Bạn đang ở đây

truy cứu trách nhiệm hình sự

Tự ý rời khỏi hiện trường sau khi bị tai nạn giao thông, cẩn thận đi tù.

Thời gian đọc: 7 Phút
Người bị va chạm giao thông có được phép tự ý rời khởi hiện trường tai nạn? Trường hợp tự ý bỏ trốn khỏi hiện trường có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Kính chào luật sư, khoảng thời gian trước, tôi có chứng kiến va chạm giao thông giữa xe máy và ô tô chạy chuẩn bị rẽ phải. Tuy nhiên, xe ô tô nhanh chóng bỏ đi để lại còn người điều khiển xe máy bị thương nặng. Như vậy, hành vi bỏ đi, không dừng lại của ô tô sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Kính mong nhận được câu trả lời từ Luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Tại khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia giao thông là hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn: 

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

Từ các thông tin của bạn, Luật sư chưa thể làm rõ lỗi của các bên trong vụ va chạm giữa xe máy và ô tô. Tuy nhiên với hành vi tự ý rời khỏi hiện trường xảy ra tai nạn giao thông thì người điều khiển ô tô tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh có liên quan. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính. 

Căn cứ tại điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Ngoài ra, theo quy định tại điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người thực hiện hành vi bỏ trốn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. 

Về xử lý hình sự. 

Căn cứ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định như sau:

Điều 206: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi tự ý rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn có thể sẽ bị xử lý hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa: Internet

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, việc gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ trốn sẽ là một tình tiết tăng nặng nếu như khi đối chiếu các hành vi dẫn đến vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Chế tài với người tiêu thụ thực phẩm bẩn

Thời gian đọc: 9 Phút
Tiêu thụ thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc có vi phạm quy định pháp luật? Chế tài xử phạt với cá nhân, tổ chức có hành vi này.

Kính chào Luật sư, gần thời điểm tết tôi thấy có nhiều vụ thu giữ được thịt lợn, chân gà,… đều các loại thực phẩm đông lạnh, không rõ nguồn gốc, thời gian thậm chí còn có dấu hiệu phân hủy, hôi thối. Tôi rất lo sợ mình có thể ăn phải những thực phẩm này. Luật sư có thể cho tôi hỏi pháp luật có xử phạt những người tiêu thụ thực phẩm bẩn này không? 

Chào bạn! Cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Việc người bán hàng tiêu thụ, sử dụng thực phẩm đông lạnh, không rõ nguồn gốc, thời hạn sử dụng, có dấu hiệu phân hủy,.. hay gọi là thực phẩm bẩn được coi là một trong các hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. 

Về xử phạt hành chính. 

Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của sự việc thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền căn cứ Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: 

Điều 4. Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm

1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

…b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

…3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

…b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài bị phạt tiền thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung sau: 

Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;

Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm. 

Cá nhân, tổ chức có hành vi tiêu thụ thực phẩm bẩn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Về xử lý hình sự

Không chỉ phải chịu chế tài xử phạt hành chính mà người có hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ hành vi, tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm. Theo đó, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về an toàn thực phẩm như sau: 

Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
.....
e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Làm chết người;
c) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
d) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
….
g) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
…..
i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
….
đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
….

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
…đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn


 

Ghi lô đề có thể bị phạt tù?

Thời gian đọc: 8 Phút
Hành vi tổ chúc ghi lô đề có thể được coi là một dạng đánh bạc không? Pháp luật có chế tài xử phạt với các cá nhân thực hiện ghi lô đề hay không?

Kính chào luật sư, tôi có nội dung vướng mắc như sau mong luật sư tư vấn, giải đáp cho tôi. Nội dung câu hỏi như sau:
Thời gian gần đây tôi thấy 1 cửa hàng tạp hóa gần nhà tôi có ghi số lô, đề. Thường ngày rất nhiều người tụ tập đến đây để bàn luận ghi con đề. Việc tụ tập đông người ảnh hưởng đến an ninh trật tự, tiếng ồn tại khu vực dân cư chúng tôi sinh sống. Luật sư cho tôi hỏi chủ quán có hành vi ghi số lô, đề thì pháp luật xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật hành vi ghi số lô, đề là một dạng của hành vi đánh bạc bởi người chơi bỏ ra một số tiền nhất định để mua một con số nếu kết quả của sổ số kiến thiết trùng với con số người chơi đã mua thì chủ cửa hàng phải trả cho người chơi 1 khoản tiền tương ứng với tỷ lệ người chơi cá cược và người bán đã thống nhất. Ngược lại nếu kết quả sổ số kiến thiết không trùng với con số người chơi đã mua thì người chơi bị mất số tiền đã mua.

Hành vi đánh bạc sẽ bị xử phạt theo các chế tài Nhà nước quy định. Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả số tiền các bên dùng để đánh bạc, nhân thân, các tình tiết năng tặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì sẽ có các chế tài xử phạt khác nhau đối với người có hành vi đánh bạc. Cụ thể:

Về xử phạt hành chính:

Căn cứ theo điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Phòng chống bạo lực gia đình thì chủ thể tham gia đánh bạc sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này. 

Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả số tiền các bên dùng để đánh bạc, nhân thân, các tình tiết năng tặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì người có hành vi đánh bạc có thể bị xử lý theo chế tài hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: Internet.

Về xử lý hình sự:
Người chơi lô, đề có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc theo quy định tại điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể điều luật quy định như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật bị xử lý như thế nào?

Thời gian đọc: 8 Phút
Công ty BH Media xác nhận bản quyền đối với một số tác phẩm âm nhạc nếu bị xử lý thì như thế nào?

Câu hỏi: Kính chào luật sư. Tôi có nội dung vướng mắc pháp lý như sau, mong nhận được sự tư vấn, hỗ trợ của luật sư. Nội dung vướng mắc pháp lý như sau: Gần đây BH Media có đưa ra Thông báo về xác nhận bản quyền đối với một số ca khúc do một số nhạc sỹ sáng tác và đã công khai trước đó trên một soos kênh YouTube và yêu cầu người nghe phải trả phí khi sử dụng các ca khúc này.

Theo thống kê của Hội nhạc sỹ Việt Nam thì BH Media  đang có hành vi xác nhận bản quyền đối với 865 ca khúc âm nhạc. Vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi này của BH Media sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi của của luật sư. Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách có ý kiến tư vấn như sau:

Theo chúng tôi được biết thì ngày 9/11, tại Hà Nội nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn – Giám đốc Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã làm việc với các nhạc sĩ để làm rõ các vấn đề liên quan đến đơn kiến nghị của nhạc sĩ: Giáng Son, Nguyễn Vĩnh Tiến, Ngọc Khuê, nhóm M6 về việc các sản phẩm âm nhạc của họ bị BH Media xác nhận chủ sở hữu bản quyền trên chính kênh YouTube của tác giả.

Tại buổi làm việc, ông Đinh Trung Cẩn thông tin, ngày 28/10/2021, VCPMC tiếp nhận kiến nghị của nhạc sĩ Ngọc Khuê về việc nhiều tác phẩm của nhạc sĩ tự sáng tác và đầu tư sản xuất (Hà Nội mùa thu vắng em) hoặc do Hội Nhạc sĩ đầu tư sản xuất (Hạt nắng hạt mưa) và thuê Dihavina thu âm nhưng bị BH Media xác nhận chủ sở hữu bản quyền khi đưa lên chính kênh YouTube của mình.

Ông Cẩn khẳng định: “BH Media có hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với một số tác phẩm âm nhạc và VCPMC sẽ tiến hành xử lý hành vi xâm phạm này theo đúng quy định của pháp luật và quy trình xử lý vi phạm của VCPMC. Nếu cần thiết sẽ khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho các nhạc sĩ và Hội Nhạc sĩ Việt Nam”.

Dưới góc độ pháp lý thì chúng tôi có quan điểm nhận định như sau:

Về các vấn đề này thì theo chúng tôi quan sát trên thực tế thì tác giả các tác phẩm âm nhạc này chưa có văn bản, ý chí thể hiện việc xác lập chuyển giao các quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác giả và các quyền liên quan cho BH Media nên BH Media chưa có cơ sở pháp lý và thực tiễn để xác lập các quyền tài sản đối với các tác phẩm này.

Do đó, căn cứ theo khoản 1 điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ thì việc BH Media nắm giữ bản quyền của các tác phẩm này là hành vi có dấu hiệu vi phạm luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể, là BH Media đã có hành vi: Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Tuy nhiên, để đi đến kết luận các hành vi nêu trên là hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thì căn cứ theo điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cần xem xét tổng thể các căn cứ sau đây:

Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.

Rõ ràng nếu những hành vi nêu trên không bị các tác giả ngăn chặn thì đã xảy ra hành vi trục lợi bản quyền đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật. Việc liên tục khẳng định các tác phẩm của các tác giả khác thuộc bản quyền của BH Media là hành vi có chủ ý, có hệ thống và có mục đích cụ thể của BH Media.

Luật Hồng Bách - Ảnh minh hoạ (Nguồn Internet)

Để xử lý các hành vi vi phạm này thì theo quy định của pháp luật chủ sở hữu quyền liên quan có quyền yêu cầu người thực hiện hành vi tự nguyện chấm dứt việc vi phạm, hoặc khởi kiện tại cơ quan chức năng buộc chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu có và tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm thì BH Media có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, về xử phạt vi phạm hành chính thì BH Media có thể bị xử phạt về hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại theo quy định tại khoản 3 điều 29 của Văn bản hợp nhất số 1432/VBHN –BVHTTDL Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan với mức xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số. Cụ thể, điều luật quy định như sau:

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ bưu chính viễn thông, môi trường kỹ thuật số mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Về xử lý trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi xâm phạm chủ sở hữu quyền liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác theo quy định tại điều 172 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm tù và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn