhân có thể bị xử lý theo Khoản 5 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP hoặc Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015 (Bổ sung và sửa đổi năm 2017).

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn