Bạn đang ở đây

kinh doanh

Quy định về huấn luyện phòng chống chữa cháy

Thời gian đọc: 6 Phút
Huấn luyện, bồi thường nghiệp cụ phòng cháy và chữa cháy có những nội dung gì? Các đối tượng nào phải tham gia khóa huấn luyện này?

 Chào luật sư. Tôi mới mở quán để kinh doanh dịch vụ karaoke và được UBND phường gửi thông báo đi học phòng cháy chữa cháy. Tôi muốn hỏi liệu có tôi có bắt buộc phải đi học không? Việc huấn luyện bao gồm những nội dung gì?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Với nội dung câu hỏi của bạn, hongbach.vn có quan điểm tư vấn như sau: 

Một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke được quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Karaoke, dịch vụ vũ trường là chủ cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh trật tự. 

Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP Nghị định về hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy, những đối tượng phải được huấn luện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy gồm: 

Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;

b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.

Thời gian thực hiện huấn luyện phòng cháy chữa cháy lần đầu với ngành nghề của bạn là từ 16 đến 24 giờ. Ảnh:Internet

Theo Phụ lục IV quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thì Người làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cao từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1.000m3 trở lên là đối tượng phải tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy. 

Theo các thông tin bạn đưa ra, luật sư chưa nắm bắt được cơ sở kinh doanh của bạn có quy mô, diện tích như thế nào. Tuy nhiên chúng tôi cung cấp cho bạn một số thông tin về huấn luyện phòng cháy chữa cháy như sau: 

Về nội dung huấn luyện, bạn sẽ được bồi dưỡng về những kiến thức sau: 

- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

-Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;

- Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Thời gian thực hiện huấn luyện phòng cháy chữa cháy lần đầu với ngành nghề của bạn là từ 16 đến 24 giờ. Sau khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng chống cháy nổ, bạn sẽ được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. 

Trong trường hợp bạn cố tình không tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy từ có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình: 

Điều 47. Vi phạm quy định về thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1….

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

Hoạt động tập huấn phòng cháy chữa cháy có ý nghĩa rất quan trọng, vừa giúp hoạt động kinh doanh của bạn đúng pháp luật vừa bảo vệ tính mạng, tài sản cho cả bạn và người sử dụng dịch vụ của bạn. Do vậy, theo quan điểm của luật sư bạn nên chấp hành tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự 
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Cách đăng ký cho nhãn hiệu kênh Youtube

Thời gian đọc: 4 Phút
Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu cụ thể là các kênh YouTube của YouTuber.

Chào luật sư, hiện nay tôi đang phát triển một kênh YouTube chuyên làm các video hài hước và đăng tải trên kênh của mình. Gần đây, tôi thấy các Youtober hay tranh chấp về nhãn hiệu. Tôi đã tìm hiểu và muốn đăng ký nhãn hiệu kênh YouTube của riêng mình để tránh việc tranh chấp và bản quyền. Mong luật sư có thể tư vấn cho tôi?

Xin cảm ơn!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP.

Cách đăng ký cho nhãn hiệu kênh Youtube. Ảnh Internet

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu cụ thể là các kênh YouTube của YouTuber.

Việc đăng ký nhãn hiệu với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Thủ tục đang ký nhãn hiệu cho kênh YouTube

Bước 1: Đăng ký chuyên sâu để kiểm tra khả năng đăng ký kênh.

Đây là thủ tục lựa chọn của quý khác hàng nhằm xác định các rủi ro, khả năng đăng ký tên kênh YouTube. Nên các hồ sơ không được trung lặp hay tương tự gây nhầm lẫn.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm:

02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

07 bản mẫu nhãn hiệu, gồm 05 bản nộp kèm hồ sơ và 02 bản đính vào tờ khai.

Giấy ủy quyền (Trong trường hợp quý khách hàng ủy quyền cho người khác tiến hành đăng ký).

Một số giấy tờ khác có liên quan phát sinh trong quá trình đăng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu kênh.

Sau khi tiến hành hồ sơ, thì người nộp sẽ có 2 cách nộp gồm:

a) Hình thức nộp đơn trực tiếp.

Cục sở hữu trí tuệ Hà Nội số 386 Đ. Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội;

Cục sở hữu trí tuệ TP. Hồ Chí Minh số 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh;

Cục sở hữu trí tuệ Đà Nẵng số 135 Minh Mạng, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

b) Hình thức nộp đơn trực tuyến.

Người nộp đơn cần vào trang website sau: dvctt.noip.gov.vn, khi nộp đơn cần có chứng minh thư và chữ ký số, đăng ký tài hoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

Bước 4: Theo dõi các thông báo và phản hồi, nhận kết quả.

Lệ phí

Về phí, lệ phí đăng ký cho nhãn hiệu kênh Youtube sẽ căn cứ vào số lượng lĩnh vực cần đăng ký. Tổng quát, các khoản phí, lệ phí đăng ký bao gồm:

 Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ

 Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ

 Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

 Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

 Phí thẩm định nội dung: 550.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

 Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hongbach.vn liên quan đến vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc. Nếu còn những vấn đề chưa rõ thì bạn có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Doanh nghiệp cần có trách nhiệm gì đối với người lao động khi ngừng hoạt động vì Covid-19?

Thời gian đọc: 6 Phút
Do dịch bệnh nhiều công ty phải ngừng hoạt động. Doanh nghiệp và người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?

Do dịch bệnh nhiều doanh nghiệp phải ngưng hoạt động và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Vậy doanh nghiệp cần phải có các trách nhiệm như thế nào đối với người lao động? Đồng thời người lao động cần làm gì để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình thưa luật sư?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 36 Luật Lao động 2019 quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:

Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Như vậy doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi phải di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

 Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động số ngày nhất định tùy theo hợp đồng lao động đã ký với người lao động theo quy định của pháp luật.

 Về câu hỏi Để đảm bảo quyền lợi của mình, ngươi lao động cần nắm rõ được những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ  người lao động, nhận biết  được những hành vi đơn phương chấm dứt hợp dồng lao động trái pháp luật từ đó có cơ sở để đòi lại quyền lợi của mình

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Quy định về xét nghiệm SARS-CoV-2 với cơ sở sản xuất, kinh doanh

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 30/9/2021, Bộ Y tế có Công văn 8228/BYT-MTCông văn 8228/BYT-MT hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Theo Công văn, việc xét nghiệm nghiệm SARS-CoV-2 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh tiến hành như sau:

1. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở… hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Thực hiện xét nghiệm định kỳ cho người lao động:
* Không thực hiện đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng), hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng (Nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).
- Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test kháng nguyên nhanh.
- Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo ngay cho Trung tâm y tế cấp huyện nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng chân (Trong khoảng 02 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và báo cáo ngay sau khi có trường hợp dương tính với SARS- CoV-2).


2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu tự xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2 thì phải được hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh hoặc Trung tâm Y tế cấp huyện. Test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2 phải thuộc danh mục đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế. 
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm về chất lượng Test kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm. Trung tâm Y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Lái xe vận chuyển hàng hóa liên tỉnh, thành phố: Nếu di chuyển từ khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg sang khu vực liền kề đang áp dụng cấp độ nguy cơ dịch bệnh thấp hơn thì việc xét nghiệm phải do cơ sở y tế thực hiện; thời gian xét nghiệm theo đúng quy định tại Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021 về việc xét nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển hàng hoá.

Công văn 8228/BYT-MT có hiệu lực từ ngày 30/9/2021

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4 số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Công văn 8228/BYT-MT tại đây.
 

Tệp đính kèm: