Bạn đang ở đây

Covid-19

Giảm tiền thuê đất của năm 2022 cho Doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 31/01/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 01/2023/QĐ-TTg quy định về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Theo nội dung Quyết định 01/2023/QĐ-TTg, mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước được quy định như sau:

- Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2022 đối với người thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều 2 Quyết định này; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước còn nợ của các năm trước năm 2022 và tiền chậm nộp (nếu có).

- Mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại khoản 1 Điều này được tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp của năm 2022 theo quy định của pháp luật. Trường hợp người thuê đất, thuê mặt nước đang được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định hoặc/và khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất, thuê mặt nước thì mức giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước được tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp (nếu có) sau khi đã được giảm hoặc/và khấu trừ theo quy định của pháp luật.

Quyết định 01/2023/QĐ-TTg quy định về giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

 Hồ sơ giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước bao gồm:

- Giấy đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 của người thuê đất, thuê mặt nước theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

- Người thuê đất, thuê mặt nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của thông tin và đề nghị giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của mình, đảm bảo đúng đối tượng được giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Quyết định này.

- Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước hoặc Hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao).

Quyết định 01/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 31/01/2023.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn:

Xem chi tiết và tải Quyết định 01/2023/QĐ-TTg tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Hỗ trợ giáo viên mầm non gặp khó khăn do COVID-19

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 11/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

1. Đối tượng hỗ trợ của chính sách bao gồm: 

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình tư thục, dân lập; cơ sở giáo dục tiểu học tư thục; trường mẫu giáo, mầm non SOS, trường tiểu học Hermann Gmeiner trong hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục ngoài công lập).

Nghị quyết 103/NQ-CP về chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
(Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được hưởng chính sách khi bảo đảm các điều kiện sau:

- Là người đang làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập trước khi cơ sở phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;

- Nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;

- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP do không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Có xác nhận làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cơ sở giáo dục ngoài công lập đã làm việc trước đây hoặc cơ sở giáo dục ngoài công lập khác trong trường hợp cơ sở giáo dục ngoài công lập trước đây làm việc không hoạt động trở lại) ít nhất hết năm học 2021 - 2022.

3. Mức hỗ trợ

- Hỗ trợ một lần mức 3.700.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách của địa phương hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP;

- Hỗ trợ một lần mức 2.200.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách của địa phương theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP.

4. Thời gian thực hiện: đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.

Nghị quyết 103/NQ-CP có hiệu lực từ ngày 11/8/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Nghị quyết 103/NQ-CP tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thiết bị y tế liên quan phòng, chống dịch

Thời gian đọc: 3 Phút
Ngày 28/01/2022, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 03/2022/TT-BCT về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch.

1. Thông tư 03/2022/TT-BCT áp dụng đối với:

- Thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

- Các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Thông tư 03/2022/TT-BCT, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch
 

2. Theo Thông tư 03/2022/TT-BCT, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch:

- Tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch trong Danh mục tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

- Đối với những lô hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch đã làm thủ tục hải quan tạm nhập từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực, được tiếp tục thực hiện tái xuất theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định hiện hành.

Đối với các lô hàng khẩu trang y tế, gang tay y tế, bộ trang phục phòng chống dịch đã làm thủ tục hải quan tạm nhập từ ngày 01/01/2022 đến trước ngày 15/03/2022 được tiếp tục thực hiện tái xuất theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Danh mục mặt hàng khẩu trang y tế, găng tay y tế và bộ trang phục phòng, chống dịch tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

Thông tư 03/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 15/3/2022 đến ngày 31/12/2022.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024.6299.6666 ; Fax: 024.62.55.88.66
Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Xem chi tiết và tải Thông tư 03/2022/TT-BCT tại đây:
 

Tệp đính kèm: 

Nhiễm Covid-19 trong khi làm việc có phải tai nạn lao động không?

Thời gian đọc: 8 Phút
Người lao động được hưởng quyền và lợi ích như thế nào khi nhiễm Covid - 19 trong quá trình lao động?

Thưa luật sư, thực tế trong thời gian dịch Covid - 19 vừa qua, nhiều người đã nhiễm bệnh khi thực hiện công việc của mình, ví dụ như các y bác sĩ hoặc những người phải làm nhiệm vụ trong vùng dịch. Vậy dịch bệnh có được gọi là tai nạn lao động không? Và người lao động được hưởng quyền và lợi ích như thế nào khi nhiễm dịch bệnh trong quá trình lao động?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự. Để có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc của bạn, Luật Hồng Bách - hongbach.vn có ý kiến tư vấn như sau:

Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động : “8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;”

Như vậy, không phải mọi trường hợp người lao động bị nhiễm Covid-19 đều coi là tai nạn lao động, tuỳ thuộc vào tính chất và mức suy giảm khả năng lao động thì mới xác định đó là tai nạn lao động hay không.

Nếu người lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được coi là bị tai nạn lao động. Trường hợp tai nạn lao động khi đang làm việc tại công ty thì người lao động được hưởng những chế độ sau:

+ Do người sử dụng lao động chi trả

Điều 38. Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định: Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này

+ Do quỹ bảo hiểm tai nạn lao động chi trả

Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động  mà người lao động được hưởng các chế độ do Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc

Qũy bảo hiểm xã hội chi trả như sau:

Trợ cấp một lần nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%. (theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động)

Trợ cấp hằng tháng nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên (theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động)

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị: Mức trợ cấp/ngày = 30% x Mức lương cơ sở (từ 05 - 10 ngày) (theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động)

Trợ cấp một lần khi chết = 36 x Mức lương cơ sở (theo Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động)

+ Được nhận thêm các khoản tiền hỗ trợ khác do Liên đoàn Lao động hỗ trợ

Còn trong trường hợp người lao động có mức suy giảm khả năng lao động thấp dưới 5% thì không đặt ra trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động, người nhiễm dịch vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ theo Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2020 về hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn

Chi hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19

Thời gian đọc: 4 Phút
Ngày 09/8/2021 Quyết định 3022/QĐ-TLĐ sửa đổi Quyết định 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 về chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Theo Quyết định, chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi hỗ trợ khẩn cấp trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ).

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 1 Quyết định số 2606/QĐ-TLĐ như sau:
"2. Đoàn viên, người lao động khu vực có quan hệ lao động (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) là F0 không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là 3.000.000 đồng/người.
3. Đoàn viên, người lao động (tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn) là F1 phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là 1.500.000 đồng/người.
4. Đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức là F1 có hoàn cảnh khó khăn phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là 1.500.000 đồng/người.
5. Đoàn viên, người lao động (tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn) phải nghỉ việc để cách ly y tế, hoặc đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được hỗ trợ mức tối đa là 500.000 đồng/người khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có hoàn cảnh khó khăn;
b) Đang mang thai hoặc nuôi con dưới 6 tuổi;
5a. Đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn tử vong do bị nhiễm vi rút Sars-Co-2 kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 được hỗ trợ là 5.000.000 đồng/người (không bao gồm các khoản đã hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động tại các khoản 2, 3, 4, 5, 5b, 6 Điều này).
5b. Đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn đã di chuyển từ các tỉnh phía Nam về quê kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2021, phải thực hiện đúng yêu cầu cách ly y tế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương, có hoàn cảnh khó khăn thì được liên đoàn lao động tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận người trở về xem xét hỗ trợ tối đa là 500.000 đồng/người.
6. Các trường hợp đặc biệt khác cần hỗ trợ giao ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động căn cứ vào các chính sách, quy định của Tổng Liên đoàn đã ban hành để xem xét, hỗ trợ và báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn".

Quyết định 3022/QĐ-TLĐ có hiệu lực từ ngày 09/8/2021.

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự
Trụ sở: Phòng 403, tầng 4, số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024.6299.6666; Email: bach@hongbach.vn

Xem và tải Quyết định 3022/QĐ-TLĐ tại đây:

Tệp đính kèm: 

Giá một lần xét nghiệm COVID-19  theo quy định mới

Thời gian đọc: 4 Phút
Chi phí xét nghiệm COVID-19, đối với chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-Cov-2 bằng phương pháp RT-PCR hiện nay, Bộ Y tế hướng dẫn các đơn vị thực hiện thu phí xét nghiệm sàng lọc  là 734.0000 đồng/xét nghiệm.

Anh Lưu Việt Hùng  là công dân Việt Nam làm việc ở nước ngoài về hỏi: Tôi là công dân về trên chuyến bay giải cứu của Đại sứ quán. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp Chính phủ và Bộ y tế quyết định kéo dài thời gian cách  ly thêm 1 tuần và số lần xét nghiệm là 4 lần so với trước đây 2 lần, tôi chưa thấy  văn bản quy định chi phí cách ly tập trung và chi phí xét nghiệm phát sinh. Tôi xin hỏi thời gian cách ly thêm 1 tuần và chi phí 2 lần xét nghiệm phát sinh là bao nhiêu?

Chi phí xét nghiệm Covid-19 cao nhất là 734 nghìn đồng

Vấn đề anh Hùng hỏi, Luật sư trả lời để anh nắm được cụ thể chính sách của Nhà nước  như sau: Tại Nghị quyết số 16/NQ/CP ngày 8/2/2021 ban hành về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19 tại khoản 3 điều 1 của NQ số 16 quy định; Người Việt Nam đi làm việc lao động, đi du học, khám chữa bệnh  thăm thân từ nước ngoài trở về phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng chống dịch. Trường hợp lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort  phải tự chi trả các chi phí quy định tại điểm C khoản 2 điều 1 nghị quyết này.

Trường hợp được UBND cấp tỉnh  quyết định cách ly tại doanh trại quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung , người nhập cảnh phải tự chi trả các chi phí sau đây cho cơ sở các ly.

Chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt nam đến cơ sở cách ly tập trung.

Chi phí xét nghiệm sàng lọc theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành .

Chi phí tiền ăn theo mức 80.000đồng/người/ngày.

Các chi phí phục vụ sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung, nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, sát khuẩn và các vật dụng thiết yếu khác  với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.

Tại Nghị quyết số 48 /NQ-CP ngày 6/5/2011 của Chính phủ tiếp tục theo dõi tại nhà hoặc nơi lưu trú sau khi hoàn thành thời gian cách ly tập trung thì phải  chi trả chi phí xét nhiệm sàng lọc.

Đối với chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-Cov-2 bằng phương pháp RT-PCR hiện nay, Bộ Y tế hướng dẫn các đơn vị thực hiện thu phí xét nghiệm sàng lọc  là 734.0000 đồng/xét nghiệm.

Thời gian cách ly y tế sẽ theo yêu cầu phòng, chống dịch hiện nay đang thực hiện theo công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 5/5/2021của ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19.

Theo đó người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế sau thời gian hoàn thành thời gian cách ly y tế tập trung, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm vào ngày thứ 7 tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung.

Chúc anh may mắn trong những ngày cách ly, sớm trở về đoàn tụ với gia đình.

Luật sư: Trương Thị Pha

Công ty Luật TNHH Hồng Bách và Cộng sự

Trụ sở: Số 85 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024.6299.6666; Fax: 024.62.55.88.66

Web: hongbach.vn; Email: bach@hongbach.vn