Bạn đang ở đây

tranh chấp nhà ở

Có nhà cho người khác ở nhờ cần lưu ý điều gì?

Thời gian đọc: 4 Phút
Việc cho ở nhờ nhà hay cho mượn đất là việc một người có nhà đất cho người khác mượn hay ở nhờ trên nhà đất mà người đó làm chủ. Khi cho mượn nhà, cần lưu ý điều gì?

Tôi có một căn nhà không ở đến và đang có ý định cho một người bạn vào ở nhờ. Tuy nhiên, tôi cũng lo lắng về việc xảy ra mâu thuẫn khi muốn lấy lại nhà. Mong luật sư có thể tư vấn giúp tôi để tránh các rủi ro trong việc cho ở nhờ nhà. 

Xin cảm ơn!

Luật Hồng Bách - Hongbach.vn xin cảm ơn sự quan tâm của Quý khách hàng đã tin tưởng và sử dụng các dịch vụ pháp lý do Công ty chúng tôi cung cấp. Với nội dung câu hỏi của bạn, Luật sư có quan điểm tư vấn như sau:

Việc cho ở nhờ nhà hay cho mượn đất là việc một người có nhà đất cho người khác mượn hay ở nhờ trên nhà đất mà người đó làm chủ. Thỏa thuận này chủ yếu phát sinh từ sự tin tưởng nên giữa các bên thông thường không xác lập văn bản thỏa thuận ngay từ đầu. Do vậy, đã xảy ra không ít trường hợp bên cho ở nhờ khó xử khi muốn lấy lại nhà chỉ vì sợ mất lòng hoặc một số lí do khác. Tuy nhiên, ngoài việc được sử dụng nhà đất cho mượn trong một thời hạn mà không phải trả tiền cho người chủ, thì bên ở nhờ có nghĩa vụ phải trả lại khi thời hạn ở nhờ đã hết.

Lưu ý khi cho ở nhờ hoặc cho mượn nhà

Để hạn chế rủi ro, tranh chấp khi cho ở nhờ, cho mượn nhà, chủ nhà nên xác lập hợp đồng. 

Nội dung hợp đồng cần có những điều khoản cơ bản sau:

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Thỏa thuận chi tiết về những trường hợp chủ sở hữu có quyền lấy lại nhà;

- Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ;

- Cách giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh.

Đối với nhà ở thuộc sở hữu chung, việc cho mượn, cho ở nhờ được quy định như sau:

- Việc cho mượn, cho ở nhờ phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà đó. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.

- Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà.

Điều kiện để hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà hợp pháp (Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014):

- Bên cho ở nhờ là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định pháp luật;

- Bên cho ở nhờ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh;

- Bên mượn, bên ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Bách về thắc mắc của bạn, nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Website: hongbach.vn; Email: quanly@hongbach.vn