Bạn đang ở đây

Khởi kiện tranh chấp đất đai có bắt buộc hòa giải ở cơ sở không?

04/01/22 10:06:12 | Lượt xem: 30
Thời gian đọc: 5 Phút
Người dân muốn khởi kiện đến Tòa án để giải quyết việc tranh chấp thì phải thực hiện thế nào để được Tòa án thụ lý giải quyết?

 

Chị Lâm Thanh Mai ở Nghệ An hỏi: Gia đình tôi hiện đang có trang chấp mảnh đất có diện tích 570m tại thị xã Cửa Lò. Tôi muốn khởi kiện đến Tòa án để giải quyết việc tranh chấp thì phải thực hiện như thế nào để được Tòa án thụ lý giải quyết?

 

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của chị, Luật Hồng Bách - Hongbach.vn có tư vấn như sau:

Theo nội dung chị trình bày thì chúng tôi nhận thấy giữa gia đình chị và gia đình hàng xóm đang phát sinh tranh chấp đất đai tại thửa đất có diện tích 570 m2. Vậy, theo quy định của pháp luật tranh chấp đất đai là gì? Và thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được pháp luật quy định như thế nào?

Thứ nhất, về khái niệm tranh chấp đất đai, căn cứ theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 định nghĩa: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Luật Hồng Bách - Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Thứ hai, về điều kiện để khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở.

Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:

+ Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

+ Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án;

Do dữ liệu chị cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi sẽ chia thành hai trường hợp: Trường hợp đối với tranh chấp “ai là người có quyền sử dụng đất” thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục hoà giải tại UBND xã, phường nơi xảy ra tranh chấp và các trường hợp tranh chấp đất đai khác, pháp luật không bắt buộc phải thực hiện thủ tục hoà giải tại cơ sở.

Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất thì trước khi gửi đơn đến Tòa án chị phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường theo điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị Đinh số 43/2014 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai để UNBD cấp xã, phường tổ chức hòa giải. Khi UBND cấp xã, phường hòa giải không thành thì Tòa án mới thụ lý vụ án.

Trường hợp tranh chấp đất đai khác thì chi nộp trực tiếp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết mà không cần tiến hành thủ tục hòa giải tại cơ sở.

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai của gia đình chị mà không có giấy CNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 Luật Đất đai thì chị được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền;

+ Hoặc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Chúc chị và gia đình có biện pháp giải quyết một cách ổn thỏa.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty chúng tôi liên quan đến vấn đề mà chị đang vướng mắc, nếu còn những vấn đề chưa rõ thì chị có thể phản hồi cho chúng tôi qua địa chỉ:

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn;  Email: bach@hongbach.vn

Tin tức liên quan