Bạn đang ở đây

thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Thời gian đọc: 6 Phút
Ngày 05/04/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2022/NĐ-CP: Về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nghị định số 23/2022/NĐ-CP áp dụng với các đối tượng sau:

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp.

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Theo nội dung Nghị định số 23/2022/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:

1. Hồ sơ đề nghị thành lập đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập gồm:

- Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;

- Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này;

- Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp quy định tại Khoản 4 Điều này.

2. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương khi thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập gồm:

- Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp;

- Đề án thành lập doanh nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Đề án thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Căn cứ pháp lý, mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;

- Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động;

- Địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);

- Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng;

- Đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;

- Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm sau khi thành lập;

- Mức vốn điều lệ; dự kiến tổng vốn đầu tư (trường hợp thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với thực hiện dự án đầu tư); nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với doanh nghiệp;

- Dự kiến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội;

- Dự kiến khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động sau khi thành lập.

Nghị định số 23/2022/NĐ-CP: Về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

4. Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp; tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);

- Ngành, nghề kinh doanh; mục tiêu hoạt động; nhiệm vụ do Nhà nước giao;

- Vốn điều lệ, cách thức điều chỉnh vốn điều lệ;

- Tên, địa chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp;

- Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp;

- Cơ cấu tổ chức quản lý;

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;

- Thể thức thông qua quyết định của doanh nghiệp; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

- Cơ chế hoạt động tài chính, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp; căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;

- Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp;

- Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp;

- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

- Các quy định khác do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

5. Trường hợp việc thành lập doanh nghiệp gắn với việc hình thành dự án đầu tư thì thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Nghị định số 23/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định số 23/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Kinh doanh dịch vụ bất động sản không thành lập doanh nghiệp có thể bị xử phạt đến 160 triệu đồng

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

1. Nghị định 16/2022/NĐ-CP áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.

2. Theo nội dung Nghị định 16/2022/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp có thể bị xử phạt đến 160 triệu đồng

- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Kinh doanh dịch vụ bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định;

+ Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản không được lập thành văn bản hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định;

+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

+ Sàn giao dịch bất động sản không có quy chế hoạt động hoặc hoạt động sai quy chế được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc hoạt động không có tên, địa chỉ theo quy định hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoạt động nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

+ Thu các loại phí kinh doanh dịch vụ bất động sản mà pháp luật không quy định.

Nghị định 16/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/01/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị định 16/2022/NĐ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi thành lập doanh nghiệp có được không?

Thời gian đọc: 6 Phút
Theo quy định tại khoản 1 điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn trong doanh nghiệp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Kính chào luật sư. Tôi có nội dung vướng mắc pháp lý như sau, mong luật sư tư vấn, giải đáp hỗ trợ tôi, nội dung sự việc cụ thể như sau:
Tôi và người bạn có định thành lập Công ty để kinh doanh. Tôi dự định góp tiền mặt để tạo vốn kinh doanh của Công ty, còn người bạn của tôi dự định góp vốn quyền sử dụng đất để đưa vào tài sản của Công ty.

Tôi đang băn khoăn việc người bạn tôi đưa Quyền sử dụng đất vào Công ty để kinh doanh có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào thưa luật sư? Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Trân trọng cảm ơn!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi thành lập doanh nghiệp, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 1 điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn trong doanh nghiệp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

Do đó, trường hợp nhà nước đã ghi nhận người bạn dự định thành lập Công ty với bạn có quyền sử dụng đất, theo các quy định của pháp luật đất đai thì quyền sử dụng đất đó được phép đưa vào góp vốn trong doanh nghiệp. 

Để quyền sử dụng đất là tài sản góp vốn của thành viên Công ty thì Công ty bạn cần tiến hành thủ tục định giá quyền sử dụng đất theo quy định tại điều 36 Luật Doanh nghiệp.

Điều 36. Định giá tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

bạn có quyền sử dụng đất, theo các quy định của pháp luật đất đai thì quyền sử dụng đất đó được phép đưa vào góp vốn trong doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, để ghi nhận quyền sử dụng đất của người bạn là tài sản của Công ty thì Công ty cần tiến hành thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản sản góp vốn theo quy định tại khoản 1 điều 35 Luật doanh nghiệp. Cụ thể:

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

Căn cứ theo các quy định của luật đất đai việc chuyển quyền sử dụng đất từ người bạn của bạn sang Công ty các bên phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có thửa đất tọa lạc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề pháp lý góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi thành lập doanh nghiệp bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ: 

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn